Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Luan an TTCuong (Trang 165 - 169)

Phụ lục A. Một số khái niệm

1. Biến đổi khí hậu (Climate change): liên quan đến sự thay đổi trong trạng

thái của khí hậu có thể đƣợc xác định (ví dụ nhƣ sử dụng các kiểm tra thống kê) bởi những thay đổi trong giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi các thuộc tính của nó, và trong thời gian dài, thƣờng là vài thập kỷ hoặc lâu hơn. BĐKH có thể là do q trình tự nhiên bên trong hoặc do những tác động từ bên ngoài, nhƣ sự thay đổi của chu kỳ mặt trời, hoạt động của các núi lửa hoặc tác động liên tục của con ngƣời tới các thành phần của khí quyển hay trong sử dụng đất (SREX, 2015)

2. Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (Strategic environmental assessment): là

việc phân tích, dự báo tác động đến mơi trƣờng của chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đƣa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến mơi trƣờng, làm nền tảng và đƣợc tích hợp trong chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo

đảm mục tiêu phát triển bền vững (Luật Bảo vệ mơi trƣờng 2014).

3. Đối phó với biến đổi khí hậu (Coping to climate change): Là việc sử

dụng các kỹ năng, nguồn lực, và cơ hội sẵn có để giải quyết, quản lý và khắc phục những điều kiện bất lợi, với mục tiêu là hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cơ bản trong mục tiêu ngắn hạn và trung hạn (SREX, 2015).

Đối phó đƣợc sử dụng để chỉ những hành động xảy ra sau một sự kiện nào đó, trong khi thích ứng thƣờng đƣợc kết hợp với hành động trƣớc khi một sự kiện nào đó xảy ra. Điều này cho thấy khả năng đối phó là khả năng phản ứng và giảm nhẹ tác động tiêu cực của mối hiểm họa đã trải qua.

4. Hiểm hoạ (Hazard): là sự xuất hiện tiềm tàng của các hiện tƣợng tự nhiên

hoặc do con ngƣời gây ra có thể gây thƣơng tật, chết ngƣời hoặc ảnh hƣởng đến sức khoẻ, làm hƣ hại hoặc mất mát tài sản, cơ sở hạ tầng, sinh kế, cung cấp dịch vụ và tài nguyên môi trƣờng (SREX, 2015).

5. Khả năng giảm nhẹ biến đổi khí hậu (Mitigation capacity of climate change): là sự can thiệp của con ngƣời làm giảm nguồn và cải thiện bể chứa các khí

nhà kính.

Giảm nhẹ là việc giảm tốc độ của BĐKH thông qua việc quản lý các tác nhân của nó (phát thải khí nhà kính từ q trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, từ nơng nghiệp, từ thay đổi sử dụng đất, từ sản xuất xi măng, v.v…) (SREX, 2015).

6. Khả năng chống chịu (Resilience capacity): Khả năng chống chịu của

một hệ thống đƣợc định nghĩa là khả năng phán đoán, tiếp nhận, điều chỉnh và phục hồi từ những ảnh hƣởng của một hiện tƣợng nguy hiểm một cách kịp thời và hiệu quả.Khả năng chống chịu bao gồm khả năng giữ gìn, hồi phục và tăng cƣờng các cấu trúc và chức năng cơ bản quan trọng của hệ thống đó (SREX, 2015).

7. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (Adaptive capacity to climate

change): Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên và con

ngƣời để ứng phó với các tác nhân khí hậu hiện tại và tƣơng lại, nhƣ làm giảm những những thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi (SREX, 2015).

8. Lồng ghép biến đổi khí hậu (Mainstreaming climate change adaptation):

Lồng ghép đƣợc hiểu là q trình đƣa các hoạt động thích ứng với BĐKH vào các chính sách hay các hoạt động khác.

9. Mức độ nhạy cảm (Sensitivity): Là mức độ mà một hệ thống bị ảnh

hƣởng tiêu cực hay tích cực do biến đổi hoặc dao động khí hậu. Sự biến đổi này bao gồm biến đổi về khí hậu trung bình và tần suất cũng nhƣ hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Ảnh hƣởng có thể là trực tiếp (ví dụ nhƣ sự thay đổi sản lƣợng cây trồng trong việc đáp lại dao động của nhiệt độ) hoặc tác động gián tiếp (ví dụ thiệt hại gây ra bởi gia tăng tần suất ngập ven biển do nƣớc biển dâng)(SREX, 2015).

10. Mức độ phơi bày trƣớc hiểm họa (Exposure): đƣợc sử dụng để chỉ sự

hiện diện (theo vị trí) của con ngƣời, các hoạt động sinh kế, xã hội, văn hố,.. ở những nơi có thể chịu ảnh hƣởng bất lợi bởi các hiểm hoạ và vì thế sẽ bị tổn hại, mất mát, hƣ hỏng tiềm tàng trong tƣơng lai (SREX, 2015).

11. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (socio-economic development

planning): là cụ thể hoá chiến lƣợc phát triển KT-XH, là sự bố trí chiến lƣợc về

khơng gian lãnh thổ và thời gian; xây dựng không vĩ mô về tổ chức không gian với các giải pháp cụ thể để chủ động thực hiện các mục tiêu đạt hiệu quả cao hƣớng tới phát triển bền vững. Quy hoạch là sự cụ thể hoá ý tƣởng chiến lƣợc cả về mục tiêu và giải pháp trên không gian lãnh thổ với từng lĩnh vực cụ thể (Bộ KH&ĐT, 2013).

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là qui hoạch tầm vĩ mô của nhà nƣớc, nhằm bố trí, xắp xếp các ngành nghề, các nguồn lực sản xuất xã hộisao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Quy hoạch tổng thể phất triển kinh tế xã hội xây dựng mục tiêu, phƣơng hƣớng và kế hoạch cho các hoạt động của toàn bộ lĩnh vực trong xã hội. Góp phần thúc đẩy phất triển kinh tế đất nƣớc một cách toàn diện và bền vững.

Quy hoạch tổng thể KT-XH là cơ sở cho các quy hoạch khác xác định và định hƣớng thực hiện. Quy hoạch tổng thể định hƣớng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội, nó vạch ra hƣớng đi ở tầm vĩ mô cho các ngành các lĩnh vực nhằm thúc đẩy các ngành phát triển đúng hƣớng.

12. Rủi ro thiên tai (Risk): không phải là thiên tai mà là một nguy cơ xảy ra

thiên tai. Rủi ro thiên tai không cố định, nhƣng liên tục; và thiên tai là một trong nhiều khoảnh khắc mà khơng quản lý đƣợc những rui ro đó. Rủi ro thiên tai đƣợc cấu thành từ 3 yếu tố: (1) hiểm hoạ, (2) mức độ phơi bày, và (3)tính dễ bị tổn

thƣơng (SREX, 2015).

13. Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu (Climate policy integration): Tích

hợp đƣợc hiểu là quá trình đƣa các vấn đề BĐKH vào trong các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển.

14. Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội qua đánh giá mơi trƣờng chiến lƣợc: là q trình đánh giá, phân tích các

tác động, tính dễ bị tổn thƣơng của nền KT-XH do BĐKH, đề xuất các giải pháp ứng phó trong đánh giá mơi trƣờng chiến lƣợc. Từ đó, các giải pháp về ứng phó với

BĐKH đƣa ra trong báo cáo đánh giá mơi trƣờng chiến lƣợc sẽ đƣợc tích hợp vào quy hoạch phát triển KT-XH.

15. Tính dễ bị tổn thƣơng trƣớc biến đổi khí hậu (Vulnerability to climate change): Tình trạng dễ bị tổn thƣơng đề cập đến khuynh hƣớng của các yếu

tố nhạy cảm với hiểm họa nhƣ con ngƣời, cuộc sống của họ, và tài sản bị ảnh hƣởng bất lợi khi bị tác động bởi các hiểm họa (SREX, 2015).

16. Thiên tai (Natural disaster): các thay đổi nghiêm trọng trong chức năng

bình thƣờng của một cộng đồng hay một xã hội do các hiểm họa tự nhiên tƣơng tác với các điều kiện dễ bị tổn thƣơng của xã hội, dẫn đến các ảnh hƣởng bất lợi rộng khắp đối với con ngƣời, vật chất, kinh tế hay mơi trƣờng, địi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng các nhu cầu cấp bách của con ngƣời và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để phục hồi (SREX, 2015).

Một phần của tài liệu Luan an TTCuong (Trang 165 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w