Ƣu điểm nổi bật của khung OECD so với khung của Huq and Ayers là có sự liên kết rõ ràng giữa các bƣớc trong lập quy hoạch, kế hoạch và chu trình chính sách; cung cấp cho Chính phủ "bản lề" của các hoạt động tích hợp. Lập quy hoạch, kế hoạch đƣợc lặp đi lặp lại ở nhiều cấp với các khung từ trên xuống và các dự án từ dƣới lên. Chiến lƣợc phát triển và thích ứng đƣợc tích hợp bất kỳ khi nào. Khung nhấn mạnh vào hƣớng dẫn kỹ thuật và các thủ tục hành chính của lập quy hoạch, kế hoạch. Các thông tin khoa học đƣợc đƣa vào chỉ có giá trị ở bƣớc đánh giá.
Một nghiên cứu nhằm đánh giá q trình tích hợp vấn đề BĐKH, bao gồm cả tích hợp biện pháp thích ứng cũng nhƣ giảm nhẹ và tập trung vào chính sách ngành và địa phƣơng đã đƣợc thực hiện trên cơ sở phối hợp của 7 nƣớc Châu Âu gồm Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Phần Lan [71]. Nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận đánh giá so sánh và đánh giá điển hình của việc tích hợp, với 5 tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ tích hợp vấn đề BĐKH vào các chƣơng trình, chiến lƣợc, chính sách (CCC): (1) mức độ bao gồm các mục tiêu ứng phó với BĐKH; (2) sự chắc chắn của việc tích hợp vấn đề BĐKH trong tƣơng quan với các vấn đề khác; (3) đánh giá trọng số vấn đề BĐKH tích hợp trong các vấn đề khác; (4) mức độ báo cáo; (5) nguồn lực cho tích hợp [71]. Một vấn đề của khung 5 tiêu chí đó là hƣớng tới sự hài hồ các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ nhƣng lại chƣa xét đến thực tế có thể nảy sinh mâu thuẫn trong các lĩnh vực cụ thể. Đây là một nghiên cứu cơ bản, khá rõ ràng về tích hợp vấn đề BĐKH; nó khơng q chú trọng hƣớng dẫn tích hợp mà chú trọng vào phân tích đánh giá việc tích hợp. Nghiên cứu chỉ ra sự khác nhau giữa những khái niệm nhƣ tích hợp, gắn kết và quản lý chính sách BĐKH; cung cấp phƣơng pháp luận của việc tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc. Điểm mới ở đây là đƣa ra sự cần thiết phải tích hợp vấn đề BĐKH vào trong các cơng cụ chính sách nhƣ cơng cụ kinh tế (thuế), hệ thống thông tin. Thực tế các nƣớc Châu Âu đã đẩy mạnh và thực thi các cơng cụ kinh tế có tích hợp vấn đề giảm nhẹ BĐKH và nguồn thu từ đây sẽ đƣợc phân bổ ngƣợc lại cho việc tích hợp các biện pháp thích ứng. Tuy nhiên, điểm chƣa đƣợc đề cập rõ là khung tích hợp mà các quốc gia đƣợc xét đến là gì.
Các nƣớc Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Phần Lan đã có chính sách về giảm nhẹ BĐKH cách đây 20 - 25 năm và đƣợc tích hợp trong các chính sách từ trung ƣơng đến địa phƣơng, chính sách ngành. Tuy nhiên, tích hợp biện pháp thích ứng với BĐKH mới chỉ đƣợc quan tâm trong thời gian gần đây và mới đƣợc tích hợp trong các chính sách ngành, đặc biệt là những ngành chịu tác động trực tiếp của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan [52], [82], [49], [62], [45]. Do
vấn đề khác liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, đa dạng sinh học, hệ sinh thái,... đã bị bỏ qua. Thích ứng mới chỉ đƣợc xem nhƣ là biện pháp hỗ trợ cho giảm nhẹ, nên có thể nói hiện tại các quốc gia này đều chƣa thực hiện tích hợp thích ứng với BĐKH một cách đầy đủ [71].
Thực tế từ các nghiên cứu [52], [82], [49], [62], [45] cho thấy sự gắn kết các
mục tiêu ứng phó với BĐKH với các mục tiêu chính sách khác trong việc tích hợp cịn thiếu, sự hài hồ giữa các mục tiêu này cịn ít đƣợc đề cập hay chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc xây dựng các mục tiêu ứng phó với BĐKH thƣờng gặp phải sự không chắc chắn về phạm vi của vấn đề và tác động của thực thi các mục tiêu. Việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu ứng phó với BĐKH chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Trong quá trình tích hợp, Đức, Anh và Hà Lan là những quốc gia đặt ra mục tiêu tích hợp khá tham vọng, trong khi Tây Ban Nha và Phần Lan chỉ đặt theo mục tiêu đã điều chỉnh của EU. Điều này tuỳ thuộc vào sự ủng hộ của Chính phủ, nhu cầu tích hợp, nhận định về BĐKH và sự tác động của BĐKH ở từng quốc gia. Hiện tại, việc thực thi nhiều chính sách và chiến lƣợc đều thiếu khâu giám sát và đánh giá.
Per Mickwitz, Silke Beck, Anne Jensen (2009) [72] đã phân tích sự cần thiết phải tích hợp vấn đề BĐKH và khẳng định tích hợp vấn đề BĐKH cần thực hiện ở mọi cấp; cơ hội cũng nhƣ hạn chế từ BĐKH cần đƣợc xác định rõ, cần có nguồn lực và thể chế phù hợp. Tích hợp vấn đề BĐKH cần kết hợp một cách chặt chẽ với quá trình giám sát và đánh giá. Tuy nhiên, các nƣớc Châu Âu vẫn thiếu tích hợp các biện pháp thích ứng với BĐKH vào các chƣơng trình, chiến lƣợc, chính sách.
Cũng với mục đích đánh giá mức độ tích hợp, Claire Dupont, Sebastian Oberthür (2012) [32] đã đánh giá tích hợp vấn đề BĐKH trong chính sách năng lƣợng Châu Âu. Nhóm nghiên cứu đã dựa trên quan điểm của William Lafferty và Eivind Hovden (2003) [59] về tích hợp vấn đề BĐKH “nhƣ một sự thúc đẩy các mục tiêu chính sách khí hậu vào các q trình chính sách khác và kết quả của chúng trong lĩnh vực phi môi trƣờng, để đạt đƣợc mục tiêu chính sách dài hạn, là duy trì mức tăng nhiệt độ tồn cầu ở 2oC”. Các tác giả đƣa ra khung đánh giá gồm 4 bƣớc:
(1) đánh giá mức độ chồng chéo của các mục tiêu chính sách khí hậu; (2) đánh giá các cam kết chính trị về tích hợp vấn đề BĐKH; (3) đánh giá phạm vi của thể chế và chính sách; (4) đánh giá mức độ tích hợp trong q trình xây dựng chính sách. Do cách tiếp cận của nghiên cứu theo hƣớng kiểm soát phát thải nên các tác giả tập trung phân tích việc tích hợp biện pháp giảm nhẹ BĐKH trong chính sách năng lƣợng Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự tích hợp vấn đề BĐKH khơng đầy đủ ở các cấp, khó có thể đạt đƣợc các mục tiêu chính sách dài hạn, mặc dù trên thực tế phát triển bền vững về mơi trƣờng là một trong ba mục tiêu chính của chính sách năng lƣợng Châu Âu.