- Tỉ số lợi ích chi phí B/C (Benefit Cost Ratio):
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sản xuất cây cà phê trên địa huyện Tuy Đức4.1.1. Diện tích trồng cà phê của huyện từ năm 2001-2006 4.1.1. Diện tích trồng cà phê của huyện từ năm 2001-2006
Cây cà phê được trồng ở huyện Tuy Đức (Huyện Đắk Rlấp ngày xưa) từ rất lâu nhưng đến năm 1986, xuất phát từ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền huyện Tuy Đức mới có chủ trương, chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho nhân dân phát triển và thâm canh cây cà phê.
Giá cà phê không ngừng biến đổi trong những thập niên gần đây không những làm ảnh hưởng đến diện tích trồng cà phê của Huyện mà còn ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người dân trồng cà phê.
Hiện tại thì cây cà phê đang chiếm diện tích lớn nhất trong số tổng diện tích trồng cây lâu năm của huyện. Điều này sẽ được thể hiện qua biểu đồ 4.1
Nguồn tin: ĐT&TTTH
Ta thấy diện tích cà phê giảm mạnh từ năm 2001-2003, năm 2001 tổng diện tích cà phê là 26276 ha nhưng đến năm 2002 còn 23539 ha, sang năm 2003 diện tích cà phê tiếp tục giảm xuống chỉ còn 20868 ha. Như vậy chỉ trong hai năm tổng diện tích trồng cà phê giảm là 5408 ha tức là giảm 20,58% so với năm 2001.
Năm 2004 diện tích cà phê tăng trở lại và ổn định vào những năm 2005-2006, so với năm 2003 diện tích trồng cà phê là 24543 ha vào năm 2006 tuy nhiên so với năm 2001 diện tích cà phê vẫn chưa được phục hồi, như vậy từ năm 2001-2006 diện tích cà phê giảm 6,6% (1733 ha). Sự biến động diện tích này có thể giải thích bởi sự biến động giá cà phê, khi giá giảm nông nhân chặt bỏ cà phê chuyển đổi sang trồng các cây công nghiệp khác mang lại hiệu quả cao hơn.
4.1.2. Biến động về giá bán hạt cà phê qua các năm
Nông nghiệp là ngành sản xuất gặp nhiều rủi ro do tính thời vụ kéo dài, giá cả nơng sản lại bấp bênh. Thu nhập của người dân cũng bấp bênh theo sự biến động của giá cả. Người nông dân thường quyết định đầu tư sản xuất dựa vào giá cả của nông sản ở thời điểm hiện tại và kì vọng vào mức giá trong tương lai. Do đó ngồi những điều kiện tự nhiên khí hậu đặc thù của địa phương đối với cây cà phê, thì yếu tố giá cũng đóng vai trị quan trọng. Diện tích cây cà phê trong những năm qua khơng ngừng tăng lên vì lẽ đó.
Nguồn tin: ĐT&TTTH Từ giá bán hạt cà phê đã thu thập được qua các năm cho thấy thị trường cà phê biến đổi không ngừng, và tăng lên trong những năm gần đây. Giá cà phê 2001-2004 biến động từ 5000-10000 đồng, nhưng đến năm 2005-2006 giá cà phê bắt đầu tăng cao cho đến năm 2006 giá cà phê là 20000đồng/kg nhân tăng gấp 4 lần so vơí năm 2001.
Như vậy giá cà phê biến động giải thích cho sự biến động diện tích trồng cà phê cuả huyện, vào năm 2005-2006 giá cà phê tăng cao nông dân chuyển sang trồng cà phê làm cho diện tích tăng trở lại so với năm 2001.
4.1.3. Hệ thống thu mua cà phê của Huyện Tuy ĐứcHình 4.3. Sơ đồ hệ thống thu mua cà phê của huyện Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống thu mua cà phê của huyện
Thương lái của công ty
Nông dân
Thương lái xã
Công ty thu mua Thương Lái xã Thương lái huyện Thương lái huyện
Nguồn tin: Điều tra tổng hợp
4.2. Đặc điểm sản xuất của các hộ điều tra và các biện pháp chống xói mịn4.2.1. Đặc điểm của các hộ điều tra 4.2.1. Đặc điểm của các hộ điều tra
Qua thực tế điều tra 80 hộ nông dân tại hai xã Đắk Bus So và Đắk R’tih có 67 hộ có nguồn gốc từ nơi khác đến từ những năm 1995 trở lại đây, chủ yếu là người kinh và một số dân tộc khác di cư đến. Có 13 hộ chiếm 16,25% là người bản xứ chủ yếu là người dân tộc Mơ Nông. Các lô đất trồng cà phê được khai phá từ những năm 1993 -2000 và được trồng vào những năm sau đó.