Mối quan hệ nhân quả BSC của mơ hình BSC

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Bảng Điểm Cân Bằng (Bsc - Balanced Scorecard) Đối Với Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Tại Bình Dương (Trang 39 - 49)

(Nguồn: Robert S. Kaplan, 2012)

2.1.3. Chức năng của Thẻ điểm cân bằng (BSC)

Năm 1992, BSC lần đầu được giới thiệu như một cơng cụ đo lường. Sau đó, năm 1996 trên tạp chí Havard Business Review giáo sư Kaplan có bài viết “Using the Balanced Scorecard as a Strategic Management System” nhằm giới thiệu chức năng quản trị chiến lược của BSC. Đến năm 2000, chức năng thứ ba của BSC được giáo sư Kapplan giới thiệu trong bài viết “Balanced Scorecard as basis for Strategy-focused Organization” đó là chức năng truyền thơng.

2.1.3.1. Chức năng công cụ đo lường

Hệ thống đo lường là chức năng đầu tiên được giới thiệu của BSC cũng là chức năng cốt lõi. Trong khi, chiến lược được truyền đạt như mục tiêu chung thì thước đo

27

của BSC giúp giám sát cả tiến trình, cho cơng ty biết chắc rằng họ đang ở đâu trong quá trình thực hiện mục tiêu và có phương án hành động phù hợp. (Kaplan, R.S và Norton, D.P, 1996)

2.1.3.2. Chức năng quản trị chiến lược

Với việc cân bằng các số liệu tài chính quá khứ với những yếu tố định hướng giá trị tương lai cho doanh nghiệp, thì ngày càng nhiều tổ chức nhận thấy đây là công cụ quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động ngắn hạn bằng chiến lược, giúp hạn chế được nhiều vấn đề phát sinh trong việc thực thi chiến lược hiệu quả (Kaplan, R.S và Norton, D.P, 1996)

2.1.3.3. Chức năng truyền thông

Nhằm truyền tải chiến lược một cách ngắn gọn, rõ ràng đến tất cả các đối tượng liên quan cả bên trong và bên ngồi tổ chức thơng qua bản đồ chiến lược. BSC được sử dụng như một công cụ truyền thông giúp các tổ chức diễn giải chiến lược thành các thước đo, mục tiêu cụ thể. Mỗi một mục tiêu là một lời tuyên bố ngắn gọn, thường bắt đầu bằng động từ, mô tả điều chúng ta cần phải làm tốt để thực thi kế hoạch của mình. Các mục tiêu có thể là “Tăng lợi nhuận”, “Cải thiện thời gian giao hàng”, “Giảm lượng khí thải”, “Thu hẹp lỗ hổng kỹ năng”. Các mục tiêu này được liên kết với nhau bằng mối liên hệ nhân quả và được sắp xếp trong bản đồ chiến lược. (Kaplan, R.S và Norton, D.P, 1996)

Tổng quan về doanh nghiệp sản xuất

2.1.4. Khái niệm về doanh nghiệp sản xuất

Theo Luật Doanh Nghiệp 59/2020/QH14, Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

28

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử lý hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất. Sản xuất là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.

Theo tác giả, DNSX là những doanh nghiệp được đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch… nhằm mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực, tài lực, vật lực) tạo ra các sản phẩm là hàng hóa đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người.

2.1.5. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất

Quyết định sản xuất của DNSX dựa trên những vấn đề chính như: Sản xuất cái

gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm?

Quy trình sản xuất là một chuỗi các công việc được thực hiện theo thứ tự để

tạo ra sản phẩm trên cơ sở kết hợp giữa ngun vật liệu, nhân cơng, máy móc thiết bị, năng lượng và các yếu tố khác.

Chi phí sản xuất là các chi phí phát sinh trong q trình sản xuất bao gồm: Chi

phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (nếu phân theo quan hệ sản phẩm); chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung (nếu phân theo các khoản mục).

Giá thành sản phẩm là tồn bộ chi phí sản xuất tạo ra lượng sản phẩm hoàn

thành (thành phẩm) trong một khoản thời gian nhất định.

DNSX đóng góp một phần quan trọng trong tỉ trọng GDP của Việt Nam, cùng với tỉ lệ dân số vàng, tổng giá trị sản xuất không ngừng tăng lên trong 10 năm qua và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Số liệu thống kê của World Bank về giá trị sản xuất của Việt Nam thể hiện rõ bức tranh đó.

29

Biểu Đồ 2. 1: Tổng giá trị sản xuất Việt Nam (2010 – 2019)

(Nguồn: World Bank, 2021)

Biểu Đồ 2. 2: Tỉ lệ đóng góp của khối sản xuất trong GDP (2010 – 2019)

(Nguồn: World Bank, 2021)

Lý thuyết nền tảng liên quan

2.1.6. Lý thuyết bàn tay hữu hình (Visibe Hand Theory)

2.1.6.1. Nội dung chính

Các luận điểm của bàn tay hữu hình trái ngược với những lý luận trước đó trong thuyết bàn tay vơ hình của Adam Smith. Những năm đầu thế kỷ XX, Alfred

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng Giá Trị Sản Xuất 15.01 18.1 20.7 22.83 24.54 26.46 29.28 34.31 39.23 43.17 15.01 18.1 20.7 22.83 24.54 26.46 29.28 34.31 39.23 43.17 0 20 40 60 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 % Tổng GDP 13.0% 13.4% 13.3% 13.3% 13.2% 13.7% 14.3% 15.3% 16.0% 16.5% 13.0% 13.4% 13.3% 13.3% 13.2% 13.7% 14.3% 15.3% 16.0% 16.5% 10% 12% 14% 16% 18% 20%

30

DuPont Chandler (1918-2007) là giáo sư lịch sử kinh doanh tại trường đại học Harvard và đại học Johns Hopkins bắt đầu nghiên cứu về cơ cấu quản lý của các tập đoàn kinh tế. Năm 1977, bàn tay hữu hình xuất hiện trong tác phẩm “Bàn tay hữu hình – cuộc cách mạng quản lý trong các doanh nghiệp Hoa Kỳ” cho rằng mơ hình cạnh tranh hồn hảo khơng cho phép hiểu rõ cấu trúc và vận hành của doanh nghiệp hiện đại. Vì mơ hình cạnh tranh hồn hảo cho rằng các doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường trong đó: 1) cả người bán và người mua đều khơng đủ khả năng tác động đáng kể đến thị trường 2) hai bên đều nắm rõ các cơ hội giao dịch, hiểu được phương pháp xác định nguồn cung cầu của sản phẩm … 3) sản phẩm khác biệt không tồn tại.

2.1.6.2. Ứng dụng trong mơ hình nghiên cứu

Theo lý thuyết bàn tay vơ hình: Mơ hình doanh nghiệp đa bộ phận đã thay thế mơ hình doanh nghiệp truyền thống, với nhiều lợi thế hơn về lợi nhuận nhờ hoạt động điều phối hành chính hơn là đơn thuần theo cơ chế thị trường. Cấu trúc tổ chức quản lý đã được xây dựng trong các doanh nghiệp đa bộ phận. Các doanh nghiệp đa bộ phận xuất hiện lần đầu trong lịch sử nhân loại cùng thời gian với quy mô của các hoạt động kinh doanh đạt đến ngưỡng mà sự điều phối hành chính thể hiện tính hiệu quả hơn sự điều phối theo cơ chế thị trường. Khi mà cấu trúc quản lý đã được thiết lập và hồn thành nhiệm vụ điều phối hành chính, chính cấu trúc này trở thành một nguồn lực, một lợi thế bền vững và liên tục phát triển.

Lý thuyết bàn tay hữu hình giải thích vì sao mà nhà quản lý và chiến lược kinh doanh có thể tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và một môi trường cạnh tranh hồn hảo nơi các nhãn hàng khơng có sự khác biệt, khơng có sức mạnh thị trường, cầu doanh nghiệp co giãn tuyệt đối so với sản lượng mà họ cung cấp chỉ tồn tại trên lý thuyết. Chính vì thế, mơ hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC tại doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương có xét đến yếu tố mức độ cạnh tranh, nhận thức của nhà quản lý, chiến lược kinh doanh, và năng lực triển khai.

31

2.1.7. Lý thuyết ngẫu nhiên (Continggency theory)

2.1.7.1. Nội dung chính

Lý thuyết ngẫu nhiên (hay còn gọi là lý thuyết bất định) được phát triển lần đầu tiên vào giai đoạn giữa những năm 1960. Tuy nhiên đến giữa những năm 1970 mới được tiếp tục phát triển thành một trong những lý thuyết của kế toán. Nội dung lý thuyết này giả định rằng: một doanh nghiệp hoạt động thực sự hiệu quả thì phụ thuộc cấu trúc doanh nghiệp phù hợp như thế nào với những sự kiện ngẫu nhiên đã từng xảy ra trước đó (Mullins, 2013) trích trong Trần Ngọc Hùng (2016), những yếu tố ngẫu nhiên bên trong doanh nghiệp (như quy mô, cấu trúc, cơng nghệ) và yếu tố mơi trường có tác động đáng kể đến những quy trình vận hành và tiến trình ra quyết định của mỗi doanh nghiệp. Cịn theo Otley (1980), những nhân tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng song song ảnh hưởng đến các phương tiện kỹ thuật kế toán quản trị mà BSC cũng là một trong số đó.

2.1.7.2. Ứng dụng trong mơ hình nghiên cứu

Theo Chenhall & cộng sự (1981) thì mơi trường bên trong và bên ngồi doanh nghiệp sẽ liên quan đến quá trình vận hành hoạt động kinh doanh cũng như tiến trình ra quyết định trong mỗi doanh nghiệp. Do đó, việc thống nhất một mơ hình BSC có thể ứng dụng chung cho hầu hết các doanh nghiệp khác nhau là điều không thể. Một mơ hình BSC thật sự hiệu quả là phải được vận dụng phù hợp với những đặc điểm mơi trường bên trong và bên ngồi của từng doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện thông qua một số đặc điểm như: môi trường hoạt động kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong doanh nghiệp, quy mơ và văn hóa của doanh nghiệp.

32

Lý thuyết ngẫu nhiên là cơ sở diễn giải sự tác động của biến quy mô doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh đến ứng dụng BSC ở doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương trong mơ hình nghiên cứu này.

2.1.8. Lý thuyết đại diện (Agency theory)

2.1.8.1. Nội dung chính

Lý thuyết đại diện hay cịn gọi là lý thuyết ủy nhiệm bắt nguồn là một lý thuyết kinh tế, phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972, bởi Alchian và Demsetz. Đến năm 1976, Jensen và Meckling tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Nội dung chính của lý thuyết ủy nhiệm là nghiên cứu mối liên hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm.

Mối liên hệ giữa cấp quản lý với cổ đông: mối quan hệ này xuất hiện khi tách rời quyền sở hữu và chức năng quản lý. Cả hai phía đều mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình dẫn đến khả năng là nhà quản lý hành xử khơng hồn tồn vì lợi ích cổ đơng. Một trong những biện pháp hiệu quả nhằm góp phần giảm bớt chi phí ủy nhiệm là thơng qua sự thỏa thuận điều khoản hợp đồng giữa cấp quản lý với cổ đơng theo hướng khen thưởng, chính sách khuyến khích mỗi cổ đơng tích cực tối đa hóa lợi nhuận và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Kế hoạch phúc lợi khen thưởng phần lớn dựa trên cơ sở các số liệu kế tốn, chính điều đó làm xuất hiện khả năng nhà quản lý sẽ có xu hướng lựa chọn chính sách kế tốn một cách chủ quan nhằm mục đích đạt được nhu cầu tối đa hóa lợi ích cá nhân.

Mối liên hệ giữa chủ nợ với cổ đông: Nhà quản lý đại diện cho doanh nghiệp nên chính là đại diện cho các cổ đơng, hành xử trên lợi ích của cổ đơng, cả hai phía cũng sẽ tìm cách tối đa hóa lợi nhuận của chính mình. Giảm chi phí ủy nhiệm phát sinh trong các trường hợp chuyển lợi ích từ chủ nợ sang cổ đơng thơng qua những điều khoản mang tính chất hạn chế như: kiểm sốt chính sách tài trợ, kiểm soát việc chia cổ tức thế nào, kế hoạch đầu tư cũng yêu cầu cung cấp thông tin nhằm mục tiêu giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những điều khoản hạn chế vừa

33

được đề cập cũng đều dựa trên cơ sở những số liệu kế tốn. Từ đó, nhà quản lý có khả năng chủ quan lựa chọn chính sách kế tốn có lợi nhất đối với mục đích mang lại lợi ích cá nhân cao nhất cho bản thân.

2.1.8.2. Ứng dụng trong mơ hình nghiên cứu

Theo nội dung chính của lý thuyết đại diện, giữa cổ đông và đại diện của doanh nghiệp sẽ tồn tại một sự xung đột về lợi ích và thơng tin bất cân xứng. Lý thuyết đại diện là một cơ sở nhằm mục đích kiềm hãm khả năng xảy ra những hành vi mang tính chất tư lợi của các bộ phận quản lý doanh nghiệp và thúc đẩy nâng cao trình độ của nhân viên kế tốn để xây dựng các báo cáo kế toán quản trị doanh nghiệp phù hợp. Khi doanh nghiệp thực hiện BSC thì nhà quản lý và kế tốn cần phải có nhận thức và sự hiểu biết về việc vận hành BSC, nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đơng và cung cấp những thông tin cần thiết cho các cổ đông. Vì vậy, lý thuyết đại diện là cơ sở để xây dựng các báo cáo quản trị nội bộ doanh nghiệp và các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các doanh nghiệp. Trình độ của đội ngũ kế tốn và các cấp quản lý phải đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu trên của doanh nghiệp.

Từ cơ sở của lý thuyết đại diện có thể suy ra rằng BSC là một công cụ để giảm thiểu các vấn đề đại diện mà cụ thể là nhà quản lý không nỗ lực vì lợi ích của chủ doanh nghiệp hay cổ đơng. Họ có thể né tránh các dự án khó hay chi tiêu phung phí trên tiền của cơng ty mà vẫn được trả lương đều đặn. Ngược lại, nhà quản lý có thể sẽ gặp khó khăn trên một hệ thống chỉ tiêu BSC không cụ thể, không khả thi trên thực tế. Điều này có nghĩa là để triển khai BSC một các hiệu quả rất cần có một hệ thống chỉ tiêu cụ thể, có thể đo lường kiểm sốt được. Vì thế, phân quyền quản lý và tính khả thi của hệ thống chỉ tiêu là những biến liên quan đến vấn đề đại diện trong mơ hình nghiên cứu.

34

2.1.9.1. Nội dung chính

Lý thuyết này cho rằng lợi ích nhận được từ việc cung cấp bất kì thơng tin kế tốn nào cũng đều phải được cân nhắc dựa trên việc đặt chúng trong sự liên hệ với chi phí hình thành và cung cấp những thơng tin kế tốn nói trên. Những đối tượng nhận được lợi ích từ việc cung cấp thơng tin đó chính là nhà đầu tư, các bên liên quan và chính bản thân doanh nghiệp, các cá nhân lập báo cáo cung cấp thơng tin kế tốn phải gánh chịu tất cả chi phí. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách tổng quan hơn thì chính xã hội là đối tượng phải gánh chịu tất cả các chi phí này. Chính những lí do trên đã góp phần nhấn mạnh việc cân nhắc và cân bằng nhằm mục đích đảm bảo những chi phí đã đầu tư sẽ khơng vượt q những lợi ích mà tổ chức nhận được là luôn luôn cần thiết.

2.1.9.2. Ứng dụng trong mơ hình nghiên cứu

Một trong những mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là tạo ra thật nhiều lợi nhuận. Tùy vào từng nhu cầu và điều kiện tài chính khác nhau, mỗi doanh nghiệp quyết định ứng dụng một hệ thống quản trị phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành, cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác nhằm hướng đến hồn thành tốt mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Doanh nghiệp ứng dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần đảm bảo chi phí tổ chức thực hiện BSC khơng vượt q lợi ích mà hệ thống BSC mang lại.

Từ nội dung chính của lý thuyết về mối liên hệ giữa chi phí và lợi ích, mỗi doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc giữa chi phí cần thiết để thực hiện BSC với lợi ích đạt được khi vận dụng BSC vào doanh nghiệp. Lý thuyết về mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí là cơ sở diễn giải cho biến chi phí tổ chức thực hiện BSC trong mơ hình nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Bảng Điểm Cân Bằng (Bsc - Balanced Scorecard) Đối Với Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Tại Bình Dương (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)