Thang đo và mã hóa biến quan sát

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Bảng Điểm Cân Bằng (Bsc - Balanced Scorecard) Đối Với Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Tại Bình Dương (Trang 54 - 70)

BIẾN

HÓA BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

QM1

Doanh nghiệp quy mơ lớn cần có hệ thống BSC để kiểm soát, làm tăng khả năng vận dụng BSC

Chepgn’eno Klose and Dr.

42 Quy Mô Doanh Nghiệp QM2 Doanh nghiệp có sức mạnh sản phẩm và dịch vụ tốt cần có BSC để kiểm soát, làm tăng khả năng vận dụng BSC

Willy Muturi (2015)

QM3

Doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng và phát triển làm tăng khả năng vận dụng BSC

QM4

Doanh nghiệp hoạt động lâu năm chú trọng kiểm soát hoạt động có xu hướng triển khai và làm tăng khả năng vận dụng BSC Nhận Thức của Nhà Quản Lý NT1

Nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá cao tính hữu ích của BSC làm tăng khả năng vận dụng BSC

Võ Ngọc Hồng Phúc

(2018)

NT2

Nhà quản lý doanh nghiệp có đầy đủ sự hiểu biết về BSC làm tăng khả năng vận dụng BSC

NT3

Nhà quản lý doanh nghiệp có nhu cầu và quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá KQHĐ làm tăng khả năng vận dụng BSC

NT4

Nhà quản lý doanh nghiệp chấp nhận chi phí để vận hành BSC làm tăng khả năng vận dụng BSC

Chi Phí Vận Hành

CP1

Doanh nghiệp phân tích mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí cho việc ứng dụng BSC và chi phí cơ hội để thực hiện chiến lược khác

Võ Ngọc Hồng Phúc

(2018)

CP2

Rủi ro trong việc sử dụng BSC cao hơn lợi ích làm hạn chế vận dụng BSC tại doanh nghiệp

43 CP3

Chi phí thuê tổ chức/chuyên gia tư vấn đáp ứng cho việc thực hiện BSC càng thấp thì khả năng vận dụng càng cao.

CP4

Chi phí để đầu tư cơng nghệ đáp ứng cho việc thực hiện BSC càng thấp thì khả năng vận dụng càng cao.

Chiến Lược Kinh Doanh

CL1

Doanh nghiệp chú trọng đến thị hiếu của người tiêu dùng làm tăng khả năng vận dụng BSC Trần Văn Tùng và Ngô Ngọc Nguyên Thảo (2020) CL2

Doanh nghiệp tập trung chiến lược sản xuất sản phẩm mới đi kèm với dịch vụ hậu mãi chất lượng cao làm tăng khả năng vận dụng BSC

CL3

Doanh nghiệp tập trung chiến lược sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo sự hài lòng cho khách hàng làm tăng khả năng vận dụng BSC.

Mức Độ Cạnh Tranh

CT1 Cạnh tranh về giá làm tăng khả năng vận dụng BSC Trần Văn Tùng và Ngô Ngọc Nguyên

Thảo (2020) CT2 Cạnh tranh về các kênh bán hàng và phân phối sản

phẩm làm tăng khả năng vận dụng BSC

CT3 Cạnh tranh về chất lượng và chủng loại sản phẩm làm tăng khả năng vận dụng BSC

CT4 Cạnh tranh về thị phần làm tăng khả năng vận dụng BSC

CT5 Cạnh tranh liên quan đến dịch vụ khách hàng làm tăng khả năng vận dụng BSC

CT6 Số lượng đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường làm tăng khả năng vận dụng BSC

44

CT7 Động thái của đối thủ cạnh tranh làm tăng khả năng vận dụng BSC Tính Khả Thi của Hệ Thống Chỉ Tiêu

KT1 Chỉ tiêu được xây dựng cụ thể, rõ ràng làm tăng khả năng vận dụng BSC

Biến nghiên cứu để xuất

KT2

Chỉ tiêu mang tính khả thi, có thể thực hiện được, người chịu trách nhiệm biết cách làm thế nào để thực hiện làm tăng khả năng vận dụng BSC

KT3 Chỉ tiêu có thể đo lường được làm tăng khả năng vận dụng BSC

KT4 Chỉ tiêu xác định thời gian thực hiện, thời gian đánh giá làm tăng khả năng vận dụng BSC

Phân Quyền Quản Lý

PQ1

Phân quyền quản lý làm tăng tính kịp thời trong việc cập nhật thơng tin và kiểm sốt BSC

Biến nghiên cứu đề xuất

PQ2

Phân quyền quản lý làm tăng trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu của BSC

PQ3

Phân quyền giúp giảm áp lực, tập trung vào các mục tiêu chính mang tính chất quyết định của BSC

PQ4

Phân quyền giúp khai thác năng lực của đội ngũ, tận dụng khả năng của họ từ đó ứng dụng BSC hiệu quả hơn

Năng Lực Triển Khai

NL1 Kế tốn có hiểu biết về BSC làm tăng khả năng vận dụng BSC

Biến nghiên cứu đề xuất

NL2 Kế tốn có trình độ chun mơn cao làm tăng khả năng vận dụng BSC

45

NL3 Kế toán am hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm tăng khả năng vận dụng BSC

NL4

Kế toán linh hoạt trong dự toán, điều chỉnh chỉ tiêu, định hướng chiến lược giúp tăng khả năng vận dụng BSC Vận dụng BSC tại các DNSX tại Bình Dương

VD1 BSC là một công cụ quản trị hữu hiệu trong việc giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả tài chính

Chepgn’eno Klose and Dr. Willy Muturi (2015)

VD2 BSC là một công cụ quản trị hữu hiệu trong việc giúp doanh nghiệp gia tăng sự hài lòng của khách hàng

VD3 BSC là một công cụ quản trị hữu hiệu trong việc giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình kinh doanh nội bộ

VD4

BSC là một cơng cụ quản trị hữu hiệu trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ nguồn nhân lực thông qua phương diện học hỏi và phát triển

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.3. Đối tượng khảo sát, mẫu nghiên cứu và thống kê xử lý 3.3.1. Đối tượng khảo sát 3.3.1. Đối tượng khảo sát

Ban giám đốc, kế toán trưởng, kế tốn viên trong những DNSX tại Bình Dương.

3.3.2. Mẫu nghiên cứu

Để sử dụng mơ hình phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu địi hỏi phải lớn. Thơng thường việc xác định kích thước mẫu dựa trên kinh nghiệm và để tính tốn được kích cỡ mẫu phù hợp với nghiên cứu là không đơn giản. Theo Hair và cộng sự (2006) kích cỡ mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 sẽ phù hợp để phân tích nhân tố khám phá EFA. Hơn nữa, theo Tabachnick và Fidell (2007), việc chọn kích thước mẫu cho mơ hình tuyến tính đa biến cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ : số lượng

46

biến độc lập, độ mạnh của phép kiểm định (power of the test) và mức ý nghĩa (significant level).

Kích thước mẫu cho mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến được xác định theo công thức của Greeen (1991) và Tabachnick & Fidell (2007) là: n ≥ 50 + 8p (trong đó, p được hiểu là tổng số biến độc lập trong mơ hình). Vậy, trong nghiên cứu của tác giả, kích thước mẫu phù hợp cho mơ hình gồm 8 biến độc lập là 114 (n ≥ 50 + 8 x 8 = 114).

Mặc khác, cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu phải bằng 5 lần tổng số biến quan sát (Hair và cộng sự, 1998), với m là số biến quan sát thì cơng thức được xác định là n ≥ 5m. Vậy trong nghiên cứu của tác giả, kích thước mẫu phù hợp cho mơ hình nghiên cứu gồm 38 biến quan sát là 190 ( n ≥ 5 x 35 = 190).

Trong nghiên cứu này, để phù hợp cho việc áp dụng mơ hình phân tích nhân tố khám phá EFA và mơ hình hồi quy bội thì cỡ mẫu được xác định là trên 190. Trong nghiên cứu, tác giả đã gửi đi 250 bảng khảo sát bằng google trang tính trực tuyến cho các nhân sự theo tiêu chí xác định trước như các giám đốc, kế toán trưởng, kế tốn quản trị thuộc các DNSX tại Bình Dương. Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát đính kèm ở phụ lục.

Sau khi kết thúc quá trình khảo sát, tác giả thu về được 216 phản hổi, chiếm 86.4%. Tác giả thu được 210 khảo sát hợp lệ được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo sau khi loại bỏ các phiếu phản hồi không hợp lệ. Cỡ mẫu được xác định là phù hợp với u cầu để áp dụng mơ hình phân tích nhân tố EFA và hồi quy bội.

3.3.3. Quy trình khảo sát, thống kê và xử lý thông tin

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh và tạo biểu mẫu khảo sát

bằng công cụ Google Forms. Đồng thời, tạo phiếu khảo sát bằng văn bản Word để phục vụ cho việc khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp.

47

Bước 2: Tổng hợp danh sách 250 doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương có

đính kèm thơng tin liên lạc gồm địa chỉ và email thông qua internet.

Bước 3: Gửi biểu mẫu khảo sát đến các doanh nghiệp đã tổng hợp được để tiến

hành khảo sát (từ ngày 01/03/2021 đến 31/05/2021).

Bước 4: Thống kê sau khi khảo sát. Trích xuất số liệu khảo sát thông qua biểu

mẫu bằng công cụ Google Forms sang file dữ liệu đầu vào Excel.

Tổng hợp bổ sung số liệu khảo sát thông qua số lượng khảo sát trực tiếp vào file dữ liệu đầu vào.

Loại bỏ những phiếu khảo sát khơng hợp lệ. Tiêu chí loại bỏ cụ thể: người khảo sát khơng làm việc ở các DNSX, khơng ở Bình Dương, thiếu thơng tin trong phiếu khảo sát.

Bước 5: Xử lý thông tin khảo sát

Thông tin sau khi khảo sát sẽ được nhập, xử lý và mã hóa bằng phần mềm SPSS 22.0.

3.4. Giới thiệu các kỹ thuật và tiêu chuẩn kiểm định định lượng

Số liệu thu thập cho nghiên cứu sẽ được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.

Để kiểm định mức độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s alpha. Tiêu chuẩn đánh giá là: nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Numally và Burnstein, 1994 trích trong Võ Ngọc Hồng Phúc, 2018). Dù vậy, khi Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.95 thì thang đo đó chứa nhiều biến khơng khác biệt với nhau, do đó thang đo đó khơng phù hợp. Tóm lại, tiêu chuẩn Cronbach’s alpha chính thức áp dụng trong nghiên cứu có thể biến thiên từ 0.60 đến

48

0.95. Đồng thời, biến đo lường có hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại (Numally và Burnstein, 1994).

Mơ hình phân tích nhân tố EFA được dùng để đánh giá xem sự tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở các DNSX tại Bình Dương có thể thu gọn để tạo thành một nhân tố đại diện để kiểm định hay không. Biến nào không thỏa mãn mức ý nghĩa như tiêu chuẩn đề ra sẽ bị loại khỏi thang đo. Phân tích nhân tố khám phá EFA được thống kê thông qua một số tham số cụ thể:

Kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) tiêu chuẩn chỉ số KMO bắt buộc lớn hơn 0.5 để phù hợp cho thực hiện mơ hình phân tích nhân tố EFA (Võ Ngọc Hồng Phúc, 2018).

Kiểm định Barlett (Barlett’s test of sphecricity) nhằm mục đích kiểm định các biến có mối quan hệ với nhau. Kiểm định Barlett có p ≤ 5% thì các biến có mối quan hệ với nhau theo Võ Ngọc Hồng Phúc (2018). Hay theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thì khi hệ số Sig ≤ 5% thì kiểm định Barlett mới thực sự có ý nghĩa thống kê, khi đó mới tồn tại mối tương quan trong tổng thể giữa các biến quan sát trong mơ hình.

Xem xét trọng số nhân tố: Phương pháp trích nhân tố được sử dụng trong phân tích nhân tố là PCA (Principal Component Analysis), tiêu chí eigenvalue: điểm dừng được lựa chọn khi trích các nhân tố >1, đồng thời tổng phương sai trích từ 50% trở lên và trọng số nhân tố phải >50% để đảm bảo yêu cầu về tính hội tụ trong EFA (Võ Ngọc Hồng Phúc, 2018).

Mơ hình hồi quy tuyến tính trong nghiên cứu có dạng như sau:

Y = β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + ε

Trong đó:

49 βi: Trọng số hồi quy

X1: Quy mô doanh nghiệp

X2: Nhận thức của nhà quản lý

X3: Chi phí vận hành

X4: Chiến lược kinh doanh

X5: Mức độ cạnh tranh

X6: Tính khả thi của hệ thống chỉ tiêu

X7: Phân quyền quản lý

X8: Năng lực triển khai

ε: Phần dư (hệ số nhiễu)

3.5. Quy trình nhập liệu, xử lý, trích xuất báo cáo phân tích

Bước 1: Khai báo các biến trong mơ hình nghiên cứu vào phần mềm SPSS.

Nhập số liệu đã tổng hợp sơ bộ từ Excel sang phần mềm SPSS.

Bước 2: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, trích xuất kết quả thống kê mơ tả. Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo và trích xuất kết quả cho từng biến

trong mơ hình nghiên cứu bằng cách tính hệ số Cronbach’s alpha. Tiêu chuẩn hệ số Cronbach’s alpha được áp dụng trong nghiên cứu biến thiên từ 0.60 đến 0.95. Đồng thời, biến đo lường có hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Nếu hệ số Cronbach’s alpha của từng biến không thuộc tiêu chuẩn trên tác giả sẽ tiến hành loại biến.

Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA. Thực hiện kiểm định KMO với mục

đích xem xét sự phù hợp khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA – chỉ số KMO > 0.50. Kiểm định Barlett với mục đích kiểm tra các biến có mối liên quan

50

tuyến tính với nhau. Trích xuất kết quả và loại bỏ các biến khơng đạt tiêu chuẩn kiểm định.

Xem xét trọng số nhân tố: trọng số nhân tố phải lớn hơn 50% để đảm bảo giá trị hội tụ trong EFA. Trích xuất kết quả và loại bỏ các biến quan sát không đạt tiêu chuẩn kiểm định.

Bước 5: Với phương trình mơ hình hồi quy đã xác định, tác giả phân tích hồi

quy tuyến tính đa biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu, xác định mối liên kết và mức độ tác động của các nhân tố đến ứng dụng BSC ở các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương.

51

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 cung cấp chi tiết các phần khung nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu chính thức và phương pháp nghiên cứu. Trọng tâm của chương 3 là miêu tả các biến của mơ hình nghiên cứu, các biểu hiện đo và thang đo mà tác giả sử dụng để khảo sát, thu thập dữ liệu, đồng thời trình bày các kỹ thuật và tiêu chuẩn trong xử lý dữ liệu, kiểm định thang đo để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến ứng dụng BSC. Kết quả của quá trình thu thập dữ liệu được tiếp tục gạn lọc và phân tích bằng mơ hình phân tích nhân tố khám phá EFA, mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến, kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương tiếp theo.

52

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng đặc điểm DNSX tại Bình Dương về việc vận dụng BSC. 4.1.1. Loại hình quy mơ doanh nghiệp

Các DNSX được khảo sát tại Bình Dương hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất gỗ nội thất, giày da, may mặc, gốm sứ, khai khống và sản xuất cơng nghiệp…

Trong 210 DNSX được khảo sát ngẫu nhiên tại Bình Dương khơng có doanh nghiệp siêu nhỏ, 42 doanh nghiệp có quy mơ lớn và 168 doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ tập trung phân bổ ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh như KCN VSIP1, KCN VSIP2, KCN VSIP3, KCN Mỹ Phước 2, KCM Mỹ Phước 3, KCM Bàu Bàng…Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến doanh nghiệp bằng ứng dụng khảo sát google form, kết hợp phỏng vấn trực tiếp những nhà quản trị hoặc những người làm cơng tác kế tốn, quản trị trong doanh nghiệp.

Đa phần các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương là các công ty TNHH. Hiện nay do những thay đổi tích cực về mặt chính sách, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Các cơng ty này là những tập đồn đa quốc gia, các công ty liên doanh giữa các doanh nghiệp nước ngồi với các doanh nghiệp trong nước. Cịn lại một phần nhỏ là các doanh nghiệp nhà nước. Do nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa đa phần các doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại các doanh nghiệp hoạt động trong một số nghành chủ chốt, cần có sự điều tiết, chỉ đạo của nhà nước.

Sau khi nhận được kết quả khảo sát và kết hợp thông tin thu thập trực tiếp, tiến hành tổng hợp theo chỉ tiêu đã được thiết kế để tính tỷ lệ phần trăm đơn vị có ứng dụng hoặc có quan tâm đến BSC. Từ đó, đưa ra nhận định thực trạng vận dụng BSC ở các DNSX

53

Thơng qua khảo sát có 28.6% đã tổ chức và vận hành BSC, 1% đang tổ chức và có đến 70.5% doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương chưa tổ chức BSC. Các doanh nghiệp sẵn sàng đón nhận khảo sát để có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về BSC cho thấy sự thiện chí với việc vận dụng BSC trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Bảng Điểm Cân Bằng (Bsc - Balanced Scorecard) Đối Với Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Tại Bình Dương (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)