7 .Kết cấu của luận văn
1.5. Kinh nghiệm nâng caonăng lựccán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã
1.5.1.Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhận thức rõ, thống nhất tư tưởng, thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ việc xây dựng đội ngũ cán bộ thì nơi đó cơng tác cán bộ ngày càng có chất lượng. Ngược lại, nơi nào nhận thức hạn chế, thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ thì nơi đó thiếu hụt cán bộ, cán bộ không đảm nhận được vị trí chủ chốt.
Thị xã Điện Bàn đã chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ cấp xã trên cả hai loại hình là đào tạo tại chỗ và đào tạo qua các cơ sở đào tạo.
– Về đào tạo tại chỗ: mở các lớp bồi dưỡng, liên kết phối hợp với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ cấp xã, tập huấn nghiệp vụ tại các địa phương. Với hình thức này cán bộ vừa đi họcvừa có thể vẫn tranh thủ đảm nhiệm cơng việc của mình. Bên cạnh đó, những cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn lâu năm hướng dẫn, truyền thụ các kỹ năng cho các cán bộ trẻ cịn ít kinh nghiệm. Hình thức đào tạo này vừa tiết kiệm chi phí, vừa đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ.
– Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo: cử cán bộ cấp xã đi học các lớp chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo. Hằng năm, UBND thị xã Điện Bàn căn cứ thực tế số lượng, chất lượng cán bộ cấp xã hiện có, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, đối chiếu với tiêu chuẩn cán bộ công chức theo quy định để xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng từng năm và từng giai đoạn của địa phương; tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện…[31]
1.5.2.Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Xác định rõ tầm quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, những năm qua tỉnh Quảng Ninh cũng như huyện Vân Đồn đã lãnh đạo, chỉ đạo việc nâng cao năng lực cán bộ ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Trước đây, việc luân chuyển cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Khơng ít trường hợp cán bộ không muốn luân chuyển, ngại luân chuyển hoặc nếu phải luân chuyển thì cũng làm việc cầm chừng, “chờ thời” để trở lại nơi làm việc cũ. Để khắc phục tình trạng này, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy cơ sở thực hiện việc luân chuyển cán bộ bài bản, xây dựng kế hoạch và lộ trình rõ ràng. Trong đó nhấn mạnh việc đào tạo cán bộ trước khi luân chuyển. Thực hiện ý kiến của Tỉnh ủy, cấp ủy huyện Vân Đồn đã chủ động phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý xã hội; kỹ năng tiến hành công tác dân vận đối với số cán bộ thuộc diện luân chuyển.
Không chỉ thực hiện ln chuyển cán bộ có lộ trình, kế hoạch, các địa phương coi việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ luân chuyển là căn cứ đánh giá cán bộ. Cán bộ luân chuyển về cơ sở đều được cấp ủy huyện Vân Đồn giao trọng trách đảm nhiệm chức vụ chủ trì, trong đó phần lớn là đảm nhiệm chức vụ cán bộ UBND cấp xã. Do vậy, khi đánh giá cán bộ, Huyện ủy căn cứ vào những vấn đề được nêu ra ở từng địa phương để xem xét mức độ chuyển biến, khắc phục, sửa chữa sau thời gian cán bộ thuộc diện luân chuyển đảm nhiệm nhiệm vụ. Đối với những trường hợp cán bộ thuộc diện luân chuyển khơng hồn thành nhiệm vụ, khơng thể hiện năng lực của mình, cấp ủy sẽ có phương án bố trí, sử dụng phù hợp, không để kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cơ sở.[32]
1.5.3.Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
Xác định rõ tầm quan trọng của hệ thống chính trị cấp xã trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, những năm qua, thành phố Hải Phịng nói chung và huyện Thủy Nguyên nói riêng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao năng lực cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Hằng năm, cấp ủy các xã trên địa bàn huyện tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời tìm nguồn thay thế số cán bộ có năng lực và tín nhiệm thấp, khơng hồn thành nhiệm vụ. Cơng tác quy hoạch cán bộ, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ được Đảng ủy các xã, thị trấn quan tâm thực hiện, đảm bảo theo đúng Hướng dẫn số 06-HD/BTCTU của Ban Tổ chức thành ủy.
Cùng với công tác quy hoạch cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng luôn được huyện và cơ sở chú trọng triển khai thực hiện. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã cử 04 đồng chí cán bộ chủ chốt cấp xã đi học cao cấp lý luận chính trị, 73 đồng chí học lớp trung cấp chính trị hệ tập trung tại Trường Chính trị Tơ Hiệu. Ngồi ra huyện còn phối hợp với Trường Chính trị Tơ Hiệu mở 03 lớp trung cấp lý luận chính trị tại huyện, trong đó có 122 cán bộ, công chức cấp xã theo học. Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội huyện đã phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở 52 lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nhiệp vụ cho 3.544 lượt cán bộ cơ sở. Qua đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực.[33]
1.5.4.Bài học rút ra cho huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội
Để nâng cao năng lực cán bộUBNDcấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương
pháp thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Đơng Anh, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ UBND cấp xã chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Đây cũng là một trong những biện pháp tích cực giúp tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ UBND cấp xã trước những thay đổi của môi trường và sự tiến bộ của khoa học – công nghệ.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ nhằm từng bước khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ địa phương. Việc thực hiện điều động, luân chuyển lãnh đạo các phòng, ban của huyện về giữ các chức danh chủ chốt ở các xã có tình hình phức tạp, yếu kém trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời luân chuyển cán bộ từ xã lên huyện nhằm kết hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã dự nguồn các chức danh chủ chốt ở cơ sở.
Thứ ba, việc đánh giá cán bộ phải lấy hiệu quả công việc là thước đo phẩm chất, trình độ, năng lực và uy tín của cán bộ. Đánh giá cán bộ phải trung thực, khách quan, cơng tâm, khắc phục triệt để tình trạng "dĩ hịa vi q", nể nang, né tránh, ngại va trạm; có hình thức phù hợp để động viên, khen thưởng kịp thời những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo, hiệu quả trong công việc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, thực hiện chính sách cán bộ khơng phải chỉ là cơng việc của riêng Đảng hay chính quyền, mà rất cần sự chung tay giúp sức của toàn bộ hệ thống chính trị, của bản thân những người cán bộ. Cán bộ làm việc trong hệ thống chính quyền cấp xã nên coi trách nhiệm thực hiện chính sách cán bộ cũng là trách nhiệm của các tổ chức đó. Mặt khác, cán bộ xã gắn bó trực tiếp, thường xun với gia đình, họ hàng, làng xóm, cùng sống và làm việc với dân làng, bởi vậy phải biết tuyên truyền, động viên nhân dân trong xã ủng hộ, tham gia q trình thực hiện chính sách đối với cán bộ.
Tiểu kết chương 1
Tại chương 1, tác giả đã nghiên cứu và phân tích một số khái niệm như: cán bộ UBND cấp xã; năng lực cán bộ UBND cấp xã. Năng lực của cán bộ UBND cấp xã là một tổ hợp các yếu tố cơ bản: kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thái độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ đối với UBND cấp xã nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Căn cứ vào những khái niệm đó, tác giả xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ UBND cấp xã: (1) kiến thức của cán bộ UBND cấp xã; (2) Kỹ năng của cán bộ UBND cấp xã; (3) Thái độ của cán bộ UBND cấp xã; (4) Kết quả thực hiện công việc. Và đây cũng là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tại chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Anh và tác động của những điều kiện này đến năng lực của cán bộ Ủy ban nhân dân