Giới thiệu chung về Khai trường 26

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng môi trường mỏ apatit (khai trường 26) của công ty apatit lào cai và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 25 - 38)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Giới thiệu chung về Khai trường 26

1.2.1. Vị trí địa lý

Khai trường 26 thuộc khu Bắc Nhạc Sơn nằm trong địa phận xã Bản Qua huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km theo hướngĐông Nam, cách trung tâm huyện Bát Xát khoảng 2,5 km.

Tổng diện tích chiếm đất của Khai trường là 26,6 ha. Trong đó: diện tích khai trường là 11,1 ha; diện tích bãi thải số 1và khu nhà điều hành mỏ là 8,4 ha; diện tích bãi thải số 2 là 6,8 ha; diện tích hồ lắng là 0,3 ha [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Vị trí Khai trường 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 1.2. Vị trí khai trường 26 trên phần mềm Google Earth

Khai trường

Nhà điều hành và bãi thải ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.2.2. Đặc điểm địa hình

Bát Xát là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh Lào Cai, phía Tây Bắc và Đơng Bắc giáp với Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây giáp với huyện Phong Thổ (Lai Châu), phía Nam giáp với huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai, phía Đơng Nam giáp với thành phố Lào Cai [7].

Địa hình của huyện Bát Xát chủ yếu được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp thủy: Ngịi Phát, suối Lũng Pô, suối Quang Kim, suối Bản Qua. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2.945m, điểm thấp nhất có độ cao 88m.

Kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực (vùng thấp gồm 6 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 16 xã) đều có chung đặc điểm: vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Vùng thấp là nơi tập trung các dải đồi thấp, thoải địa hình tương đối bằng phẳng. Xen kẽ với địa hình đồi núi là các thung lũng trồng lúa nước.

Địa hình chung của khu mỏ là địa hình đồi thấp kéo dài theo phương Tây Bắc-Đơng Nam; độ cao tuyệt đối từ 100 đến 190m; hệ thống đồi thoải dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, phần phía Đơng Bắc giáp sơng Hồng là các dải đồi thấp hơn. Sườn dốc nhỏ 10 - 150, một số chỗ có sườn dốc >150 [7].

1.2.3. Điều kiện địa chất

Theo báo cáo thăm dò sơ bộ quặng apatit loại I, III năm 1984 của Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, điều kiện địa chất khu vực Khai trường như sau:

a. Cấu trúc địa chất

Khai trường 26 là một phần của khu mỏ Bắc Nhạc Sơn. Khu Bắc Nhạc Sơn thuộc phần Tây Bắc bể quặng apatit Lào Cai. Tại đây chỉ có mặt trầm tích biến chất của hệ tầng Cốc San, tuổi thuộc phần giữa Sini thượng (Sn32)từ tầng thứ 4 đến tầng thứ 8. Về magma, trong khu Bắc Nhạc Sơn phát triển nhiều đai, mạch lamprofia và một ít mạch granitporphyr [7].

Địa tầng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chung và khai trường 26 nóiriêng có mặt hầu hết các đá thuộc các tầng Kốc San 4, 5, 6, 7 và 8; chúng có đặc điểm chung như sau:

- Đường phương của đá tương đối ổn định và phương kéo dài chung là Tây Bắc - Đông Nam.

- Góc dốc của các đá khơng ổn định từ cắm thoải đến dốc đứng và cắm đảo lại ở phần phía Tây Bắc.

- Sự phân chia giữa các tầng khá rõ theo thành phần thạch học, cấu trúc cũng như thành phần hóa học.

- Mức độ duy trì của tầng đánh dấu (KS5) khá ổn định; chiều dày của các tầng có sự thay đổi khơng đáng kể.

Đá magma

Trong phạm vi khai trường 26 phát triển khá phong phú các thể đá mạch lamprophia, chúng thường có phương kéo dài là Tây Bắc-Đông Nam trùng với phương cấu trúc chung của khu mỏ; kích thước chiều ngang của các thể đá mạch thay đổi khá lớn từ 1 đến 35m. Hầu hết chúng có dạng tường, hiếm hơn là dạng dẻ quạt và dạng ngọn lửa; chiều dài từ vài chục mét đến vài nghìn mét. Lamprophia chủ yếu là kerxantit và sperxactit.

- Đá kexantit có màu xám xanh, xám nâu, nâu nhạt, vàng nhạt, thành phần thạch học gồm: plagioclas: 38%, biotit: 30%, thạch anh: 5%, horblen: 3050%, ngồi ra cịn có epidot: 12% và các khống vật quặng khác. Đá cấu tạo giả phân lớp, kiến trúc hạt vảy.

- Đá sperxactit có màu xám lục, xám xanh, xám đen, thành phần thạch học: horblen 48%, plagioclas 15%, thạch anh 5%, carbonat 15% và các khoáng vật quặng khác [7].

b. Điều kiện địa chất thủy văn

Khu vực Khai trường có hai phức hệ chứa nước chính: Phức hệ chứa nước trong đất đá trầm tích đệ tứ và phức hệ chứa nước khe nứt trong đá gốc điệp Cốc San.

- Phức hệ chứa nước trong đất đá trầm tích đệ tứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn (Ngòi San), suối Bản Qua, chiều dầy tầng chứa nước không ổn định dao động từ 110m. Tầng này gồm 2 lớp, lớp dưới là cuội, sỏi, lớp trên là cát tương đối đồng nhất, ảnhhưởng củatầng chứa nước này đối với khai thác quặng Apatít khơng nhiều.

- Phức hệ chứa nước khe nứt trong đá gốc điệp Cốc San (KS)

Phức hệ chứa nước này gồm 3 tầng: Tầng chứa nước khe nứt 8 (trong tầng KS8), tầng chứa nước khe nứt 5 (trong tầng KS7,6,5) và tầng chứa nước khe nứt 4 (trong tầng KS4). Nhìn chung các tầng chứa nước trong phức hệ chứa nước khe nứt trong đá gốc các tầng KS đều ảnh hưởng đến khai thác quặng apatít, nhưng nó chỉ ảnh hưởng khi đáy khai trường nằm sâu hơn mực nước dưới đất của tầng chứa nước (độ cao tuyệt đối 120m trở xuống).

Mực nước của tầng chứa nước KS8 nông nhất từ 3  6m, sâu nhất là 25m (LK.686-Tuyến XLIV.4) và trung bình là 12,5m tương ứng với độ cao 139m, thấp nhất 81,36m, trung bình 120m.

Đối với tầng 5: Mực nước dưới đất thường nằm trong đới phong hóa và có chiều sâu thay đổi từ 8  20m, có nơi đến 55m (LK.624-Tuyển LIII), cũng có nơi nước nằm cao hơn mặt địa hình. Mực nước nằm sâu thường ở đỉnh đồi, cịn mực nước nông nằm ở sườn đồi. Cao độ mực nước thường trên 120m, một vài chỗ là80m. Hệ số thấm của tầng K = 0,194 m/ngày.đêm.

Đối với tầng 4: Mực nước dưới đất trong tầng này cũng thường nằm trong đới phong hóa hóa học, tại các đỉnh hoặc gần các đỉnh đồi mực nước sâu 20m  40m, ở sườn đồi và các thung lũng mực nước nơng hoặc tự thốt thành các nguồn tự chảy tương ứng cao độ 100m  130m.

Hệ số thấm trung bình của tầng: Ktb = 0,335 m/ngày đêm [9].

1.2.4. Khí tượng thủy văn

Khu vực Khai trường 26 thuộc địa phận xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, do đó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, khí tượng chung của tỉnh Lào Cai. Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất 16,6C, thấp nhất 14,3C.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

a. Nhiệt độ

- Mùa nóng nhiệt độ khơng khí trung bình 23oC - 28oC, có năm lên tới 41oC, độ ẩm 83,3% - 87,70%, lượng bốc hơi dao động 1,4% - 2,5%. Mùa nóng thường có gió Đơng Nam hoặc gió Tây Nam với tốc độ 6 - 40m/s.

- Mùa đông nhiệt độ từ 15oC - 20oC, có năm xuống tới 3oC - 6oC, độ ẩm khơng khí từ 81,2% - 87,60%, lượng bốc hơi từ 1,7% - 2,9%, mùa này thường có gió mùa Đơng Bắc, tốc độ gió từ 6 - 10m/ giây và sương mù.

Nhiệt độ trung bình tháng vànăm tại khu vực Khai trường trong 5 năm gần đây được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 1.4. Nhiệt độ trung bình tháng và năm từ năm 2015 2019 được ghi nhận tại trạm Lào Cai (0C)

Năm Tháng 2015 2016 2017 2018 2019 Trung bình 24,13 24,96 24,43 24,25 23,8 Tháng 1 15,80 17,10 16,90 18,90 16,9 Tháng 2 18,10 19,60 16,20 19,50 21,7 Tháng 3 21,70 23,30 21,00 22,10 21,6 Tháng 4 26,10 25,10 26,50 24,70 23,2 Tháng 5 29,40 30,00 28,10 27,60 27,7 Tháng 6 29,30 30,70 29,80 29,60 28,5 Tháng 7 28,70 29,30 29,60 28,60 28,4 Tháng 8 28,70 28,90 28,70 28,00 27,9 Tháng 9 28,10 28,30 27,70 28,40 25,5 Tháng 10 25,50 25,70 27,10 25,10 25,5 Tháng 11 21,70 23,60 22,20 21,20 21,0 Tháng 12 16,50 17,90 19,30 17,30 18,2

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn thành phố Lào Cai, năm 2019)[9]

b. Độ m

Độ ẩm khơng khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn.

- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau thời tiết ít mưa, độ ẩm khơng khí từ 81,2% - 87,60%.

- Mùa mưa: Từ tháng 6 đến tháng 10 thường mưa nhiều, gió mạnh, độ ẩm khơng khí từ 83,31% - 87,70%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Nắng và bức xạ

+ Số giờ nắng trong năm: 1.750 – 1.800 giờ.

+ Cường độ bức xạ mặt trời (kWh/ m2, ngày): 4,1 – 4,9. + Tháng cao nhất: 17,89 MJ/ m2. Ngày (tháng 5, 11). + Tháng thấp nhất: 11,23 MJ/ m2. Ngày (tháng 1, 7).

c. Chế độ gió

Khu vực nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới, hướng gió chủ đạo là hướng gió Đơng Bắc vào mùa đơng và hướng gió Đơng Nam vào mùa hè. Vận tốc gió lớn nhất là 5m/s.

+ Mùa đơng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với gió thịnh hành là gió mùa Đơng Bắc, tốc độ gió là 0,9m/s, mang khơng khí lạnh và khơ;

+ Mùa hè với hướng thịnh hành là hướng Đơng Nam, tốc độ gió trung bình 1,1 m/s, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.

Hoa gió tổng hợp của khu vực Khai trường theo số liệu tại Trạm Khí tượng thủy văn thành phố Lào Cai được thể hiện tại hình sau:

Hình 1.3. Hoa gió khu vực Khai trườngđược thể hiện theo số liệu tại trạm Khí tượng thủy văn thành phố Lào Cai [9]

d. Lượng mưa

Tại khu vực Khai trường, khí hậu trong năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Ngày mưa lớn nhất là 16/8/2017 với lượng mưa 196 mm/ngày.đêm.

Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 78%  79% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn nhất trên lưu vực thường xảy ra vào 3 tháng 7, 8, 9 với lượng mưa lớn. Lượng mưa nhỏ thường xảy ra vào tháng 01 hoặc tháng 02.

Đặc trưng phân bố lượng mưa trung bình tháng và năm theo số liệu của Trạm khí tượng thủy văn thành phố Lào Cai, năm 2019 trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.5. Lượng mưa trung bình tháng và năm, từ năm 2015 - 2019 được ghi nhận tại trạm Lào Cai (mm)

Năm Tháng 2015 2016 2017 2018 2019 Trung bình 1.777,3 1893,3 1407,9 1497,7 1575,7 Tháng 1 31,13 36,5 9,4 22,31 22,5 Tháng 2 135,6 5,7 28,2 37,9 43,2 Tháng 3 88,1 116,7 26,6 13,5 27,8 Tháng 4 98,2 115,5 106,9 85,3 81,9 Tháng 5 390,9 86,5 898,9 188,2 92,2 Tháng 6 219,8 347,3 200,8 323,5 281,5 Tháng 7 372,8 372,9 246,7 188,9 318,5 Tháng 8 236,2 596,8 352,3 296,6 331,2 Tháng 9 119,1 129,2 226,5 288,7 297,8 Tháng 10 75,9 73,8 73,2 26,9 52,5 Tháng 11 40,7 48,9 47,8 48,2 49,1 Tháng 12 7,5 24,6 9,6 1,7 23,6

(Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn thành phố Lào Cai, năm 2019)[9]

e. Điều kin thi tiết bất thường

Tỉnh Lào Cai có địa hình đặc trưng của vùng núi, bị chia cắt mạnh, địa hình dốc, sơng suối nhỏ hẹp nên thường xảy ra các hiện tượng như lũ bùn, lũđá, sạt lở đất, ... Các điều kiện thời tiết bất thường gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất kinh tế của người dân.

Khu vực Khai trường thuộc xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nên chịu tác động giántiếp và trực tiếp từ những điều kiện thời tiếtbất thường gây ra tại tỉnh Lào Cai.

Đối với khu vực Khai trường 26 thuộc phân vùng Bắc Nhạc Sơn chưa ghi nhận được hiện tượng sạt lởđất đá vàchưa chịu ảnh hưởng của lũ bùn, lũđá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn * Sương muối: là một hiện tượng thời tiết nguy hại cho cây trồng, vật nuôi các loại. Mùa đông, vào các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió thường xuất hiện các đợt sương muối kéo dài 2-3 ngày.

Điển hình là vào đêm 22/12/2017, sau một ngày mưa tuyết ngừng rơi, sương muối xuất hiện ở các xã vùng cao thuộc huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai, gây thiệt hại lên đến 35 tỷ đồng. Những đợt tấn công liên tiếp của tuyết và sương muối không chỉ gây thiệt hại về sản xuất nơng nghiệp và chăn nuơi, mà cịn gây khó khăn cho cuộc sống của người dân.

Năm 2018, tại huyện Bát Xát cũng xuất hiện 3 đợt sương muối, mỗi đợt kéo dài 1-2 ngày, làm giảm năng suất các loại cây trồng nông nghiệp 10-15%, cây trồng lâm nghiệp bị ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.

Tuy nhiên, khu vực Khai trường thuộc vùng núi thấp của huyện nên không chịu ảnh hưởng nhiều của sương muối, thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện Khai trường.

* Giông, lốc, bão: Xuất hiện vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc. Mùa bão thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, hàng năm trung bình chỉ có khoảng 1-2 cơn bão đổ bộ nhưng mức độ ảnh hưởng lớn do lũ từ thượng nguồn đổ về gây ngập úng, cuốn trôi nhà cửa, súc vật và sạt lở đất gây thiệt hại về người và tài sản [8].

Đêm ngày 01/5/2018, trên địa bàn thành phố Lào Cai và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã xảy ra trận mưa lớn kèm gió giật, gây thiệt hại về nhà cửa, cơng trình và cây cối hoa màu [9]. Tại thành phố Lào Cai, 10 nhà bị giật sập đổ, 36

cơng trình nhà ở, nhà văn hóa và trường học bị tốc mái... Tại huyện Bát Xát, 23 nhà dân bị gió lốc tốc mái, trường mầm non cũng bị gió bão gây hư hại nặng, làm đảo lộn cuộc sống người dân. Tại khu vực Khai trường khơng có thiệt hại về người và tài sản. Cây trồng trong khu vực bị gió làm gãy đổ, dập nát giảm năng suất từ 15-20%.

* Lũ: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian qua thời tiết có những diễn biến phức tạp, xuất hiện những trận mưa lớn kéo dài gây ngập úng khiến đất tơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn xốp, làm tăng nguy cơ xảy ra sạt lở đất, những vùng sông suối dễ xảy ra lũ ống, lũ quét.

Đêm và rạng sáng ngày 15/8/2018, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2

[9], trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có mưa lớn trên diện rộng khiến nhiều địa phương đã xảy ra lũ và ngập lụt.

Tại thành phố Lào Cai, lũ từ đầu nguồn đổ về làm hơn 56 nhà bị ngập sâu trong nước. Tại huyện Bát Xát, lũ lên nhanh làm trôi 02 nhà dân, 06 người mất tích. Tuyến Quốc lộ 4D và tuyến đường từ thành phố Lào Cai đi huyện Bát Xát đã bị chia cắt mạnh hoàn toàn do nước lũ dâng cao.

Khu vực thực hiện Khai trường nằm trên xã Đồng Tuyển, thành phố Lào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng môi trường mỏ apatit (khai trường 26) của công ty apatit lào cai và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)