Tổng hợp các thông số của HTKT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng môi trường mỏ apatit (khai trường 26) của công ty apatit lào cai và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 38)

STT Các thông số Đơn vị Giá trị

1 Chiều cao tầng khai thác (hkt) m 10

2 Chiều cao tầng kết thúc (Hkt) m 10

3 Góc nghiêng sườn tầng khai thác (αk) độ 60 - 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

5 Chiều rộng bề mặt công tác tối thiểu (Bmin) m 32

6 Góc nghiêng bờ cơng tác (ct) độ 0

7 Góc nghiêng bờ kết thúc (kt) độ 29 - 45

8 Chiều rộng mặt tầng khi kết thúc (bv) m 6 - 10

(Nguồn: Cơng ty Apatit Lào Cai, năm 2015)[5]

1.3.2. Trình tự khai thác

Dựa trên cơ sở thực tế của mỏ, theo vị trí nằm của các thân quặng, sơ đồ các bước tiến hành khai thác quặng apatit khai trường 26 được thể hiện tại Hình 1.4.

Hình 1.4. Sơ đồ trình tự khai thác kèm dịng thải [4]

+ Nổ mìn, mở vỉa + Xây dựng cơ bản

Khoan, nổ mìn

Bóc tầng phủ chuẩn bị khai trường

Xúc lên ô tô vận chuyển

GPMB

+ Phát quang thực vật

+ Phá dỡ các cơng trình

trong khu vực khai

trường

Bụi, khíthải,

CTR, CTNH

Vận chuyển quặng về nhà máy tuyển tại khu

Bắc Nhạc Sơn

Vận chuyển đất, đá đổ

thải về bãi thải

Ồn, rung, chấn động,

sóng xung kích, thay

đổi địa hình, cảnh

quan, đa dạng sinh

học, thay đổi cân bằng nước vùng hạ lưu; bồi lắng, xói lở,...

Bụi, khí thải, đá

văng, đất đá thải,

CTR, CTNH

+ Vận chuyển sinh khối về hố chôn lấp

+ Vận chuyển khối lượng phá dỡ về bãi thải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Thuyết minh trình tự khai thác: Cơng ty tiến hành phát quang thực vật, phá dỡ các cơng trình trên khu đất để chuẩn bị mặt bằng cho khai trường. Khối lượng sinh khối từ quá trình này được thu gom và vận chuyển về hố chôn lấp; khối lượng phá dỡ được thu gom và vận chuyển về khu vực bãi thải. Sau khi GPMB, tiến hành khoan nổ mìn, mở vỉa và xây dựng các hạng mục phụ trợ như: nhà điều hành mỏ, nhà ăn ca, hồ lắng,…

Sau khi kết thúc xây dựng cơ bản, tiến hành bóc tầng phủ hữu cơ để chuẩn bị khai trường. Diện tích khai thác được hình thành tại tiểu khu 1 ở cos +145, tại tiểu khu 2 ở cos +150. Để phá khối lượng đất đá có kích thước lớn, làm tơi sơ bộ đất đá và quặng, trong cơng nghệ khai thác có tiến hành khoan nổ mìn.

+ Tại tiểu khu 1 sẽ tiến hành khai thác quặng từ tầng +145 xuống tầng +100 dự kiến công suất đạt 167.570 tấn/năm quặng I nguyên khai.

+ Tại khu khai trường 2 sẽ tiến hành khai thác khu vực 2 cốt +170m xuống cốt +70, kết thúc khai trường tận thu quặng I. Công suất khai thác đạt 109.200 tấn/năm quặng I nguyên khai.

Quặng III được tiến hành khai thác đồng thời trong quá trình khai thác tận thu quặng I.

 Tổng trữ lượng quặng loại I là: 276.770 tấn trong đó khối lượng khai thác tại trong năm khai thác thứ nhất là 167.570 tấn và năm thứ 2 là 109.200 tấn [5].

Quặng sau khi khai thác không tiến hành tập kết tại khu vực khai trường mà được bốc xúc lên ô tô và vận chuyển trực tiếp về nhà máy tuyển tại khu Bắc Nhạc Sơn; đất đá được vận chuyển về bãi đổ thải ngồi được bố trí tại phía Đơng Bắc khu mỏ và bãi thải trong tiếp giáp với bãi thải ngồi.

Trong q trình khai thác sẽ làm phát sinh bụi, khí thải, CTR, CTNH, độ ồn, rung gây ô nhiễm môi trường khu vực. Đồng thời, gây chấn động, sóng xung kích và làm thay đổi địa hình, cảnh quan, đa dạng sinh học, làm thay đổi cân bằng nước vùng hạ lưu, tăng nguy cơ bồi lắng và xói lở, gây ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên, đời sống của dân cư xung quanh khu vực Khai trường.

1.3.3. Công nghệ khai thác

1.3.3.1. Cơng tác khoan, nổ mìn

Tổng khối lượng đất đá và quặng trong các năm sản xuất của mỏ căn cứ vào tính chất cơ lý được chia làm 2 loại: Đất đá, quặng mềm và đá cứng. Đá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cứng sơ bộ lấy 5% khối lượng đất đá phải bóc hàng năm.

Để khoan các lỗ khoan trong đất đá và quặng mềm sử dụng máy khoan xoay có đường kính D160mm, khoan trong đất đá cứng sử dụng máy khoan đập xoay có đường kính D115mm. khoan trong đá q cỡ dùng máy khoan ΠP - 20 đường kính 34mm đi kèm với máy nén khí ΠB.10 [12].

1.3.3.2. Cơng nghệ xúc bốc

a. Công nghệ vận tải

Để vận tải quặng và đất đá từ khai trường đến kho, bãi thải dự kiến sử dụng ơ ơ tơcó tải trọng mang tải là loại 12÷15 tấn và loại có tải trọng mang tải > 27 tấn [5].

b. Công nghệ san gạt

Trên khai trường máy gạt phục vụ cơng tác bóc đất phủ, làm đường, gom đất, đá phục vụ máy xúc, san gạt bãi thải, máy gạt sử dụng loại T.130.

Khi gạt đất đá chưa phong hố (đất đá cứng) có năng suất 500m3/ca, khi gạt đất đá phong hố (đất đá mềm) có năng suất 600m3/ca [5].

1.3.3.2. Cơng nghệ đổ thải

Trong quá trình, khai thác quặng phát sinh đất đá thải. Công ty Apatit Lào Cai vận chuyển đổ thải tại 02 bãi thải ngoài mỏ [5].

1.4. Hiện trạng các giải pháp bảo vệ môi trườngtại Khai trường 261.4.1. Cơng tác bảo vệ mơi trường khơng khí 1.4.1. Cơng tác bảo vệ mơi trường khơng khí

Trong giai đoạn khai thác mỏ, Công ty Apatit Lào Cai đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải tại Khai trường như sau:

- Công ty thuê Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc thực hiện nổ mìn. Yêu cầu về thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật trong cơng tác nổ mìn và đúng quy định của pháp luật được đưa vào hợp đồng thuê khoán.

- Tiến hành phun nước làm ẩm tại khu vực thực hiện khoan để giảm lượng bụi phát sinh do hoạt động khoan đá.

- Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho CBCNV trực tiếp thực hiện quá trình khoan như khẩu trang, mũ, kính, quần áo, găng tay, nút tai.

- Sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện còn niênhạn sử dụng. - Định kỳ tiến hành bảo dưỡng các máy móc, thiết bị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Đánh giá biện pháp đang sử dụng

Các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải hiện đang áp dụng đều dễ thực hiệnvà mang lại hiệu quả giảm thiểu cao.

- Biện pháp phun nước làm ẩm khu vực khoan giảm được ô nhiễm bụi đáng kể. Khi phun nước sẽ làm các hạt bụi lơ lửng ngấm nước, kết dính với nhau tạo thành những khối hạt bùn cát rơi xuống đất và giảm khả năng phát tán ra xa.

- Biện pháp trang bị thiết bị bảo hộ lao động chuyên dụng cho cán bộ công nhân viên để trực tiếp bảo vệ sức khỏe của những công nhân làm việc trong mỏ.

Tuy nhiên, tại thời điểm khảo sát tác giả quan sát thấy Cơng ty thực hiện chưa đầy đủ, ví dụ: có nhiều cơng nhân khơng mang bị bảo hộ lao động: khẩu trang, kính, găng tay,.. ; Khu vực tuyến đường vào mỏ không phun nước làm ẩm, nhiều khói bụi, tiếng ồn lớn, nhiều cây bên đường bị chết và kém phát triển,... Khu vực Khai trường chưa có cầu rửa xe, nên các phương tiện ra khỏi khai trường đã mang theo bùn đất bám dưới gầm và lốp xe. Các phương tiện này khi tham gia giao thông sẽ làm rơi vãi bùn đất trên mặt đường, thêm điều kiện thời tiết nắng, gió sẽ phát sinh bụi gây ô nhiễm môi trường không khí. Do đó, tác giả kiến nghị giải pháp xây dựng cầu rửa xe tại cổng ra vào Khai trường và giải pháp tăng cường quản lý ở chương 3.

Một số hình ảnh chụp thực tế trong quá trình khảo sát làm Luận Văn

Hình 1.5. Khói bụi trên đường vận chuyển (ảnh chụp tại Khai trường 26 ngày 24/3/2020)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 1.6. Cơng nhân không mang bảo hộ lao động (ảnh chụp tại Khai trường 26 ngày 24/3/2020)

1.4.2. Công tác bảo vệ môi trường nước

a. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt

Công ty Apatit Lào Cai sử dụng 02 nhà vệ sinh di động, loại 2 buồng. Lắp đặt tại khu vực khai trường khai thác và khu nhà giao ca. Định kỳ 6 tháng/lần thuê đơn vị chức năng đến hút bã bùn thải.

- Nước thải từ quá trình tắm giặt, rửa chân tay được chảy qua song, lưới chắn rác được dẫn về bể tự hoại 3 ngăn. Sau q trình chuyển hóa và phân hủy các chất ô nhiễm nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Nước thải đầu ra được dẫn ra hệ thống rãnh thoát nước chung của khu vực dẫn về suối Bản Qua. Nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là sông Hồng.

- Nước thải từ quá trình nấu ăn tại nhà bếp được chảy qua thiết bị tách lọc dầu mỡ như sau: Nước thải đi qua sọt rác nằm tại ngăn thứ nhất, cho phép giữ lại các chất bẩn như: đồ ăn thừa hay các loại tạp chất khác. Chức năng này giúp ngăn tách dầu mỡ (ngăn thứ 1, kích thước: 1,2x0,6x0,4m) làm việc ổn định và không bị nghẹt rác. Sau đó, nước thải đi sang ngăn thứ 2 (kích thước: 0,6x0,6x0,4m), tại đây dầu, mỡ được thu gom dưới dạng tuyển nổi. Phần nước sau khi tách rác, dầu mỡ được chảy sang ngăn thứ 3 (kích thước: 0,6x0,6x0,4m) và được lắng qua hố ga trước khi thải ra suối Bản Qua. Nguồn tiếp nhận cuối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cùng là sông Hồng.

Đánh giá biện pháp sử dụng:

- Đối với nước thải sinh hoạt khu nhà điều hành, Công ty Apatit Lào Cai đã và đang sử dụng bể tự hoại 3 ngăn xử lý nước thải sinh hoạt tại khu nhà điều hành. Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn đạt hiệu quả thấp do chưa xử lý triệt để được BOD5, Nitơ, Phốt pho, Coliform,... Trong đó, các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ, Phốt pho... khi xả ra môi trường sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, là nguyên nhân của hiện tượng tảo nở hoa tại các sông, suối tiếp nhận.

- Đối với nước thải nhà bếp, hiện nay đang sử dụng thiết bị tách dầu mỡ, hiện nay đây là thiết thị thông dụng, được áp dụng sử dụng rộng rãi, xử lý hiệu quả tách dầu mỡ. Tuy nhiên, trong nước thải nhà bếp ngoài dầu mỡ còn chứa thành phần khác như: chất rắn lơ lửng, chất hoạt động bề mặt, chất tẩy rửa,... nên nếu chỉ xử lý qua bể tách dầu mỡ thì chưa đủ.

Do vây, tác giả đề xuất biện pháp kỹ thuật lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải dạng module hợp khối composite để xử lý tiếp toàn bộ lượng nước thải đầu ra của bể tự hoại và bể tách dầu mỡ đạt QCVN 14:2008, cột B ở chương 3.

b. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn

- Tại khu vực khai trường: Hệ thống rãnh thoát nước mưa được đào dọc theo chân taluy sau mỗi tầng khai thác với độ dốc 1-2% để thu nước về phía hồ lắng.

- Tại khu vực phụ trợ: Hệ thống rãnh thoát nước mưa chảy tràn được bố trí bao quanh bãi thải và nhà điều hành mỏ.

- Tại khu vực bãi thải: Hệ thống rãnh thốt nước mưa được bố trí xung quanh theo chân taluy sau mỗi tầng đổ thải với độ dốc 1-2% về phía Tây Nam khu vực bãi thải.

Kích thước: Rãnh thoát nước mưa chảy tràn trong khu vực bãi thải được thiết kế có tiết diện hình thang, chiều rộng mặt rãnh 1m, chiều rộng đáy 0,8m, chiều cao trung bình 0,5m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Đông, từ Bắc xuống Nam nên nước mưa chảy trên các rãnh bờ tầng, mặt tầng khai thác qua rãnh thoát nước tại khai trường chảy về rãnh thu nước, qua các hố ga để giảm lưu tốc, sau đó nước mưa được dẫn vào hồ lắng diện tích 0,3 ha; dung tích khoảng 7.500 m3 được bố tríở phía Tây của Khai trường.

Hồ lắng có tác dụng lắng đọng các chất cặn, lơ lửng có trong nước mưa chảy tràn để hạn chế gây ô nhiễm tới nguồn tiếp nhận. Nước sau khi được lắng đọng sẽ đổ ra suối Bản Qua gần khu vực Khai trường và đổ ra sông Hồng là nguồn tiếp nhận cuối cùng. Hồ lắng thường xuyên đượccải tạo và nạo vét.Lượng chất thải nạo vét chủ yếu là đất, cặn rắn được vận chuyển về bãi thảicủa mỏ.

Sơ đồ thoát nước mưa chảy tràn trong khu vực Khai trường được thể hiện tại Hình 1.7.

Hình 1.7. Sơ đồthốt nước mưa trong khu vực Khai trường [14]

Bản vẽ tổng mặt băng thốt nước mưa của Khai trường đóng kèm phụ lục.

Đánh giá biện pháp áp dụng:

Biện pháp đào rãnh thu nước dưới chân tầng khu vực khai thác, khu vực bãi thải; rãnh thu nước khu phụ trợ hiện Công ty đã xây dựng theo đúng thiết kế thi cơng, đảm bảo tiêu thốt nước nhanh, không gây ngập ảnh hưởng đến hoạt động khai thác.

Tuy nhiên, qua đợt đi khảo sát, lấy mẫu chất lượng môi trường tại khu vực hồ lắng. Theo cảm quan của tác giả thấy: Hồ lắng của khai trường có dung tích nhỏ, mực nướctrong hồ luôn mấp mé bờ hồ lắng. Khi tiếp nhận thêm lượng nước chảy vào ngăn thứ nhất thì nước chảy liên tục thốt ra tại cửa xả ngăn thứ 2, và chất lượng nước đầu ra có màu đục, lẫn hạt bùn cát lơ lửng. Do vậy, tác giả đề xuất biện pháp kỹ thuật xây dựngcải tạo, mở rộng hồ lắng khu vực Khai trường ở chương 3.

Nước mưa từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 1.8. Hình ảnh thực tế hố lắng (ảnh chụp ngày 24/3/2020) 1.4.3. Công tác bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

a. Đối với chất thải rắn sinh hoạt

Cơng ty Apatit Lào Cai đã bố trí, đặt 02 thùng đựng rác chun dụng loại 240 lít, có nắp đậy, có bánh xe tiện cho việc di chuyển, đặt tại cổng khu nhà điều hành và nhà giao ca ở Khai trường.

Công ty trang bị 10 thùng rác loại nhỏ, dung tích 24 lít, có nắp đậy đặt tại khu vực dễ phát sinh. Hàng ngày, công nhân mỏ đổ rác từ các thùng nhỏ ra tập kết vào thùng lớn. Vào buổi sáng các ngày, Công ty CP Môi trường đô thị Lào Cai đến thu gom và mang đi xử lý.

Đánh giá biện pháp sử dụng:

Biện pháp thu gom và thuê Công ty CP môi trường đô thị Lào Cai đến vận chuyển và mang đi xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh trên là phù hợp và đảm bảo vệ sinh trong khu mỏ.

b. Đối với đất đá thải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lớn được vận chuyển đem đổ thải tại 02 bãi thải ngoài như sau:

- Bãi thải 1: nằm ở phía Đơng Bắc khu mỏ, diện tích 8,0 ha, hiện trạng là thung lũng tự nhiên sâu 30m, cos cao độ đáy bãi thải khoảng +100, dung tích chứa khoảng 1,2 triệu m3.

- Bãi thải 2: có diện tích 6,8 ha, hiện trạng khu vực này có địa hình moong trũng, cos đáy moong ở mức +95. Dung tích chứa của bãi thải này khoảng 500.000 m3, sau khi đổ đầy bãi thải có cos mặt bằng đạt +130.

- Tổng dung tích của cả 2 bãi thải là 1,7 triệu tấn m3.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng môi trường mỏ apatit (khai trường 26) của công ty apatit lào cai và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)