Các phương pháp bảo quản giống vi sinh vật

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có tính kháng khuẩn từ nem chua và rau muối chua (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.12 Các phương pháp bảo quản giống vi sinh vật

Cơng tác bảo quản giống vi sinh vật có một ý nghĩa rất lớn trong mọi phòng nghiên cứu và trong công nghiệp vi sinh vật. Nó khơng chỉ đơn thuần là giữ những chủng

giống trên một vài môi trường dinh dưỡng thông thường và định kỳ cấy chuyền mà

phải làm thế nào để giống sống sót và giữ được những đặc tính ban đầu, nếu không

giữ được những đặc điểm ban đầu của chủng thì mọi thành quả thu được sẽ trở thành

vơ ích.

2.12.1 Phương pháp giữ giống trên mơi trường thạch có lớp dầu khống

Giống trên mơi trường thạch nghiêng thường được bảo quản ở 4 ÷ 50C. Ở điều khiện này vẫn xảy ra hiện tượng mất nước của môi trường, làm khô dần môi trường và giống có thể bị chết. Để khắc phục điều này người ta ngăn cách mặt thạch chứa giống với

khơng khí bằng một lớp dầu khống (parafin, vazơlin hoặc các lớp keo y học) rồi trữ ở 50C.

Phương pháp giữ giống với dầu khoáng tương đối thuận tiện và cho kết quả tốt. Giống sau 12 tháng vẫn giữ được hình dáng bề ngồi bình thường. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để giữ nhiều loại vi sinh vật: 100% xạ khuẩn, 80% chủng nấm men,

74% chủng vi khuẩn, 73% chủng nấm mốc.

2.12.2 Phương pháp giữ giống trên môi trường đất, cát

Bào tử của hầu hết nấm mốc, xạ khuẩn ít chịu tác dụng của điều kiện bên ngồi, chúng có khả năng sống ở những điều kiện khó khăn trong thời gian dài. Vì vậy người ta có

thể ứng dụng đất khơ, cát … để bảo quản bào tử vi sinh vật có hiệu quả rất tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy chúng có thể sống tới 10 ÷ 20 năm.

2.12.3 Phương pháp lạnh đông và đông khô

Phương pháp này dựa trên cơ sở ức chế vi sinh vật để giữ các chủng giống trong một thời gian dài. Sự phân chia tế bào của vi sinh vật sẽ ngừng lại ở trường hợp lạnh đông hoặc lạnh đông kết hợp với sấy khô.

Phương pháp lạnh đông tiến hành làm lạnh các mơi trường có giống phát triển và giữ

Luận văn tốt nghiệp khoá 33 - 2011 Trường Đại Học Cần Thơ

sâu, tế bào vi sinh vật có thể bị chết. Để khắc phục, người ta tiến hành nhũ hố mơi

trường và chú ý tốc độ làm lạnh. Chất nhũ hoá là dung dịch glyxerin 15% trong nước, huyết thanh ngựa khơng có chất bảo quản, dung dịch sacaroza 10% với gelatin 1% có pH 6,8 ÷ 7,0 hoặc các dung dịch chứa glucoza, lactoza, có 10 ÷ 30% sữa…

Khi làm lạnh tới -20, -250C hoặc thấp hơn phải giữ tốc độ làm lạnh không lớn hơn 1 ÷ 20C/phút.

Các chủng giống lạnh đơng cần phải quy định thời gian cấy chuyền : - Ở nhiệt độ -15 ÷ -200

C trong 6 tháng - Ở nhiệt độ -30 trong 6 ÷ 9 tháng - Ở nhiệt độ -400C trong 1 năm - Ở nhiệt độ -50 ÷ -600C trong 3 năm - Ở nhiệt độ -70 ÷ -800C khoảng 10 năm

Phương pháp đơng khơ, tức là nhanh chóng hạ tới -200C nhiệt độ của một thể tích hỗn dịch chủng vi sinh vật đựng trong một ống thuỷ tinh có tiết diện nhỏ và làm khơ nó

trong chân khơng tới 1/20 mmHg, đồng thời giữ hơi nước lại trong một ‘bẫy” khơng khí lỏng. Ống thuỷ tinh sau khi đã làm khô, được hàn kín trong chân không và bảo

quản trong tủ lạnh từ 1 ÷ 20 năm. Phương pháp có nhiều thuận lợi là sự phân huỷ các protein và các enzym của vi sinh vật được giảm đến mức tối thiểu nhờ sấy nhanh, và tránh được nồng độ cao của các chất hoà tan trong dung dịch nhờ làm lạnh đột ngột. Sau cùng nhờ chân không cao nên trong ống khơng cịn oxy.

Tuy nhiên, khơng có phương pháp nào trong những phương pháp trên là hoàn hảo cả. Với mỗi chủng vi sinh vật mới phân lập được, chỉ có thể xác định được kỹ thuật tốt

Luận văn tốt nghiệp khoá 33 - 2011 Trường Đại Học Cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có tính kháng khuẩn từ nem chua và rau muối chua (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)