Thực trạng thị trường RAT tại Tây Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua RAT của các hộ gia đình tại thành phố tây ninh (Trang 43 - 45)

3.1 .Thực trạng tiêu thụ RAT tại Thành phố Tây Ninh

3.1.1 .Thị trường RAT tại Thành phố Tây Ninh

3.1.2. Thực trạng thị trường RAT tại Tây Ninh

3.1.2.1. Thông tin v RAT

Đối với người bán: Người bán hầu như biết được nguồn gốc và xuất xứ

của RAT khi họđem bán trên thịtrường.

Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng mua RAT, nhưng họ khơng có khả năng nhận biết được đâu là RAT đâu là rau thường, hầu hết phần lớn họ mua RAT bằng niềm tin chứ khơng có khả năng nhận biết được chúng. Và trên thực tế, người tiêu dùng nhận thấy RAT cũng khơng an tồn và thậm chí họ cịn nghĩ rằng chỉ nên chọn và ăn các loại thực phẩm, rau xanh bịsâu đục, hoặc các loại củ, quả như: Bầu, bí, khoai tây, su hào, như thế họ cảm thấy an

toàn hơn.

Tuy nhiên, khái niệm thế nào là rau “an tồn” vẫn chưa có lời giải đáp

thoả đáng. Một số người cho rằng rau “an tồn” là rau khơng có chất bẩn, không bị phun thuốc sâu hay các hoá chất độc hại. Nhưng một sốngười khác lại chỉ cơng nhận rau “an tồn” là loại rau đã qua kiểm dịch và có giấy chứng nhận của ngành chức năng.

Hiện nay người tiêu dùng đã mất lòng tin vào chất lượng thực sự của các loại RAT. Theo kết quả điều tra 240 khách hàng thường xuyên mua rau ở

siêu thị khi được hỏi. Thì có đến 73,5% khách hàng khơng cịn tin vào RAT

được cung cấp ở các siêu thị hiện nay. Sự băn khoăn của khách hàng thực sự

khơng phải khơng có căn cứ. Chính sự vô trách nhiệm của người trồng và sự

bất lực trong kiểm soát của nhà phân phối đã làm bẩn thịtrường rau.

Qua kiểm tra toàn bộ thị trường rau sạch, có đến khoảng một nửa rau

có gắn “mác” rau sạch vẫn còn dư lượng thuốc trừ sâu. Có thể nói, đây là

hành vi lừa đảo người tiêu dùng. Người bán bất chấp đến sự an toàn của

người mua, chỉ miễn sao nâng cao lợi nhuận. Họ sẵn sàng đem rau có thuốc trừ sâu phơi cho héo đi, rồi nói rằng đó là rau sạch; hoặc thậm chí cịn cố bắt một vài con sâu đã chết nhét vào trong mớ rau, để chứng tỏ rau của mình

đúng là rau sạch. Do khơng thể nhận biết được đâu là RAT đâu là rau khơng

an tồn, mà thực tế cho thấy RAT cũng khơng an tồn nên người tiêu dùng thà chọn rau thường rồi về dùng các biện pháp khác để giảm thiểu rủi ro (ví dụ ngâm nước muối hay thuốc tím). Dẫn tới thị trường RAT không tồn tại

được, thất bại thịtrường này là do thông tin bất cân xứng.

3.1.2.2. Rủi ro đạo đức

Như trình bày ở trên, người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là

RAT, đâu là rau thường nên xác suất họ quyết định chọn mua RAT giảm.

Điều đó dẫn đến người sản xuất RAT không tiêu thụ được, đời sống người trồng RAT lại điêu đứng và cuộc sống bắp bênh hơn.

Các hợp tác xã RAT tại Tây Ninh hiện nay khi hàng làm ra không nơi

tiêu thụ, thậm chí đổ cho heo, bị ăn. Tình trạng rau sản xuất ra phần thì

thương lái ép giá, phần không tiêu thụ hết khiến xã viên điêu đứng đang xảy ra ở hầu hết các hợp tác xã RAT vì vậy ảnh hưởng đến tâm lý xã viên luôn lo sợ và không an tâm sản xuất.

Mặc dù người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là RAT đâu là rau thường, nhưng nhu cầu về RAT trong dân cư là có thật và ngày càng cấp thiết, nên người tiêu dùng vẫn tìm kiếm RAT để mua, nhưng mức chênh lệch giá giữa RAT và rau thường mà người tiêu dùng chấp nhận ngày càng thấp. Cùng với áp lực muốn giảm giá từ người tiêu dùng và chi phí sản xuất RAT lại cao, nên người trồng RAT đứng trước áp lực giảm giá thành (chi phí sản xuất) RAT. Người trồng RAT nhận thức rằng người tiêu dùng không thể nhận diện được đâu là RAT hay đâu là rau thường, nếu có thì cũng chỉqua đánh giá

qua vẻ bề ngồi của rau mà thơi. Chính vì lí do trên, người sản xuất RAT tìm cách hạ chi phí sản xuất bằng việc sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, nguồn nước bẩn để sản xuất rau, sau đó đem trà trộn rau này vào cửa hàng

bán RAT. Người bán rau này cũng có nhiều cách để làm người tiêu dùng

tưởng đây là RAT thật, ví dụ người tiêu dùng nghĩ RAT là rau tươi, sạch, khơng dập nát thì người trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu để lá rau còn nguyên vẹn, tươi non, còn một sốngười lại nghĩ rau còi cọc, thân lá nhỏ, héo, có sâu

thì là RAT lúc này người bán mang rau khơng an tồn ra phơi cho héo hoặc bắt sâu bỏ vào rau. Cuối cùng cửa hàng bán RAT cũng bán toàn rau bẩn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua RAT của các hộ gia đình tại thành phố tây ninh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)