3.1 .Thực trạng tiêu thụ RAT tại Thành phố Tây Ninh
3.1.1 .Thị trường RAT tại Thành phố Tây Ninh
3.4. Định hướng sản xuất và tiêu thụ RAT đến năm 2020
Theo Đề án “Sản xuất, sơ chế và tiêu thụ RAT trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh đến năm 2020”:
Về kế hoạch sản xuất RAT: Tổng diện tích quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh RAT tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 là 3.361 ha, trong đó Thành
phố Tây Ninh 105 ha, được tổng hợp theo huyện, thành phố cụ thể như sau: được thể hiện qua trong phần phụ lục 7.
Về tiêu thụ RAT của Tây Ninh đến năm 2020: Phát triển thương mại hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam gắn kết với
đầu tư, sản xuất và thương mại dịch vụ mở rộng mạng lưới chợ tỉnh Tây Ninh
đến năm 2020 theo lộ trình cam kết quốc tế được thể hiện qua trong phần phụ
lục 8.
Xây dựng và phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh nhằm phát triển các mặt hàng tiềm năng có lợi thế so sánh; phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, quy mơ giao dịch, dịng vận động hàng hóa, điều kiện
kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời, chủ động đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và người tiêu dùng. Phát triển thương mại phải thống nhất, đồng bộ và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và vùng Đơng Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cơ sở tăng cường các
liên kết kinh tế tạo thành mạng lưới cung ứng, tiêu thụ hàng hóa.
Về quy hoạch mạng lưới tiêu thụ sản phẩm: Giới hạn đối tượng quy hoạch mạng lưới tiêu thụ RAT: Không quy hoạch hệ thống kinh doanh RAT
tại các Chợ tạm. Hạn chế cấp giấy chứng nhận kinh doanh RAT cho người
bán rong.
Dự báo về sản lượng rau tiêu thụ trong tỉnh và khu vực đến năm
2020: Nhu cầu tiêu thụ phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế thương mại và trình độ phát triển về mặt dân trí và xã hội, ảnh hưởng
đến sự thay đổi cơ cấu trong bữa ăn, xu hướng chung sẽ giảm các loại thức ăn
có nhiều chất béo, tinh bột mà tăng tiêu dùng các loại rau. Khi đời sống nhân dân khơng ngừng được cải thiện thì nhu cầu rau có chất lượng tốt, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nơng quốc gia thì sản lượng sản xuất rau ôn đới và nhiệt đới của chúng ta tương đương nhau và theo Thống kê của Chợ đầu mối nơng sản ThủĐức, Thành Phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày chợ
này nhập gần 20 ngàn tấn rau các loại và chủ yếu là rau ôn đới từ tỉnh Lâm
Đồng chiếm khoảng 50% sản lượng rau tiêu thụ tại đây. Từ các thông số trên cho thấy thị trường tiêu thụ rau ôn đới và rau nhiệt đới là tương đương nhau.
Vì vậy đây là thơng số quan trọng giúp chúng ta định hướng được thị trường tiêu thụ. Hơn nữa, Tây Ninh điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp cho sản xuất các loại rau nhiệt đới. Từ những phân tích trên, đến năm 2020 nhu cầu rau nhiệt đới các loại của toàn tỉnh là khoảng 90 ngàn tấn (50% tổng nhu cầu rau
các loại). Cịn lại rau ơn đới chúng ta đều phải mua từ các địa phương khác như Đà Lạt, phía Bắc.
Tổng hợp các yếu tố cho thấy khả năng phát triển rau xanh của tỉnh
trong giai đoạn tới là rất khả quan. Đây cũng là một trong những yếu tố thuận lợi để chúng ta phát triển ngành hàng rau trở thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự.
Đến năm 2020 tồn tỉnh đạt vùng sản xuất chuyên canh RAT là 3.883
ha. Trong đó giai đoạn đầu là 522 ha, giai đoạn sau 3.361 ha sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản lượng đạt: 300.000 tấn/năm.