7. Kết cấu của luận văn
1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.1. Nội dung các hoạt động thu, chi
1.3.1.1. Nội dung thu, chido ngân sách nhà nước cấp
* Nội dung thu
Các khoản thu do ngân sách nhà nước cấp là số thu hoạt động do NSNN cấp và số thu hoạt động khác được để lại cho đơn vị hành chính, gồm:
- Thu thường xuyên: Phản ánh các khoản NSNN cấp cho đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên hoặc hỗ trợ đột xuất khác được tính là nguồn đảm bảo
chi thường xuyên và các khoản NSNN cấp khác ngoài các nội dung nêu trên.
- Thu không thường xuyên: Phản ánh các khoản thu do NSNN cấp cho các
nhiệm vụ không thường xuyên như kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công
nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học cơng nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng
thực hiện các dự án theo quy định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển;
kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao và các khoản thu khơng thường xuyên khác (như tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ...).
- Thu hoạt động khác: Phản ánh các khoản thu hoạt động khác phát sinh tại
đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao dự tốn (hoặc khơng giao dự toán) và yêu
cầu phải báo cáo quyết toán theo Mục lục NSNN phần được để lại đơn vị.
* Nội dung chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động là khoản chi được trang trải từ nhiều nguồn khác nhau trong đơn vị như nguồn thu từ NSNN, nguồn phí được khấu trừ để lại, bổ sung từ
chênh lệch thu lớn hơn chi của các hoạt động trong đơn vị…Chi phí hoạt động trong đơn vị HCSN bao gồm:
(1) Chi thường xuyên là những khoản chi mang tính chất thường xuyên tại đơn vị như:
- Chi tiền lương, tiền cơng và chi phí khác cho nhân viên. Với khoản chi này,
đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị SNCL. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn
vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị (ngân sách nhà nước không cấp bổ sung).
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý được chia làm 2 loại:
+ Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Chi không thường xuyên là các khoản chi không phát sinh đều đặn và liên
tục của đơn vị HCSN như chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất, mua sắm sửa chữa trang thiết bị, chi thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia, chi tinh giản biên chế…
Việc phân loại chi thường xuyên và không thường xuyên được thực hiện theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành. Đối với các khoản chi mà Nhà nước đã có tiêu chuẩn, định mức cụ thể như định mức sử dụng xe ô tô, định mức về nhà công
vụ, định mức về sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động, chế độ cơng tác phí nước ngồi, chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt
Nam…thì đơn vị phải thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước.
1.3.1.2. Nội dung các khoản thu, chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
* Nội dung các khoản doanh thu
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ là khoản doanh thu trong các đơn vị HCSN có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như: các khoản
doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa, ấn chỉ, cung cấp dịch vụ; khoản thu về các đề tài, dự án liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân; thu dịch vụ đào tạo; dịch vụ dạy nghề; dịch vụ y tế; dịch vụ văn hóa; dịch vụ thể thao và du lịch; dịch vụ thông tin truyền thơng và báo chí; dịch vụ khoa học và công nghệ; dịch vụ sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; thu cho thuê tài sản; các khoản thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Nội dung các khoản chi
- Thứ nhất, giá vốn hàng bán
Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ là tồn bộ các chi phí mà đơn vị HCSN đã bỏ ra để có được sản phẩm, hàng hóa lao vụ dịch vụ mang đi tiêu thụ.
Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
Đối với phần giá trị hàng tồn kho nếu có hao hụt, mất mát sau khi trừ đi các khoản phải bồi thường (nếu có) thì cũng được tính vào giá vốn hàng bán.
- Thứ hai, chi phí quản lý của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ bao gồm chi phí quản lý của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm các chi phí về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, bảo hiểm thất nghiệp của cán bộ quản lý bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chi phí vật liệu văn phịng, cơng cụ
lao động; tiền thuê đất, thuế mơn bài; dịch vụ mua ngồi (điện, nước, điện thoại,
fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng, lệ phí giao thơng, lệ phí cầu phà, chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán trả lại...) của bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phân bổ được trực tiếp vào từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ, nhóm dịch vụ và chi phí khấu hao tài sản
cố định chỉ sử dụng cho bộ phận quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1.3.2.3. Nội dung thu, chi từ hoạt động tài chính
* Nội dung các khoản doanh thu tài chính
Doanh thu tài chính là khoản thu của đơn vị hành chính, sự nghiệp có hoạt động tài chính. Các khoản doanh thu tài chính trong đơn vị hành chính, sự nghiệp
bao gồm:
- Lãi tiền gửi ngân hàng (trừ lãi tiền gửi ngân hàng của các nguồn thu mà theo
quy định được bổ sung vào các quỹ đặc thù hoặc Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp);
- Lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu; chiết khấu thanh tốn; cổ tức lợi nhuận được
chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư; lãi chuyển nhượng vốn; thu nhập về đầu tư mua
bán chứng khoán; lãi chênh lệch tỷ giá, lãi bán ngoại tệ, lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản góp vốn liên doanh;
- Cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu tài chính khác.
* Nội dung chi phí tài chính
Chi phí tài chính là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động tài chính của đơn
vị hành chính, sự nghiệp (chi phí góp vốn liên doanh, liên kết ; lỗ chuyển nhượng vốn
khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh; lỗ khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái; lỗ chuyển nhượng chứng khoán, chi phí giao dịch chứng khốn; chi phí đi vay vốn;
chiết khấu thanh toán cho người mua; các khoản chi phí tài chính khác) và các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện các giao dịch với ngân hàng như phí chuyển tiền, rút tiền qua hệ thống ngân hàng (trừ phí chuyển tiền lương vào tài khoản cá nhân của người lao động trong đơn vị; phí chuyển tiền, rút tiền đã được tính vào chi hoạt động thường xuyên theo quy định của quy chế tài chính).
1.3.1.4. Nội dung thu, chi từ hoạt động khác
* Nội dung các khoản thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phát sinh thường xuyên, không
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị và không được phản ánh vào các
khoản thu hoạt động do NSNN cấp; thu viện trợ, vay nợ nước ngồi; thu phí khấu trừ, để lại; thu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các khoản thu hộ... của đơn vị HCSN.
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, gồm: tiền thu bán hồ sơ thầu thanh
lý, nhượng bán TSCĐ; thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ (đối với các đơn vị theo cơ
chế tài chính được phép để lại phần chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thanh
lý, nhượng bán TSCĐ);
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, liên kết,
đầu tư dài hạn khác;
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu các khoản nợ khó địi đã xử lý xóa sổ; - Các khoản thuế được NSNN hồn lại;
- Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền do bên thứ ba bồi thường cho đơn vị (như tiền bảo hiểm, tiền
đền bù...);
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
* Nội dung chi phí khác
Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các nghiệp vụ riêng biệt với các nghiệp vụ thơng thường của các đơn vị hành chính, sự nghiệp.
Chi phí khác trong đơn vị hành chính, sự nghiệp bao gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ (đối với các đơn vị theo cơ chế tài chính được phép để lại
phần chênh lệch thu lớn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, liên kết, đầu
tư dài hạn khác;
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; - Các khoản chi phí khác…
1.3.2. Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập