Giải pháp, kiến nghị về cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố Điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 111 - 119)

d) Cơ sở vật chất

3.3.5. Giải pháp, kiến nghị về cơ sở vật chất

Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang bị cho các VKS trong thời gian tới là một yêu cầu khách quan để phục vụ tốt hơn cho hoạt động nghiệp vụ của ngành kiểm sát và yêu cầu này cũng chính là thực hiện một trong tám nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết số 08 -NQ/TW của Bộ chính trị đã nêu đó là: "Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm cho các cơ quan tư pháp có đủ điều kiện để hồn thành nhiệm vụ, có cơ chế chính sách hợp lý đối với cán bộ tư pháp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa các cơ quan tư

pháp. Phấn đấu đến năm 2005 xây dựng đủ trụ sở và cơ sở làm việc của các cơ quan tư pháp từ trung ương đến cấp huyện". Do vậy, chúng tôi kiến nghị với các cấp, các ngành Trung ương cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất mà cụ thể trước mắt cần xây dựng trụ sở làm việc cho đơn vị nào chưa có trụ sở làm việc; sửa chữa, cải tạo lại những trụ sở đã xuống cấp nghiêm trọng và đầu tư một số trang thiết bị cần thiết phục vụ cho cơng tác như ở các huyện miền núi thì cần trang bị phương tiện xe máy, hơn nữa trong thời gian tới thực hiện chủ trương tăng thẩm quyền cho cấp huyện nên số lượng cán bộ ở các VKS cấp huyện sẽ tăng trong khi các trang thiết bị tối thiểu như bàn ghế hiện nay nhiều đơn vị không đủ các cán bộ phải dùng chung bàn và tủ đựng tài liệu, vì vậy cũng cần trang bị đầy đủ trang thiết bị tối thiểu cho các VKS cấp huyện.

Kết luận

Q trình hồn thiện bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) tiếp tục khẳng định VKS là một trong bốn hệ thống cơ quan nhà nước do Quốc hội tổ chức ra, có chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự là mọt trong các hoạt động chính của VKS. Vì hoạt động khởi tố - điều tra tội phạm là hoạt động đặc biệt của cơ quan nhà nước trực tiếp tác động đến các quyền tự do thân thể, danh dự và tính mạng của cơng dân, để xảy ra việc khởi tố, điều tra, bắt giữ, giam và xử lý oan sai đối với một công dân không những chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống của họ mà còn làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Mặt khác, nếu kẻ phạm tội không bị phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh là sự biểu hiện của pháp luật không nghiêm, tạo điều kiện cho tội phạm tiếp tục phát triển dẫn đến bất ổn tình hình xã hội. Do đó, địi hỏi VKS phái thực hiện tốt, có hiệu quả chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự.

Ngồi ra, trong tình hình mới hiện nay với việc thay đổi chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước ta đã làm nảy sinh nhiều loại tội phạm mới, có tính chất và mức độ nguy hiểm nên việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm vì vậy cũng khó khăn, phức tạp hơn. Bên cạnh đó, trong thời gian qua để đáp ứng với chính sách phát triển trong thời kỳ mới, Nhà nước ta đã có nhiều sửa đổi, bổ sung về pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Đứng trước những thay đổi đó địi hỏi VKS khơng ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự của mình.

Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi thấy rằng để thực hiện tốt chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự thì cần phải có đổi mới và hồn thiện các vấn đề sau:

Thứ nhất, về mặt lý luận hiện nay trong ngành kiểm sát vẫn còn một số quan

VKS chỉ thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn xét xử, cịn trong giai đoạn khởi tố - điều tra chỉ thực hiện chức năng kiểm sát là chính. Với nhận thức đó dẫn đến chưa phát huy hết quyền hạn của VKS trong quá trình kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự. Do vậy, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, Kiểm sát viên ngành kiểm sát cần xây dựng một môn hoặc một chuyên đề "Lý luận chung về chức năng của VKS".

Thứ hai, hiện nay tình hình đơn thư tố giác và tin báo tội phạm của nhân dân, các

cơ quan và tổ chức xã hội vẫn thường gửi đến các bộ phận nghiệp vụ của ngành Công an như Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát hình sự… Các bộ phận nghiệp vụ trên có thụ lý, chuyển cho CQĐT hay không VKS không thể nắm được. Trong khi BLTTHS chỉ quy định VKS kiểm sát việc giải quyết các tin báo, tố giác tội phạm ở CQĐT, VKS khơng có quyền can thiệp vào hoạt động điều tra trinh sát của Cơng an. Vì thế, dẫn đến tình hình nhiều đơn thư tố giác tội phạm, tin báo tội phạm không được thụ lý giải quyết kịp thời. Do vậy, thời gian tới các cơ quan chức năng tiến hành sửa đổi bổ sung Thông tư liên ngành số 03 cần bổ sung quy định nghĩa vụ thụ lý mọi thơng tin tội phạm theo trình tự, mẫu thống nhất tại tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, CQĐT, Tòa án, VKS. Quy định như vậy sẽ là cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm sát giải quyết thông tin về tội phạm của VKS.

Thứ ba, BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004 với nhiều quy

định mới và quy định sửa đổi bổ sung liên quan đế việc thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự của VKS. Do vậy, cần thiết phải có văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan VKS thực hiện tốt chức năng của mình.

Thứ tư, cần hồn thiện hơn nữa về chương trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát đối

với các kiểm sát viên làm công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự để nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ về khoa học điều tra hình sự, chiến thuật hỏi cung bị can, chiến thuật khám nghiệm hiện trường… nhằm bảo đảm cho các kiểm sát viên thực hiện tốt vai trị của mình khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999 (2002), Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1988 (2000), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003 (2004), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Lê Cảm (2004), "Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự",

Kiểm sát, (2).

6. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001) Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

7. Cơng báo nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1945, 1959, 1960, 1963, 1984. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị của Bộ Chính trị về trách nhiệm của các cơ

quan tư pháp trong việc bắt, tạm giữ và tạm giam, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng

tâm của các cơ quan tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

11. Trần Văn Độ (2003), "Một số vấn đề về hoạt động tư pháp và kiểm soát hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay", Kỷ yếu đề tài cấp bộ: Những giải pháp nâng cao

chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Hà Nội.

12. Phạm Hồng Hải (2003), Mơ hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Cơng an

13. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự (1994), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (2000), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

15. V.I. Lênin (1990), Bàn về chế độ song trùng trực thuộc và pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 1989 (1990), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Pháp lệnh về Kiểm sát viên 1993 (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

18. Pháp lệnh về Kiểm sát viên 2002 (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

19. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

20. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

21. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Tập hệ thống hóa các văn bản về hình sự, dân sự,

tố tụng, tập I, Hà Nội.

22. Tòa án nhân dân tối cao (1992), Tập hệ thống hóa các văn bản về hình sự, dân sự,

tố tụng, tập II, Hà Nội.

23. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Tập hệ thống hóa các văn bản về hình sự, dân sự,

tố tụng, tập III, Hà Nội.

24. Từ điển tiếng Việt, (1999), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ an (2001), Báo cáo án đình chỉ và tạm đình chỉ, Nghệ An.

26. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1991), "Hình sự", trong: Tập hệ thống hóa các văn bản cần thiết cho công tác kiểm sát, tập I , Hà Nội.

27. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1998), Quy chế công tác kiểm sát điều tra, Hà

28. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1998), Quy chế công tác kiểm sát giam, giữ và cải

tạo, Hà Nội.

29. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Tài liệu tập huấn Bộ luật tố tụng hình sự

năm 1988 (sửa đổi), Hà Nội.

30. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 1999, Hà Nội.

31. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Báo cáo về án đình chỉ, tạm đình chỉ, Hà

Nội.

32. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Tài liệu tập huấn công tác kiểm sát điều tra án trị an - xã hội, Hà Nội.

33. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2000, Hà Nội.

34. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Báo cáo về án đình chỉ, tạm đình chỉ, Hà Nội.

35. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2001, Hà Nội.

36. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 08 NQ/TW của Bộ Chính trị, Hà Nội.

37. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Tài liệu tập huấn Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2003, Hà Nội.

38. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2002, Hà Nội.

39. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Những giải pháp nâng cao chất lượng thực

hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Kỷ yếu đề tài cấp bộ,

40. Nguyễn Tất Viễn (2003), "Hoạt động tư pháp và kiểm sát các hoạt động tư pháp", Kỷ yếu đề tài cấp bộ: Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền

công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Hà Nội.

41. Võ Khánh Vinh (2003), "Về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", Nhà nước và pháp luật, (8), tr. 4-5.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố Điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 111 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)