3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.2 Bố trí thí nghiệm
3.2.2.1 Thí nghiệm 1
Xây dựng bảng màu trái chơm chôm nhãn ở các giai đoạn tăng trưởng (90-110 ngày từ khi ra hoa đến khi thu hoạch) và sau thu hoạch.
Mục tiêu
Xây dựng bảng màu trái chôm chôm nhãn ở các giai đoạn tăng trưởng và sau thu hoạch. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên với 1 nhân tố. Các chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích
Tổn thất khối lượng (%)
Sử dụng cân kỹ thuật để xác định khối lượng ban đầu của mẫu và khối lượng sau thời gian khảo sát.
% tổn thất = ((md – mc))/md x 100%
Trong đó: md: khối lượng mẫu ban đầu (g)
mc: khối lượng mẫu ở các ngày khảo sát (g)
Đường kính (mm) Dùng thước kẹp để xác định đường kính lớn và đường
kính nhỏ của trái chơm chôm.
Màu sắc
Đo màu bằng máy đo màu (colorimeter) hiệu Minolta CR
– 10 biểu thị theo giá trị L, a, b. Phương pháp đo màu dựa vào tính chất quang học của vật liệu: khả năng hấp thụ và khả năng phản xạ ánh sáng.
Hàm lượng chất khơ hịa tan
(0Bx)
Đo bằng chiếc quang kế Refactormeter (ATAGO với thang đo 032)
Hàm lượng đường (%) Định lượng theo phương pháp Lane – Eynone
Hàm lượng acid (%) Chuẩn độ với NaOH 0.1N
Hàm lượng vitamin C
(mg/100g)
Định lượng theo phương pháp Muri, chuẩn độ với thuốc
Nhân tố A: Thời gian thu hoạch kể từ ngày ra hoa. A1: 90-95 ngày
A2: 95-100 ngày A3: 100-105 ngày
A4: 105-110 ngày tổng số nghiệm thức: 4 (ngày) = 4 nghiệm thức Tổng số đơn vị thí nghiệm: 4 x 2 (lần lặp lại) = 8 (đvtn).
Cách tiến hành
Chôm chôm nhãn thu hoạch tại vườn ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre từ 90-110 ngày kể từ khi ra hoa, được vận chuyển về phịng thí nghiệm và tiến hành phân tích các chỉ tiêu.
3.2.2.2 Thí nghiệm 2
Khảo sát khả năng xử lý nấm bệnh và hóa nâu trái sau khi thu hoạch.
Mục tiêu: Khảo sát các ảnh hưởng của các loại hóa chất xử lý đến khả năng xử lý nấm bệnh và chống hóa nâu trái sau thu hoạch.
Bố trí thí nghiệm a. Acid citric
Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố và 2 lần lập lại. - Nhân tố B: nồng độ sử dụng
B1: 0,25% B2:0,5% B3: 0,75%
- Nhân tố C: thời gian xử lý (phút) C1: 2
C2: 4
Mẫu được theo dõi theo thời gian tồn trữ
Tổng số nghiệm thức: 3 x 2 = 6 nghiệm thức và mẫu đối chứng (khơng xử lý hóa chất).
b. Chlorine
Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố và 2 lần lặp lại. - Nhân tố D: nồng độ sử dụng
D1:50ppm D2:100ppm D3: 150ppm
- Nhân tố E: thời gian xử lý (phút) E1: 2
E2: 4
Mẫu được theo dõi theo thời gian tồn trữ
Tổng số nghiệm thức: 3 x 2 = 6 nghiệm thức và mẫu đối chứng (khơng xử lý hóa chất).
Tổng số đơn vị thí nghiệm 6 x 2 = 12 (đvtn) c. Kali sorbat
Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố và 2 lần lặp lại. - Nhân tố F: nồng độ sử dụng
F1: 0, 5% F2:1% F3: 1,5%
- Nhân tố G: thời gian xử lý (phút) G1: 2
G2: 4
Mẫu được theo dõi theo thời gian tồn trữ
Tổng số nghiệm thức: 3 x 2 = 6 nghiệm thức và mẫu đối chứng (khơng xử lý hóa chất).
Tổng số đơn vị thí nghiệm 6 x 2 = 12 (đvtn) d. Natri metabisulfite
Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên các nhân tố với 2 lần lặp lại. - Nhân tố H: nồng độ sử dụng
H1:0,1% H2:0,2% H3: 0,3%
- Nhân tố I: thời gian xử lý (phút) I1: 2
I2: 4
Mẫu được theo dõi theo thời gian tồn trữ
Tổng số nghiệm thức: 3 x 2 = 6 nghiệm thức và mẫu đối chứng (khơng xử lý hóa chất).
Tổng số đơn vị thí nghiệm 6 x 2 = 12 (đvtn) Cách tiến hành
Chọn thời điểm thu hoạch trái có chất lượng tốt nhất ở thí nghiệm 1. Chơm chơm sau thu hoạch được xử lý với các loại hóa chất (Acid citric, chlorine, kali sorbat, natri metabisulfite) ở các nồng độ, thời gian xử lý thích hợp và mẫu đối chứng. Đánh giá chất lượng của trái qua sự thay đổi khối lượng, thành phần dinh dưỡng và màu sắc của trái.