3.4. Đánh giá mối tương quan giữa glucose, HbA1C, fructosamin Vai trò của GG
4.2.1. Đặc điểm về tuổi, giới
Tuổi có liên quan với sự phát triển bệnh đái tháo đường. Tất cả các nghiên cứu đều chứng minh tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường càng tăng và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm tuổi từ 50 trở lên. Trong nghiên cứu của chúng tơi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 57,14 ± 132. Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 79%, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm 46%. Trần Văn Hiên khi nghiên cứu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,1 ± 8,8; nhóm tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ 33,3%.
Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và bệnh tật thường gia tăng với tuổi già, nhất là đái tháo đường. Khi cơ thể già đi thì chức năng tuyến tụy bị suy giảm; đồng thời những thay đổi về chuyển hoá glucose cũng tiến triển song hành với tuổi. Q trình lão hố là ngun nhân quan trọng nhất của sự đề kháng insulin, cơ chế làm tăng tỷ lệ đái tháo đường týp 2. Đồng thời những thay đổi về lối sống do tuổi tác là yếu tố đóng góp quan trọng.
Trong nghiên cứu của chúng tơi có 4 trường hợp bệnh nhân dưới 30 tuổi. Đây là 4 trường hợp đái tháo đường thai kỳ được lựa chọn vào nghiên cứu. Mặc dù không đạt được mục tiêu HbA1c trên 7,5% (chúng tôi không áp đặt tiêu chuẩn này cho những đối tượng bị đái tháo được thai kỳ để vào nghiên cứu), tuy nhiên việc cần thiết kiếm soát glucose nghiêm ngặt ở những đối tượng này sẽ làm thay đổi đáng kể nồng độ fructosamin trong máu vì vậy vẫn đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Hơn nữa, việc địi hỏi kiểm sốt glucose máu chặt chẽ ở những bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ hoặc bệnh nhân đái tháo đường mang thai thì việc áp dụng xét nghiệm fructosamin vào việc theo dõi tình trạng đường huyết ở những bệnh nhân này là hết sức cần thiết.
Theo các thông kê trên thế giới, số bệnh nhân nữ bị bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê [10]. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nữ cao gấp 3 - 4 lần so với nam. Tại Việt Nam, theo các số liệu điều tra quốc gia về bệnh đái tháo đường typ 2, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nữ cao hơn nam [1], [3]. Tuy nhiên, theo Marisa.J và cộng sự, tại Nhật Bản, Ấn Độ thì tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nam lại cao hơn nữ. Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nữ cao hơn nam như các yếu tố liên quan đến lối sống, tình trạng mang thai, số lần sinh con, tuổi thọ,…. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là nữ cao hơn hẳn nam giới (63% so với 37%).
Đây có thể là sự phản ảnh tác động của một loạt các yếu tố trên. Tuy nhiên cịn có một yếu tố rất thực tế ở Việt Nam làm tỷ lệ bệnh nhân nữ bị đái tháo đường nhập viện cao nam đó là do những bệnh nhân là nữ thường tuân thủ lời khuyên của bác sỹ nhập viện điều trị trong những trường hợp bệnh có tiến triển khơng tốt cần phải nhập viện điều trị hơn bệnh nhân nam.