4.3.1. Đặc điểm cận lâm sàng
Mặc dù các đối tượng nghiên cứu đã bị đái tháo đường typ 2 lâu năm và phải vào viện trong tình trạng đường huyết được kiểm sốt khơng tốt. Tuy nhiên, chỉ có 39,0% số đối tượng có triệu chứng kinh điển của bệnh đái tháo đường. Các triệu chứng như đái nhiều, uống nhiều, gày sút cân là phổ biến, tương ứng 24,0%, 29,0%, 22,0%. Triệu chứng ăn nhiều chỉ chiếm một nửa – 11,0%. Điều này thể hiện bệnh nhân đã có ý thức nhiều về vấn đề ăn uống.
Tỷ lệ các đối tượng có tăng huyết áp là 39%, trong số 47% số đối tượng đang được điều trị tăng huyết là khá cao, phản ảnh tình tình trạng kiểm sốt huyết áp không hiệu quả.
Gần một nửa số đối tượng nghiên cứu (48%) vẫn giữ được cân nặng ở mức lý tưởng. Số đối tượng tăng cân, béo phì cũng tương đối cao (36%) có thể phản ảnh tình trạng tăng cân ở những đối tượng sử dụng insulin. Số đối tượng giảm cân thấp (18%).
4.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Trong số các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn thì gần như 100% số đối tượng phải nhập viện vì có mức glucose máu cao (lúc đói và/hoặc sau ăn cao). Có tới 83% số đối tượng có mức glucose máu lúc đói ở mức khơng chấp nhận được (> 7,0 mmol/L), có tới 93% số đối tượng có mức glucose máu sau ăn ở mức khơng chấp nhận được (> 10 mmol/L) theo tiêu chuẩn của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam. Nếu nhìn vào giá trị glucose máu thì cịn phản ảnh tình trạng kiểm soát đường máu xấu hơn với giá trị glucose máu lúc đói trung bình 11,15 ± 4,17 mmol/L và glucose sau ăn 2 tiếng là 14,68 ± 3,35 mmol/L. Số đối tượng có glucose máu thấp hơn chiếm tỷ lệ rất thấp (17%), trong đó có 4 trường hợp đái tháo đường thai kỳ. Theo các nghiên cứu về biến chứng đái tháo đường nếu glucose máu trên 10 mmol/L sẽ gây ra các biến chứng mạn tính và làm tụy hoạt động kém hiệu quả.
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có mức HbA1c trên 7,5% chiếm tới 96%. Chỉ có 4 đối tượng đái tháo đường thai kỳ có giá trị HbA1c thấp hơn ngưỡng này. Nồng độ HbA1c của các đối tượng nghiên cứu thực tế rất cao 9,84%. Giá trị HbA1c này phản ảnh tình trạng glucose máu cao kéo dài (ít nhất là 3 tháng trước khi phải nhập viện điều trị) ở những đối tượng nghiên cứu. HbA1c cao phản ảnh tình trạng glucose máu cao thường xuyên là yếu tố gây ra biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường. Theo UKPDS thì cứ giảm được mỗi 1% giá trị HbA1c sẽ làm giảm biến chứng giảm được 1% HbA1c sẽ giảm 35% biến chứng mạch máu nhỏ [39]
Giá trị fructosamin của đối tượng nghiên cứu trung bình khi vào viện rất cao 408,23 ± 75,78 µmol/L. Giá trị này phản ánh tình trạng glucose máu cao thực sự. Nồng độ fructosamin bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý như xơ gan, viêm gan cấp nặng có suy giảm nhiều chức năng gan, hội chứng thận hư, bệnh cường giáp, suy giáp,.. tuy nhiên trong nghiên cứu này với các tiêu chuẩn loại trừ đã được thiết lập để loại trừ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ của fructosamin. Nếu sử dụng điểm cut-off của fructosamin là 285 µmol/L thì có đến 97% số đối tượng nghiên cứu có mức đường huyết khơng đạt mục tiêu nếu dựa vào chỉ số fructosamin. Con số này cũng phù hợp với giá trị glucose lúc đói (83%) và glucose sau ăn (93%) khơng đạt mục tiêu điều trị.
Rối loạn lipid máu – một yếu tố nguy cơ tim mạch tương đối phổ biến đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2. Rối loạn lipid máu, cùng với đâí tháo đường, tăng huyết áp là những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra biến chứng tim mạch. Một điều tra tại Mỹ năm 2006 cho thấy tỷ lệ rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 lên tới 41% [40] .Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu chủ yếu là tăng triglyceride từ nhẹ đến trung bình hoặc, giảm HDL-C, và tăng LDL-C [41]. Tuy nhiên, theo một số tác giả khác thì thiếu insulin và tình trạng kháng insulin là cơ chế chính đưa
đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đặc điểm nổi bật là tăng cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng triglycerid, tăng LDC - C và giảm HDL - C , . Trong nghiên cứu của chúng tơi có tới 63% đối tượng nghiên cứu có rối loạn lipid máu ở mức khơng chấp nhận được. Tỷ lệ này thậm chí cịn cao hơn tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đang được điều trị rối loạn lipid máu. Điều này phản ánh cịn nhiều đối tượng bị rối lốn mỡ máu nhưng điều trị không đạt mục tiêu, hoặc bị rối loạn mỡ máu không được phát hiện. Thành phần mỡ máu bị rối loạn phổ biến nhất là HDL-C và Cholesteron chiếm tỷ lệ tương ứng 49,5% và 48%. Thành phần triglyceride và HDL-C có tỷ lệ rối loạn thấp hơn tương ứng là 31% và 12%.
Cook CB, Erdman DMC [30] nghiên cứu đái tháo đường ở người Mỹ gốc Phi có 58% người bệnh tăng LDL - C, 26% người bệnh giảm HDL - C . Nghiên cứu của Trần Văn Hiên, Tạ Văn Bình cho kết quả tỷ lệ rối loạn lipid máu là 65,3%, trong đó tăng cholesterol máu tồn phần chiếm 53%, tăng triglycerid chiếm 40%, tăng LDL - C chiếm 42,9% và giảm HDL - C chiếm 20% . Nhiều tác giả đã nhận xét, rối loạn chuyển hoá lipid máu trong bệnh đái tháo đường thường rối loạn nhiều chỉ số với nhau. Vì vậy, phải đồng thời định lượng nhiều chỉ số và theo dõi thường xuyên hoặc định kỳ để phát hiện sớm những rối loạn lipid máu, dự phòng tốt hơn biến chứng bệnh đái tháo đường.
Glucose máu cao mạn tính là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường. Trong đó, bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng phổ biến và nguy hiểm. Một trong những biểu hiện ban đầu của bệnh thận đái tháo đường là xuất hiện microalbumin và sau đó là macroalbumin trong nước tiểu. Bệnh nhân đái tháo đường sau 5 – 10 năm bị bệnh có khoảng 40% xuất hiện microalbumin niệu, sau 7 – 10 năm thì 50% số bệnh nhân này tiến đến bệnh lý thận giai đoạn cuối. Tỷ lệ này phụ thuộc vào thời gian bị bệnh, tình trạng tăng huyết áp, tình
trạng kiểm soát đường huyết, hút thuốc lá,..[42]. Theo Herman W, Hawthome V, Hamman R, Keen H, DeFronzo RA, Newman J và cộng sự thì bệnh thận do đái tháo đường xuất hiện trong 20 – 30% bệnh nhân [43] Theo nghiên cứu DCCT, kiểm soát tốt đường huyết sẽ giảm 39% microalbumin niệu, giảm 54% bệnh thận lâm sàng; Theo UKPDS cứ giảm được 1% HbA1c sẽ giảm 35% biến chứng mạch máu nhỏ [44] Trong nghiên cứu của chúng tơi số đối tượng nghiên cứu có protein niệu chiếm 19,4%. Có thể tỷ lệ protein niệu sẽ cao hơn con số này nếu các đối tượng được kiểm tra microalbumin niệu. Nghiên cứu cũng cho thấy có tới 33,0% số đối tượng nghiên cứu bị suy thận giai đoạn 1, tuy nhiên chỉ có chỉ có 16,1% đối tượng suy thận có protein niệu (con số này có thể lớn hơn nếu làm microalbumin) nói lên có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau gây lên bệnh lý thận ở bệnh nhân đái tháo đường.