1.4. CÁC CƠ CHẾ QUỐC TẾ VÀ QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY
1.4.2. Cơ chế quốc gia
Cơ chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời nói chung và quyền dân sự của NKT nói riêng nhằm thực hiện những nghĩa vụ của các nhà
54
nƣớc đƣợc nêu trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con ngƣời. Nòng cốt của cơ chế này là các cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.
Ủy ban quyền con người bao gồm nhiều thành viên đại diện cho các nhóm xã hội, nghề nghiệp khác nhau. Cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của thiết chế này cũng khác nhau giữa các cơ quan.
Chức năng cơ bản của ủy ban quyền con ngƣời quốc gia là bảo vệ cá nhân khỏi sự phân biệt đối xử và thúc đẩy các quyền con ngƣời, đặc biệt là quyền của nhóm xã hội dễ bị xâm hại hoặc phân biệt đối xử nhƣ phụ nữ, trẻ em...Có những ủy ban đƣợc giao thẩm quyền xử lý tất cả vi phạm các quyền đƣợc nêu lên trong Hiến pháp, trong khi một số khác chỉ có thẩm quyền xử lý những vi phạm về chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị... Một chức năng quan trọng của các ủy ban này là tiếp nhận, điều tra và giải quyết những khiếu nại của các cá nhân và các nhóm về những vi phạm quyền con ngƣời theo pháp luật quốc gia.
Bên cạnh đó, nhiều ủy ban quyền con ngƣời quốc gia đƣợc giao thẩm quyền nghiên cứu chính sách và hoạt động liên quan đến quyền con ngƣời của chính phủ để phát hiện những tồn tại, hạn chế và đề xuất những biện pháp khắc phục, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con ngƣời. Các ủy ban cũng có thể đƣợc giao quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trong việc tuân thủ pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền con ngƣời. Nhiều ủy ban quyền con ngƣời quốc gia còn đƣợc giao chức năng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân về quyền con ngƣời.
Ombudsman có nghĩa là ngƣời đại diện, ở một số nƣớc Ombudsman tƣơng đƣơng với thanh tra Quốc hội hoặc thanh tra nhà nƣớc. Thƣờng có một bộ máy giúp việc gọi là Văn phòng Ombudsman.
Chức năng chủ yếu của Ombudsman là giám sát sự công bằng và hợp pháp của bộ máy hành chính cơng. Cụ thể, văn phịng Ombudsman có trách nhiệm bảo vệ quyền của những ngƣời là nạn nhân của những hành vi, quyết
55
định của cơ quan hành pháp. Do đó, ở các nƣớc có chế định này, Ombudsman thƣờng đƣợc coi là trung gian hòa giải giữa cá nhân có quyền bị xâm phạm với chính quyền. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã thành lập Ombudsman nhƣ là cơ chế quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời nhƣ Đan Mạch, Thụy Điển, Áo...
Quy trình hoạt động của Omdudsman ở các quốc gia tƣơng đối giống nhau. Ombudsman nhận khiếu nại từ công chúng và tiến hành điều tra nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của mình. Ở một số quốc gia, ngƣời dân có thể gửi đơn khiếu nại trực tiếp đến văn phòng Ombudsam, nhƣng ở một số quốc gia khác ngƣời dân chỉ có thể gửi qua trung gian nhƣ thông qua nghị sỹ quốc hội. Các đơn khiếu nại thƣờng đƣợc giữ bí mật danh tính trừ khi có sự đồng ý của ngƣời khiếu nại.
Khơng chỉ giải quyết các vụ việc khi đƣợc yêu cầu, giống nhƣ các ủy ban quyền con ngƣời quốc gia, ở nhiều nƣớc, Ombudsman cịn có thẩm quyền chủ động tiến hành điều tra những vi phạm quyền con ngƣời trên phạm vi rộng hoặc thu hút sự quan tâm lớn của cơng chúng.
Nhìn chung, thẩm quyền của Ombudsman và ủy ban quyền con ngƣời quốc gia có nhiều điểm giống nhau liên quan đến tiếp nhận và giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác nhau, nếu nhƣ Ombudsman chủ yếu đảm bảo công bằng và pháp chế trong quản lý hành chính, trong khi các ủy ban quyền con ngƣời quốc gia quan tâm đến những vi phạm quyền con ngƣời ở phạm vi rộng hơn, đặc biệt là vi phạm liên quan đến vấn đề phân biệt đối xử. Hơn nữa, Ombudsman chủ yếu tập trung vào những vi phạm quyền con ngƣời của các cơ quan và viên chức nhà nƣớc, trong khi các ủy ban quyền con ngƣời quốc gia quan tâm cả đến các vi phạm quyền con ngƣời của cá nhân và chủ thể tƣ nhân.
Nhƣ vậy, qua những phân tích trên ta thấy, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời nói chung cũng nhƣ quyền dân sự của NKT đã có những cơ
56
chế quốc tế và cơ chế quốc gia để đảm bảo thực hiện các quyền con ngƣời đƣợc tốt nhất. Cơ chế quốc tế và quốc gia chính là những quy định về tổ chức, quy trình, bộ máy cụ thể chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện đƣợc các quyền của NKT đƣợc tốt nhất.
Kết luận chƣơng 1
Nhƣ vậy, qua chƣơng 1 chúng ta thấy đƣợc tuy NKT họ có những khiếm khuyến nhất định, nhƣng họ vẫn là con ngƣời, vẫn có những quyền bình đẳng nhƣ những cơng dân khác trong xã hội. Vì họ là những đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi nên Nhà nƣớc cũng nhƣ xã hội cần có những biện pháp thích hợp để bảo vệ quyền của họ.
Pháp luật quốc tế đã có rất nhiều quy định nhằm đảm bảo cho các quốc gia thực hiện đƣợc các quyền của NKT trên cơ sở bình đẳng với các cơng dân khác. Việc bảo vệ quyền của NKT mà cụ thể là bảo vệ quyền dân sự của NKT xuất phát từ quan điểm chung đó. Các quyền dân sự của NKT liên quan rất chặt chẽ đến sự sinh tồn của bản thân NKT, chính vì vậy mà những quy định của pháp luật quốc tế đã tạo tiền để cho các quốc gia phải có nghĩa vụ tơn trọng các quyền này trên thực tế.
Việc quy định các quyền dân sự cụ thể của NKT trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng nhƣ có những cơ chế hữu hiệu để các quốc gia phải đảm bảo thực hiện các quyền này, đã tạo tiền đề cho NKT yên tâm về cuộc sống của bản thân họ. Chính những quy định này đã nâng cao vai trò và đảm bảo đƣợc cuộc sống bình thƣờng của NKT trong cộng đồng xã hội, những NKT dần đã khẳng định đƣợc vai trị của mình trong đời sống xã hội, đồng thời cộng đồng quốc tế cũng có những cái nhìn khác về những NKT.
57
Chương 2
THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY
VÀ BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM
2.1. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUYỀN DÂN
SỰ CƠ BẢN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM
Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy 6,1 triệu ngƣời (tƣơng ứng với 7,8% dân số) từ 5 tuổi trở lên có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận động và tập trung hoặc ghi nhớ. Trong số 6,1 triệu ngƣời này, có 385 nghìn ngƣời khuyết tật nặng [27, tr.11].
Số liệu thống kê đã cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lƣợng và tỷ lệ ngƣời khuyết tật cao trên thế giới.
Mức độ tơn trọng, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ và tạo điều kiện cho NKT hòa nhập cộng đồng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính chất nhân văn của một xã hội. Giống nhƣ ở các nƣớc khác trên thế giới, ở Việt Nam, NKT đƣợc hƣởng tất cả các quyền công dân cơ bản nhƣ những ngƣời bình thƣờng, khơng có bất kì sự phân biệt đối xử nào dựa vào tình trạng khuyết tật của họ. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy định những đối xử ƣu đãi với NKT nhằm bù đắp những thiệt thòi của họ, cũng nhƣ để bảo đảm sự bình đẳng thực chất về quyền và cơ hội với mọi cơng dân. Để khuyến khích sự tôn trọng và những hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ NKT, Nhà nƣớc Việt Nam đã quyết định lấy ngày 18/4 hàng năm làm ngày bảo vệ, chăm sóc ngƣời tàn tật.
Hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến NKT ở Việt Nam bao gồm hàng trăm văn bản khác nhau, tuy nhiên văn bản quan trọng nhất là luật Ngƣời
58
khuyết tật đã đƣợc thông qua năm 2010. Theo Điều 2 luật NKT thì NKT đƣợc hiểu là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm
chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [19, Điều 2]. Điều 5 của luật NKT cũng đã cho thấy rõ Nhà nƣớc
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT thực hiện bình đẳng các quyền và phát huy khả năng của mình để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Luật cũng cho thấy rằng NKT đƣợc Nhà nƣớc, xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và đƣợc hƣởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 điều 4 Luật ngƣời khuyết tật Việt Nam năm 2010 quy định: ngƣời khuyết tật đƣợc bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; b) Sống đô ̣c lâ ̣p, hịa nhâ ̣p cơ ̣ng đờng;
c) Đƣợc miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Đƣợc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận cơng trình cơng cộng, phƣơng tiện giao thơng, cơng nghệ thơng tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với da ̣ng tâ ̣t và mƣ́c đô ̣ khuyết tâ ̣t;
đ) Các quyền khác theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t [19, Điều 4].
Tuy nhiên, trong đó ta có thể thấy đƣợc một số quyền dân sự quan trọng của NKT nhƣ: