1.4. CÁC CƠ CHẾ QUỐC TẾ VÀ QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY
1.4.1. Cơ chế quốc tế
Cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự của NKT bao gồm cơ chế dựa trên Hiến chƣơng và cơ chế dựa trên Công ƣớc bao gồm:
1.4.1.1. Cơ chế dựa trên Hiến chương
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời đƣợc xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của UN nên cả 6 cơ quan chính của UN đều có trách nhiệm trên lĩnh vực này.
49
Đại hội đồng (ĐHĐ) là cơ quan đại diện chính của UN, bao gồm tất cả
các thành viên. Trách nhiệm của ĐHĐ trong vấn đề quyền con ngƣời đƣợc đề cập trong Điều 13 hiến chƣơng, theo đó ĐHĐ có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị nhằm: “Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền và
tự do cơ bản của con người, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo”
[10, Điều 13]. Thêm vào đó Điều 10 Hiến chƣơng cũng quy định: “ĐHĐ có
quyền thảo luận về tất cả các vấn đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến
chương, hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất kì cơ quan nào được ghi
trong Hiến chương, trừ những quy định tại điều 32” [10, Điều 10]. Nhƣ vậy, về
mặt hình thức, ĐHĐ là cơ quan có trách nhiệm cao nhất trên lĩnh vực quyền con ngƣời và có thẩm quyền với tất cả những hoạt động chính trên.
Hội đồng Bảo An (HĐBA) Theo Hiến chƣơng, HĐBA có các chức năng chính là duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, và xem xét giải quyết các tranh chấp hoặc tình huống có thể gây tổn hại tới việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.
Về cơ bản, trên phƣơng diện quyền con ngƣời, HĐBA có các thẩm quyền nhƣ:
Xem xét những vi phạm nghiêm trọng về quyền con ngƣời mà đe dọa hịa bình và an ninh quốc tế theo quy định tại Điều 39 Hiến chƣơng và thông qua những biện pháp cƣỡng chế nếu cần thiết.
Thành lập các tịa án hình sự quốc tế lâm thời để xét xử những vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế.
Về nguyên tắc, HĐBA là cơ quan duy nhất trong các cơ quan hành chính của UN có thể áp dụng các biện pháp cƣỡng chế khi có các hành vi vi phạm quyền con ngƣời, trên cơ sở quy định tại Chƣơng VII Hiến chƣơng. Nhƣ vậy, hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời tuy về mặt hình thức
50
khơng thuộc chức năng chính của HĐBA, song trên thực tế, cơ quan này có một vai trị đặc biệt trong cơ chế của UN về quyền con ngƣời, thể hiện trong việc xử lí các vi phạm quyền con ngƣời. Tính chất đặc biệt thể hiện ở chỗ, khi việc xử lí các vi phạm quyền con ngƣời đƣợc gắn liền với chức năng duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, chúng sẽ có hiệu lực cƣỡng chế, điều mà thuộc về quyền lực riêng HĐBA.
Hội đồng kinh tế và xã hội (ECOSOC) Có vai trị quan trọng bậc nhất trong cơ chế của UN về quyền con ngƣời. Trong việc xây dựng bộ máy, cơ quan này đã thiết lập ra Ủy ban quyền con ngƣời, Ủy ban về vị thế của phụ nữ và Ủy ban ngăn ngừa tội ác và tƣ pháp hình sự. Đây là những cơ quan chun mơn có vai trị nhƣ những “động cơ” trong bộ máy quyền con ngƣời của Liên hợp quốc. Những cơ quan này có chức năng rất rộng, từ việc nghiên cứu các vấn đề, đề xuất xây dựng bộ máy, các chƣơng trình, hoạt động, soạn thảo các văn kiện cho đến giám sát thực hiện các văn kiện quốc tế về quyền con ngƣời.
ECOSOC cịn có một chức năng quan trọng nữa đó là điều hành cơ chế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, mà một trong những mục tiêu của cơ chế này thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ trên phạm vi toàn cầu các quyền và tự do cơ bản của mọi ngƣời, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính và ngơn ngữ.
Hội đồng quản thác (HĐQT) là một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc, đƣợc thành lập để trợ giúp ĐHĐ trong việc thực hiện các chức năng của Liên hợp quốc liên quan đến hệ thống quản thác quốc tế, trừ những khu vực đƣợc xác định là có tính chiến lƣợc thuộc trách nhiệm của HĐBA.
Tịa án Cơng lý Quốc tế (ICJ) là cơ quan xét xử chính của UN. Có thẩm
quyền xét xử các tranh chấp pháp lý mà các bên nêu ra liên quan đến Hiến chƣơng UN và các điều ƣớc quốc tế do UN ban hành. Về nguyên tắc, ICJ cũng có chức năng xem xét, xử lý các tranh chấp về quyền con ngƣời. Tuy
51
nhiên, khác với các cơ chế khác, chủ thể đƣa ra các tranh chấp về quyền con ngƣời ra ICJ giải quyết phải là các quốc gia thành viên UN (chứ khơng phải là các cá nhân, nhóm các nhân, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ...). Thêm vào đó, việc xử lý tranh chấp bởi ICJ đƣợc dựa trên cơ sở tranh tụng giữa các bên có liên quan trƣớc phiên tịa, trong khi việc xử lý các tình huống về quyền con ngƣời bởi ĐHĐ và HĐBA dựa trên cơ sở thảo luận và biểu quyết trong tập thể các thành viên của hai cơ quan này.
Ngoài chức năng xét xử, Điều 96 của Hiến chƣơng cịn quy định ICJ có chức năng tƣ vấn, theo đó “ ĐHĐ và HĐBA có thể yêu cầu ICJ đưa ra những
lời khuyên về vấn đề pháp lý” [10, Điều 96]. Các cơ quan khác của Liên hợp
quốc, nếu đƣợc ĐHĐ cho phép cũng có thể hỏi ý kiến ICJ về những vấn đề pháp lý đặt ra trong phạm vi hoạt động của mình.
Ban thư ký Liên hợp quốc là cơ quan hành chính của UN. Ngƣời đứng
đầu của cơ quan là này là Tổng thƣ ký Liên hợp quốc. Với vị thế là cơ quan hành chính cao nhất của UN, Ban thƣ ký có chức năng cung cấp dịch vụ hành chính cho tất cả của các cơ quan của UN. Trong số các cơ quan trong Ban thƣ ký, có các bộ phận trực tiếp hoạt động trên lĩnh vực quyền con ngƣời mà quan trọng nhất là Văn phòng cao ủy UN về quyền con ngƣời và bộ phận vì sự tiến bộ phụ nữ của Cục phát triển xã hội và các vấn đề nhân đạo. Các cơ quan này cung cấp những dịch vụ văn phòng và điều phối các chƣơng trình hoạt động về quyền con ngƣời trong cả hệ thống UN.
Tổng thƣ ký với tƣ cách là viên chức hành chính cao nhất của UN, có thẩm quyền chỉ đạo mọi cơng việc và hoạt động của Ban thƣ ký. Tổng thƣ ký có thể đƣa ra những định hƣớng cho các hoạt động quyền con ngƣời của LHQ, tham gia và điều hành các cuộc hội nghị, hội thảo hoặc các cuộc họp của các cơ quan UN về quyền con ngƣời, chỉ định đại diện đặc biệt của mình để xem xét, nghiên cứu tình hình quyền con ngƣời ở một quốc gia, khu vực...
52
Ngồi các cơ quan chính trên thì UN cịn có các cơ quan chun trách về quyền con ngƣời trong đó quan trọng nhất là Hội đồng quyền con ngƣời (UNHRC) của UN, đây là cơ quan mới đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 60/251 ngày 03/4/2006 của ĐHĐ để thay thế UNCHR. Việc thành lập UNHRC xuất phát từ sự yếu kém trong hoạt động của UNCHR, đó là sự thất bại trong việc cải thiện tình hình và xử lý những vi phạm nghiêm trọng về quyền con ngƣời diễn ra ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.
Việc giải quyết khiếu nại vi phạm quyền con ngƣời dựa theo cơ chế dựa trên Hiến chƣơng đƣợc quy định đầu tiên tại Điều 87 Hiến chƣơng ( chỉ giới hạn trong việc xem xét các đơn khiếu nại, thỉnh cầu liên quan đến các lãnh thổ quản thác và chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi), sau đó đƣợc đề cập trong nhiều nghị quyết của ECOSOC . Ngoài ra, ĐHĐ, ECOSOC và UNHRC đều có thể thực hiện các hoạt động điều tra bất thƣờng hay còn gọi là các thủ tục đặc biệt đối với những tình huống vi phạm quyền con ngƣời nghiêm trọng diễn ra tại một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Việc điều tra này thƣờng đƣợc tiến hành thơng qua các nhóm cơng tác hoặc báo cáo viên đặc biệt hay chuyên gia độc lập. Trong những trƣờng hợp ngoại lệ, Tổng thƣ ký cũng có thẩm quyền chỉ định các đại diện đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ này.
1.4.1.2. Cơ chế dựa trên Công ước
Cơ chế này dựa trên các ủy ban giám sát thực hiện một số công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời, đƣợc thành lập theo quy định của chính các cơng ƣớc đó (trừ ủy ban về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC). Các ủy ban này đƣợc thành lập chỉ để giám sát, thúc đẩy việc thực hiện những điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời, thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo về việc thực hiện những công ƣớc này của những quốc gia thành viên. Hiện nay có 9 cơng ƣớc đƣợc coi là điều ƣớc quốc tế căn bản về quyền con ngƣời của UN và các công ƣớc này đều đƣợc giám sát bởi các ủy ban.
53
Các ủy ban công ƣớc bao gồm những chuyên gia đƣợc thừa nhận là có uy tín, đạo đức và năng lực trong các lĩnh vực của công ƣớc liên quan. Những chuyên gia này đƣợc lựa chọn (thông qua bỏ phiếu ở các ủy ban) từ những ngƣời đƣợc các quốc gia thành viên đề cử. Tuy nhiên, khi đƣợc bầu là thành viên của các ủy ban thì các chuyên gia hoạt động độc lập với tƣ cách cá nhân.
Các ủy ban công ƣớc thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ căn cứ vào các quy định cụ thể của công ƣớc, trong đó có thể kể đến các chức năng cụ thể nhƣ:
Xem xét báo cáo của các quốc gia thành viên. Khi tham gia các công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời các quốc gia thừa nhận nghĩa vụ pháp lý tuân thủ và thực hiện các quyền đƣợc ghi nhận trong công ƣớc. Các quốc gia có nghĩa vụ đệ trình theo định kỳ các báo cáo về việc thực hiện các quyền đƣợc ghi nhận trong công ƣớc lên ủy ban giám sát đƣợc thành lập theo Công ƣớc.
Xem xét khiếu nại của các cá nhân. Bên cạnh thủ tục báo cáo, một số ủy ban cơng ƣớc cịn đƣợc giao chức năng giám sát phụ thông qua ba cơ chế khác nhau là thủ tục điều tra, xem xét khiếu kiện liên quốc gia và xem xét khiếu nại cá nhân.
Đƣa ra các bình luận/ khuyến nghị chung để giải thích nội dung và các biện pháp thực hiện công ƣớc. Các ủy ban có thẩm quyền đƣa ra các bình luận/ khuyến nghị chung để giải thích nội dung các quyền và hƣớng dẫn các biện pháp thực hiện công ƣớc mà ủy ban giám sát. Các bình luận/ khuyến nghị này là tài liệu rất quan trọng để bảo đảm các quyền nêu trong cơng ƣớc đƣợc hiểu đúng nghĩa và qua đó đánh giá mức độ tn thủ cơng ƣớc của các chính phủ.