1.3 .Các phƣơng tiện tạo hình phi ngơn từ
1.3.1 .Ngôn ngữ thân thể
1.3.2. Ngôn ngữ vật thể
Bên cạnh những nét thuộc về chân dung nhân vật thì các vật thể cũng góp phần tạo nghĩa trong Anna Karenina. Ngôn ngữ vật thể (Object language/ Artifacts/ Artefacts language) được thể hiện qua quần áo, đồ trang sức, phụ kiện trang điểm và các đồ vật khác.
Biểu hiện đầu tiên là trang phục, đồ trang sức, phụ kiện trang điểm. Qua quần áo, đồ trang sức, trang điểm có thể đánh giá được một số phương diện như nghề nghiệp, tính cách, gu thẩm mỹ, phong cách, suy nghĩ…Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, Anna biết cách ăn mặc để làm tơn lên vẻ đẹp của mình. Anna xuất hiện trong buổi vũ hội với bộ váy dạ hội màu đen “nàng mặc áo nhung đen hở cổ rất nhiều (…) áo nàng đính tồn ren Vơnidơ. Trên mớ tóc đen khơng chút cầu kì, gài dải hoa păngxe nhỏ, cũng một dải hoa như vậy chạy trên nền nhung đen chiếc thắt lưng, giữa hàng đăng – ten trắng. Tóc nàng chải rất giản dị, chỉ trang điểm mấy búp nhỏ xõa xuống thái dương và gáy. Chuỗi ngọc trai quấn quanh cổ nàng rắn chắc và tuyệt đẹp” [73, tr.160]. Nàng thường dùng trâm để cài tóc, trên đầu thường trùm bằng chiếc khăn len có quả tua. Trong vũ hội, Kitty thầm khen: “sắc đẹp của nàng chính là ở chỗ nó làm mờ nhạt, quên đi y phục đi, mặc dù y
phục là cái khung để nàng nổi bật lên, giản dị, tự nhiên thanh lịch, đồng thời lại vui tươi, hồn nhiên” [73, tr.160]. Qua đó chân dung Anna hiện lên khơng chỉ là phụ nữ đẹp hình thức bên ngồi mà cịn thể hiện sự am hiểu cái đẹp. Gam màu Anna thường mặc là đen kết hợp với trắng hoặc toàn màu trắng. Khi ngồi trên sân thượng đợi Xerioja, Anna mặc áo dài trắng, viền ren rộng. Lúc đến nhà hát, Anna chọn chiếc áo lụa dài màu tươi viền nhung, hở cổ rất rộng, hàng ren trắng quý phái: “Anna đã mặc chiếc áo lụa dài màu tươi viền nhung, hở cổ rất rộng, may ở Paris; hàng ren trắng quý giá ôm lấy khuôn mặt và đặc biệt làm tôn vẻ lộng lẫy (...) Chàng bỗng trông thấy đầu Anna, kiêu hãnh tươi cười và đẹp mê hồn giữa đường ren cuốn quanh” [12, tr. 573 – 577]. Anna cũng rất đẹp trong trang phục kị sĩ: “Đơi vai trịn trặn, thân hình bó gọn trong xiêm áo nữ kỵ sĩ màu đen cùng dáng ngồi ngựa bình tĩnh và duyên dáng của nàng khiến Doly ngỡ ngàng. Trong cả tư thế, y phục lẫn cử chỉ của Anna, mọi nét đều thanh lịch mà vẫn bình dị điềm đạm và đường hồng đến mức khơng gì có thể tự nhiên hơn”. Lúc ở nhà, Anna thường mặc quần áo khá giản dị: “mặc áo ngủ màu xám (...) mặc áo dài vải gai nõn rất giản dị” [73, tr.449 - 653].
Ngoài Anna, Kitty cũng là nhân vật được L.Tolstoy chú ý khi miêu tả về trang phục. Lúc Levin gặp Kitty ở sân băng, đôi chân nhỏ của cô lút trong giày cao cổ. Trang phục của Kitty không kém phần lộng lẫy khi bước vào buổi vũ hội: “tấm áo dài tuyn cầu kì phủ ngồi lớp áo chẽn màu hồng (…) y như cô đã sinh ra trong tấm áo tuyn ấy, trong mớ đăng ten ấy, với kiểu tóc búi cài bơng hồng giữa hai chiếc lá nhỏ (…) đôi giầy hồng cao gót và cong khơng bó chặt mà ơm khít bàn chân xinh xắn một cách dễ chịu. Mớ tóc giả dày dặn màu hung cũng bám chặt như tóc thật trên mái đầu duyên dáng. Trên chiếc găng dài nịt sát cánh tay như đổ khuôn, ba chiếc khuy cài dễ dàng không hề làm nhăn nếp vải. Dải nhung đen đeo mặt dây chuyền vàng hình trái tim, tao nhã quàng quanh cổ” [73, tr.157]. Trong đám cưới, Kitty tuyệt đẹp trong bộ váy màu trắng. Khi về nông thôn, Kitty chọn cách ăn mặc rất giản dị, phù hợp với cuộc sống ở đây. Ngược lại với cách ăn mặc để tôn thêm vẻ đẹp của Anna, Kitty, thì cách ăn mặc quá diêm dúa của Betsy hay khác người của Lidya xinh đẹp, vợ Korxunxki: “mặc hở
ngực quá lộ liễu” [73, tr.159] đã thể hiện sự đua địi khơng hợp kiểu của “tinh hoa xã hội thượng lưu”.
Bên cạnh con người, những vật thể vô tri vô giác cũng được xây dựng với nhiều ngụ ý. Đó là cuốn album về con trai, những cuốn tiểu thuyết, thư từ, rèm cửa, cái quạt...
Khi xa con, Anna ln mang cuốn album để vẫn ngắm nhìn con. Sau khi thu xếp ổn thỏa việc của gia đình anh trai, Anna bắt đầu thấy nhớ con cồn cào, nàng liền “đứng dậy và đi tìm cuốn an bom” [73, tr.155]. Nàng cho mọi người xem ảnh và giới thiệu về đứa con thân yêu với niềm kiêu hãnh. Khi không thể đến thăm con được nữa, cuốn album là kỉ niệm gợi cho Anna nỗi nhớ con khắc khoải mà bất lực: Nàng cầm quyển album đặt trên bàn trịn, trong đó có dán ảnh con trai ở các thời kì khác nhau. Nàng muốn so sánh tất cả những ảnh đó, và lấy tất cả ảnh ra khỏi album. Chỉ cịn lại một cái, đó là cái đẹp nhất: Nó đang cưỡi lên ghế tựa, mặc áo chồng, lơng mày nhíu lại và miệng tươi cười. Bức ảnh đẹp nhất được đặt cạnh bức ảnh Vronsky càng khiến nàng đau khổ hơn. Quyển album mang ý nghĩa tượng trưng cho tình mẫu tử thiêng liêng, đầy day dứt của Anna dành cho con trai.
Anna có sở thích đọc tiểu thuyết. Vừa ổn định chỗ ngồi trên tàu, Anna đã mang ngay “con dao dọc giấy và một cuốn tiểu thuyết Anh” [73, tr.190]. Vừa đọc, nàng vừa dấy lên khát khao “được sống như thế. Nữ nhân vật trong tiểu thuyết săn sóc người bệnh ư..nàng nảy ra ý muốn được rón rén trong căn buồng có bệnh nhân; một nghị sĩ đọc diễn văn ư…nàng cũng muốn đọc bài diễn văn ấy; tiểu thư Mêri cưỡi ngựa theo sau bầy chó săn, trêu ghẹo chị dâu, và sự táo bạo của cô khiến mọi người kinh ngạc ư, nàng cũng muốn chính mình làm tất cả những điều ấy (...) Nhân vật chính của tiểu thuyết đã tới tuyệt đỉnh cái hạnh phúc kiểu Anh: nhậm chức nam tước cùng đất đai, và Anna đang muốn cùng Anna đi vòng quanh trại ấp” [73, tr.191]. Anna cịn thích viết sách, nàng đã từng viết sách cho trẻ em. Anna cịn tự ví cuộc đời mình như cuốn sách: “luồng ánh sáng đã soi cho nàng thấy rõ cuốn sách cuộc đời” [73, tr.1146]. Cũng giống Anna, Levin, Xecgay đều viết sách: “Levin còn bắt đầu viết một cuốn sách bàn về nông nghiệp (...) và nhất là những ý định viết về một cuốn sách” [73, tr.257 - 279].
Thư từ cũng là hình thức giao tiếp gián tiếp được dùng rất phổ biến và có ý nghĩa nhất định trong các cảnh huống giao tiếp. Oblonsky viết thư cho Anna khi gia đình đang rối bét. Để báo trước mình sẽ đến, Anna hồi âm qua thư. Nữ bá tước Vronsky viết thư cho con trai để “trách vì khơng đến thăm bà và mảnh giấy của ông anh cho biết cần gặp chàng nói chuyện” [73, tr.307]. Thư từ có ý nghĩa nhất cho sự hẹn hị bí mật giữa Anna và Vronsky: “em ốm và buồn khổ lắm. Em không ra ngồi được, nhưng cũng khơng thể đành lòng chịu vắng anh lâu hơn nữa. Tối nay, anh lại nhé, Alêcxêi Alêcxanđrôvich từ bảy giờ đi họp đến mười giờ (...) vì một nỗi giận hờn khiến nàng xé vụn tờ giấy mới bắt đầu viết” [73, tr.203 - 315]. Từ sau khi cuộc cãi vả cuối cùng, Anna đã viết tới hai lá thư và một bức điện tín gửi cho Vronsky và yêu cầu gia nhân phải gửi và lấy ngay thư trả lời về: “Em có lỗi. Anh về ngay, chúng ta cần phân giải với nhau. Vì lịng kính Chúa, anh hãy quay về, em sợ lắm (...) Em rất cần nói chuyện với anh. Anh về càng sớm vàng hay” [73, tr.1124 – 1125]. Khi nhận được thư của Vronsky báo 10 giờ mới về, Anna cay đắng tự nhủ sự đợi chờ vơ ích của mình. Bức thư đẩy Anna đến tuyệt vọng, nghi ngờ và ghen tuông lên đỉnh điểm.
Bức chân dung của Anna, Xerioja và Vronsky cũng có ý nghĩa tạo ra các cuộc giao tiếp “ngầm”. Bức chân dung treo trong phòng Anna bấy lâu nay vẫn vậy nhưng Karenin trong tâm trạng tức tối, ông nghĩ rằng: Đơi mắt bí ẩn đăm đăm nhìn ơng nhạo báng và hỗn xược, chiếc khăn ren đen được nghệ sĩ thể hiện tuyệt vời, mái tóc đen và bàn tay xinh đẹp trắng muốt với ngón thứ tư đeo nhẫn, mọi cái đều hỗn xược và thách thức ơng. Karenin liếc nhìn bức chân dung lần nữa, cau mày và khinh bỉ. Cái nhìn thách thức đó sau này bị trả thù bởi những quyết định của Karenin. Anna còn một bức chân dung nữa do họa sĩ Mikhailop vẽ. Đó là bức tranh tuyệt đẹp, có sức hút kì lạ giống như chính con người Anna mà Vronsky đã thừa nhận: khám phá được vẻ duyên dáng tuyệt vời đó, nó là một phản ánh tâm hồn nàng. Qua bức chân dung, Levin cảm nhận được vẻ đẹp mê hồn đang sống thực. Nhà văn dùng biện pháp so sánh khi đặt cạnh chân dung Xerioja là bức ảnh Vronsky: Khi ngắm nhìn từng nét nhỏ nhắn dễ thương của Xerioja, Anna lại trào lên niềm thương con vô hạn. Đặt cạnh tấm ảnh con trai là
tấm ảnh của Vronsky chụp ở Rome với tóc dài, đội mũ vành mềm làm nàng nghẹn ứ, đau xót. Nàng chỉ được phép chọn một trong hai người thân yêu nhất ấy.
Ngoài trang phục và kiểu trang điểm được kết hợp với nhau, Anna cịn có thêm phụ kiện là chiếc túi xách. Trong cuộc gặp gỡ của Anna và Vronsky trên tàu trở về, tay nàng cầm chiếc xắc đỏ. Lúc ra sân ga tìm Vronsky, Anna cũng mang theo chiếc xắc đó, khi ngồi trên tàu, cái xắc nhỏ nảy trên ghế đệm rồi nằm im. Giây phút cuối, nàng quyết định “quẳng nó đi”: “Nàng định nhảy vào gầm toa đầu tiên, nhưng chiếc xắc đỏ chưa kịp tháo ra khỏi cánh tay làm nàng lỡ dịp. Phải đợi toa sau (...) Vừa đúng lúc thấy mình ở giữa khoảng cách hai vịng bánh xe, nàng vứt cái xắc đỏ đi” [73, tr.1145].
Một số con vật cũng có ý nghĩa biểu tượng cho tính cách, cơng việc và đời sống của các nhân vật. Chẳng hạn như con ngựa đua của Vronsky. Đó là con vật có “tầm vóc trung bình, vóc mình nó hẹp, ức rơ nhưng ngực bóp, mơng hơi thuôn bắp thịt chân không to lắm (...) nhưng nó có một ưu điểm làm mờ hết khuyết điểm là cái NỊI, một cái nịi HÙNG HỒN. Cái đầu nhỏ, với đôi mắt hơi long lanh, tồn thân, nhất là đầu, có cái vẻ dũng mãnh vừa dịu dàng” [73, tr.311]. Con ngựa trong nguyên bản là Fru - Fru. Trong tiếng Pháp froufrou hoặc frou- frou có nghĩa là tiếng “sột soạt” (gần nghĩa với “lao xao” trong bản dịch của Dương Tường). L.Tolstoy cũng từng đặt tên này cho con ngựa của mình khi ơng mua lại của một người bạn. Tên của con ngựa cịn có liên quan đến vở kịch 5 hồi
Froufrou (1870) của hai tác giả Pháp là Hanri Meihac và Ludocvic Halévy. Tác
phẩm viết về Froufrou - biệt danh của Gilberte, nữ nhân vật chính, một cơ gái phù phiếm, nơng nổi. Sau khi kết hôn, cô bỏ chồng và con trai đi theo tình nhân. Cuộc đấu súng diễn ra, người tình bị giết chết. Froufrou trở về nhà và tự vẫn. Kết hợp với ý nghĩa biểu tượng trượt ngã, con ngựa là hiện thân cho vẻ đẹp và ám gợi về số phận của Anna và Vronsky, là ngụ ý về năng động quyền lực của Vronsky với Anna. Khi gần chạm đến chiến thắng, Vronsky để tuột mất. Cái chết của con ngựa cũng là kết cục cuối cùng mà Anna lựa chọn.
Đối với Levin là hình ảnh con bê, con bị, máng cỏ, chó săn...thể hiện sự gắn bó của chàng đối với nơng nghiệp, trang trại: “Levin ngắm con bê non đẻ trong năm trông đẹp đẽ khác thường” [73, tr.269]. Khi Levin và Xtiva bắn trượt
liên tiếp, con chó Laxca nhìn họ như ốn hận và thầm trách việc mải mê nói chuyện, khơng chú tâm vào việc đi săn của ơng chủ. Con bị Pava cũng “sinh con đẻ cái”.
Chiếc gương cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bút pháp “soi gương” của nhà văn. Nhờ chiếc gương mà các nhân vật thường tự soi mình vào đó. Trước lúc khiêu vũ, Kitty soi gương thấy mình tuyệt đẹp trong bộ váy dạ hội. Trong buổi tiếp khách khác tại nhà, thay xong trang phục, cô soi gương thấy mình rất đẹp và hồn tồn tự chủ. Nghe tin Levin đến, nàng soi gương xong lại hoảng lên “vì khn mặt mình tái nhợt đi” [73, tr.113]. Trước khi Nikolai chết, tâm trạng nghi ngờ, hoảng loạn và chân dung của Levin cũng được phản ánh khi chàng soi mình vào gương: “chàng thắp nến, thận trọng đứng dậy đến ngồi trước gương và ngắm nghía khn mặt cùng mái tóc mình. Đây này, hai bên thái dương, đã có vài sợi tóc bạc. Chàng há miệng. Những chiếc răng bên trong bắt đầu hỏng. Chàng xắn áo để lộ đôi cánh tay cuồn cuộn bắp thịt. Chàng rất khỏe” [73, tr.547]. Sau này, trước khi đến thăm Anna, Levin cũng soi mình trong gương để chắc chắn rằng mặt chàng đỏ nhưng không say. Qua tấm gương, Vronsky nhận ra cảm giác đau khổ mà Anna đang muốn giấu: mặt nàng tái đi và môi run lên. Trong lúc hoảng loạn nhất, nhìn vào gương, Anna thấy: “một khn mặt đỏ ửng với đôi mắt long lanh một cách kì lạ đang nhìn nàng vẻ hoảng hốt (…) và sau khi ngắm kỹ mình từ đầu đến chân” [73, tr.1126].
Cây nến cũng là hình ảnh mang nhiều ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm. Khi Nikolai sắp chết, Levin thắp nến lên. Lúc rơi vào hoảng loạn nhất, Anna tự hỏi: sao khơng tắt nến đi khi khơng cịn nhìn gì nữa. Cũng chính luồng ánh sáng của cây nến đã soi cho nàng thấy rõ cuộc đời với biết bao lo âu, đau khổ, lúc này bừng lên chói lọi hơn, soi chiếu vào mọi vật bấy lâu nay vẫn chìm trong bóng tối rồi ung rinh, mờ đi và tắt ngẫm vĩnh viễn.
Ngoài những cử chỉ lấy tay che mặt, nhân vật Anna còn sử dụng che mặt bằng tấm mạng. Đối với văn hóa một số quốc gia phương Tây thời xưa, mạng che mặt được xem là công cụ thể hiện đẳng cấp vương giả và sự sang trọng của phụ nữ. Nó được làm bằng vải lưới, che nửa khuôn mặt, màu sắc tùy vào sở thích của từng người. Ở một số nước khác, việc che mặt là luật lệ hà khắc của
đạo Hồi khi người phụ nữ bước ra đường. Anna có ba lần sử dụng mạng che mặt trong những lúc tâm trí cơ rối bời hoặc đang có những xung đột dữ dội. Lần đầu tiên khi Anna hẹn gặp Vronsky để cho chàng biết nàng đã thú nhận hết mọi việc với Karenin. Từ xa, Vronsky đã nhận ra nàng qua dáng đi mặc dù “mặt nàng che mạng” [73, tr.498]. Suốt cuộc trị truyện của hai người, có lúc Vronsky như thấy “nàng nhìn mình qua chiếc tràng mạng đầy một vẻ hằn học kỳ lạ” [12; tr.500]. Lần thứ hai là khi Anna đến thăm Xerioja. Nàng vẫn che mạng để tránh cho người hầu nhận ra. Nhưng Xerioja gỡ ra để được nhìn trực tiếp mẹ. Karenin vào, Anna đã hạ chiếc mạng xuống và chạy vội ra khỏi ngôi nhà. Lần cuối cùng là khi nàng ra ga và định đi tìm Vronsky. Khơng thể chịu được thái độ soi mói của những người cùng toa ngồi hàng kế bên, Anna đã hạ tấm mạng xuống để che dấu “vẻ mặt hoảng hốt nấp sau tấm mạng nhỏ”. Tấm mạng đã giúp Anna giấu giếm những bất an trên khn mặt. Ngồi tấm mạng, quạt cũng có tác dụng “che mặt” cho Anna. Nhìn thấy Vronsky ngã ngựa, để tránh cái nhìn soi mói của đám đơng, Anna vội vàng ngồi xuống và “che mặt sau chiếc quạt”. Khi nhận thấy những cử chỉ âu yếm Vronsky dành cho Anna lúc hai người nhảy với nhau trong buổi dạ hội, Kitty sẵn quạt trên tay và “quạt phần phật và bực dọc vào khn mặt nóng bỏng” của mình.
Ơ cửa sổ và những tấm rèm cửa cũng là đồ vật mang ý nghĩa ẩn dụ. Trong lần đầu tiên gặp nhau, Anna và Vronsky khơng nhìn trực tiếp mà qua ơ cửa kính của con tàu. Sau khi nhìn qua ô cửa, họ mới quay lại nhìn nhau. Trên đường ra ga, qua ơ cửa, Anna nhìn thấy một gã mugic bé nhỏ gớm ghiếc làm nàng nhớ lại