04 chỉ tiêu về Kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới ở Huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 136)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. 04 chỉ tiêu về Kinh tế và tổ chức sản xuất

(1) Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của tỉnh: lớn hơn hoặc bằng 1,2 lần

(2) Tỷ lệ hộ nghèo: dƣới 10%

(3) Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp: dƣới 45%

(4) Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả: Có các mô hình phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.

2.3.4.11 chỉ tiêu về Văn hoá - Xã hội - Môi trường

(1) Phổ cập giáo dục trung học: Đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm từ 90% (xã đặc biệt khó khăn đạt 70%) trở lên. Tỷ lệ thanh thiếu niên 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở từ 80% (xã đặc biệt khó khăn đạt 70%) trở lên.

(2) Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 70% trở lên.

(3) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 20% trở lên.

(4) Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 20% trở lên. (5) Y tế xã đạt chuẩn quốc gia - hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn theo Quyết định 370/2002/QĐ-BYT, ngày 07/2/2002 của Bộ Y tế.

(6) Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL tại Quyết định 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006.

(7) Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia đạt 70% trở lên.

(8) Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng: theo Thông tƣ 01/2012/TT-BTNMT; Thông tƣ 02/2005/TT-BTNMT; Nghị định 149/2004/NĐ-CP.

(9) Không có các hoạt động suy giảm môi trƣờng và có các hoạt động phát triển môi trƣờng xanh, sạch, đẹp

(10) Nghĩa trang đƣợc xây dựng theo quy hoạch: Nghĩa trang có khu hung táng, cát táng, nơi trồng cây xanh, lối đi thuận lợi, có quy chế quản lý nghĩa trang, mộ đặt theo hàng và xây đúng diện tích, chiều cao theo quy định... đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 7956:2008

(11) Chất thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định: Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải đạt yêu cầu chung theo TCVN 6696-2000. Bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDXN 261-2001.

2.3.5. 05 chỉ tiêu về Hệ thống chính trị

(1) Cán bộ xã đạt chuẩn: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ.

(2) Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: Thành lập, duy trì đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị; đảm bảo không có trình trạng “trắng” các tổ chức này ở các xã.

(3) Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”. (4) Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. (5) An ninh, trật tự xã hội đƣợc giữ vững: Ban hành, thực hiện nội quy, quy ƣớc làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; Đảm bảo cho lực lƣợng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn

mới; không để xẩy ra các hoạt động chống đối; không để xẩy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, các loại tội phạm, tai nạn giao thông giảm; hàng năm Đảng ủy có nghị quyết, UBND có kế hoạch về công tác an ninh, xã đạt đơn vị khá trở lên trong “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, Công an xã đạt danh hiện “Đơn vị tiên tiến” trở lên.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHỔ YÊN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, có 18 đơn vị hành chính, bao gồm 15 xã và 3 thị trấn. Phổ Yên giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công về phía Bắc; giáp huyện Phú Bình về phía Đông; huyện Đại Từ về phía Tây, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc về phía Tây nam, huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang về phía Đông nam và huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội về phía Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km.

Do có vị trí thuận lợi nên Phổ Yên là địa phƣơng rất có tiềm năng và là nơi đƣợc nhiều nhà đầu tƣ tin chọn. Với vị trí địa lý trên, huyện Phổ Yên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tƣơng lai, xứng đáng là huyện lỵ trung tâm của tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Huyện Phổ Yên có địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam. Độ cao trung bình so với mặt biển là 13,8m, điểm cao nhất là 153m và thấp nhất là 8m. Địa hình đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt.

Phía Đông và Đông bắc: Gồm có 7 xã và 2 thị trấn là vùng ven sông Cầu có các đồi thấp xen kẽ với các cánh đồng khá rộng, đất đai tƣơng đối bằng phẳng, có hệ thống thuỷ văn khá thuận lợi. Khu vực này sản xuất nông nghiệp với các cây trồng ngắn ngày, kết hợp với chăn nuôi.

Phía Tây và Tây bắc: Gồm có 4 xã và 1 thị trấn, đây là vùng núi của huyện, địa hình chủ yếu là đồi núi đất đai nghèo dinh dƣỡng. Điều kiện khu vực này thích hợp với trồng cây dài ngày, cây lâm nghiệp.

hƣởng của những trận ứng ngập vào mùa mƣa. Khu vực này tập trung sản xuất những loại cây ngắn ngày, đặc biệt là rau xanh và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

3.1.1.3. Điều kiện về khí hậu và thuỷ văn

Huyện Phổ Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng và mƣa nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Mùa lạnh ít mƣa độ ẩm thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Khí hậu mang tính chất đặc thù của khí hậu trung du miền núi nên đƣợc chia thành 2 mùa đông hè rõ rệt. Theo tài liệu của trạm khí tƣợng thủy văn huyện cho thấy các đặc điểm khí hậu thể hiện nhƣ sau:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là: 23,5 0C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,8 0C vào tháng 6, tháng thấp nhất là 8,8 0C vào tháng 12.

- Lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa trung bình năm là 1321 mm, lƣợng mƣa năm cao nhất là 1780 mm tập trung vào tháng 6,7,8, lƣợng mƣa năm thấp nhất là 912 mm tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm 81,9 % cao nhất là 85 %, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 77 %.

- Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. +) Gió mùa Đông Bắc kèm theo khí hậu lạnh làm ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng vụ Đông Xuân, thƣờng xuất hiện vào tháng 12 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau.

+) Gió Đông nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, khí hậu mát mẻ kèm theo mƣa nhiều.

+) Ngoài ra còn gió Tây Nam thƣờng xuyên xuất hiện xen kẽ trong mùa thịnh hành của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài từ 2 - 3 ngày, gió Tây Nam khô, nóng ẩm, độ ẩm không khí thấp, đôi khi xuất hiện sƣơng muối.

Tóm lại: Thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lƣợng mƣa thấp, ít sƣơng muối, mƣa xuân đến muộn, độ ẩm không khí không quá cao, lƣợng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, công nghiệp.

Phổ Yên có 2 con sông chảy qua là sông Cầu và sông Công với trữ lƣợng nƣớc lớn. Sông Cầu bắt nguồn từ phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn với chiều dài 1615km còn sông Công bắt nguồn từ phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên với chiều dài 325km rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng đặc biệt là vấn đề tới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó sông Công lƣợng nƣớc chảy là do sự điều tiết của Hồ Núi Cốc nên nó thƣờng đƣợc phát huy vào mùa đông - khắc phục đƣợc cơ bản tình trạng thiếu nƣớc vào mùa này.

3.1.1.4. Đất đai và cơ cấu sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25.886,9 ha; bình quân đầu ngƣời là 0,18ha/ngƣời; bình quân một lao động là 0,27ha/lao động, thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh (tỷ lệ này bình quân của cả tỉnh là 0,31 và 0,51). Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhƣỡng tỷ lệ 1/25.000, huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính sau:

(1) Đất phù sa đƣợc bồi (Pb

): Diện tích 2.348 ha, phân bố chủ yếu ven 2 hệ thống sông Cầu và sông Công, thuộc các xã Minh Đức, Đắc Sơn, Thành Công, Nam Tiến, Vạn Phái, Tiên Phong, Tân Phú, Thuận Thành và Trung Thành.

(2) Đất phù sa không đƣợc bồi (P): Diện tích 1.148 ha, chủ yếu phân bố ở các xã vùng thấp nhƣ Đồng Tiến, Đông Cao, Tân Phú, Thuận Thành và Trung Thành.

(3) Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pp): Diện tích 273 ha, phân bố ở 2 xã Trung Thành và Thuận Thành.

(4) Đất phù sa ngòi suối (Py

): Diện tích 360 ha, phân bố ở Đắc Sơn và Vạn Phái.

(5) Đất bạc màu (B): Diện tích 2.539 ha, phân bố ỏ các xã Đắc Sơn, Nam Tiến, Đồng Tiến, Tiên Phong.

(6) Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs

): Diện tích 11.251 ha, phân bố nhiều ở các xã phía Tây và Bắc huyện nhƣ Phúc Tân, Bình Sơn, Phúc Thuận, Thành Công, đất có độ dốc cao, tầng đất mỏng.

(7) Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 3.619 ha, phân bố ở phía Tây sông Công, thuộc các xã Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái. Đất có độ dốc cao, tầng mỏng.

(8) Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp

): Diện tích 2.944 ha, phân bố rải rác vùng đồi bát úp, thuộc các xã Phúc Thuận, Đắc Sơn, Nam Tiến. Đất có độ dốc < 150, tầng đất dày 50-70 cm.

(9) Đất Feralít biến đổi do trồng lúa (Lf

): Diện tích 384 ha, đất có tầng dày trên 70 cm, độ dốc < 80

.

(10) Đất dốc tụ (D): Diện tích 3.330 ha, phân bố rải rác các xã trong huyện. Đất có tầng dày > 100 cm, độ dốc < 80.

Trong 10 loại đất trên, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất Feralít biến đổi do trồng lúa thƣờng có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhƣng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong thời gian tới, loại đất này chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp là điều bất khả kháng. Vì vậy, ngành nông nghiệp chuyển hƣớng theo đầu tƣ chiều sâu, sản xuất sản phẩm hàng hoá chất lƣợng cao.

Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn huyện, hầu hết có độ dốc > 250. Đây là các diện tích mà trong quy hoạch cần lƣu ý bố trí cây trồng và áp dụng các công nghệ sử dụng đất dốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi.

Cũng theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 31/12/2010, diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên phân theo mục đích sử dụng nhƣ sau:

- Đất nông nghiệp: 19.959,34 ha chiếm 77,10 %, tổng diện tích tự nhiên. Bình quân đầu ngƣời là 0,14ha/ngƣời; bình quân một lao động là 0,21ha/lao động, thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh (tỷ lệ này bình quân của cả tỉnh là 0,25 và 0,42).

- Đất phi nông nghiệp: 5827,8 ha chiếm 22,51 %, tổng diện tích tự nhiên. - Đất chƣa sử dụng: 99,67 ha chiếm 0,39 %.

Nhƣ vậy, diện tích đang sử dụng vào các mục đích là 25.787,14 ha, chiếm 99,61 % tổng diện tích tự nhiên; diện tích chƣa sử dụng chỉ chiếm 0,39 %. Qua đó ta thấy, diện tích đang sử dụng đạt tỷ lệ khá cao, điều đó nói lên rằng: quỹ đất của Phổ Yên hầu nhƣ đã khai thác gần hết, khả năng mở rộng các loại đất trên đất chƣa sử dụng bị hạn chế.

Bảng 3.1: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất năm 2012 của huyện Phổ Yên

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 25.886,90 100 1 Đất nông nghiệp NNP 19.959,34 77.10 1.1 Đất lúa nƣớc DLN 6.892,93 26,63

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.312,51 16,66

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 2.679,34 10,35

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 4.282,33 16,54

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 284,90 1,10

1.7 Đất làm muối LMU

1.8 Các loại đất nông nghiệp khác 1.507,33 5,82

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.827,80 22,51

3 Đất chƣa sử dụng DCS 99,76 0,39

4 Mức trang bị đất

4.1 Diện tích đất tự nhiên /nhân khẩu 0,18

4.2 Diện tích đất tự nhiên /lao động 0,27

4.3 Diện tích đất nông nghiệp /nhân khẩu 0,14

4.4 Diện tích đất nông nghiệp/lao động 0,21

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Năm 2012, dân số trung bình toàn huyện là 141.225 ngƣời, mật độ dân số bình quân khoảng 546 ngƣời/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều trên địa bàn huyện. Dân cƣ chủ yếu tập trung ở các thị trấn và những nơi thuận lợi giao thông đi lại. Toàn huyện có 95.258 ngƣời có khả năng lao động (chiếm 67,45% tổng dân số của huyện). Trong đó lao động trong độ tuổi là 84.298 (chiếm khoảng 88,5% tổng nguồn lao động của huyện).

Trong tổng số 95.258 lao động, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 89.736 ngƣời, chiếm khoảng 94,2%, trong đó: Lao động đang làm việc trong ngành nông lâm nghiệp, thủy sản là 73,75%; Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng 7,8%; Lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ 18,45%.

Bảng 3.2 cho thấy Cơ cấu lao động theo ngành có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần, tuy nhiên tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp hiện nay vẫn còn 73,75%, cao hơn mức chung của toàn tỉnh hiện nay (khoảng 65,7%), điều đó cho thấy tốc độ chuyển dịch còn chậm.

Bảng 3.2: Thực trạng dân số - lao động huyện Phổ Yên

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012

1. Tổng số nhân khẩu 137.720 139.602 141.225

+ Nam 68.226 69.145 69.935

+ Nữ 69.494 70.457 71.290

2. Nguồn lao động (ngƣời) 92.664 94.136 95.258

+ Lao động trong độ tuổi 82.075 83.402 84.298

+ Lao động ngoài độ tuổi 10.589 10.734 10.960

3. Tỷ lệ lao động /nhân khẩu (%) 67,28 67,43 67,45 4. Lao động đang làm việc trong các

ngành kinh tế (ngƣời) 87.010 88.236 89.736

ệp, thuỷ sản 68.320 67.342 66.180

, xây dựng 5.586 6.044 6.999

13.104 14.850 16.556

5. Tỷ tệ lao động trong các ngành kinh tế/

tổng số lao động (%) 93,90 93,73 94,20

, thuỷ sản 78,52 76,32 73,75

, xây dựng 6,42 6,85 7,80

15,06 16,83 18,45

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

a) Tăng trƣởng kinh tế: Trong giai đoạn 2010-2012, tổng giá trị sản xuất trên toàn huyện tăng trƣởng nhanh, bình quân là 17,8%/năm, (trong đó Công nghiệp và Xây dựng: 22,5%/năm; Dịch vụ: 24,2%/năm; Nông lâm nghiệp, thủy sản: 3,8%/năm). Dƣới đây là các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của huyện.

Bảng 3.3: GTSX huyện Phổ Yên thời kỳ 2008 - 2012

Đơn vị: Triệu đồng Ngành Năm Tốc độ PT BQ năm 2008 2009 2010 2011 2012 I. GTSX 1.610.675 1.912.231 2.201.858 2.464.772 2.758.210 17,8 1.CN và XD 841.805 1.064.847 1.265.043 1.425.223 1.598.415 22,5 2. DV 336.625 401.700 477.180 562.825 662.570 24,2 3. NLN, Thủy sản 432.245 445.684 459.635 476.724 497.225 3,8

II. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100

1.CN và XD 52,3 55,7 57,5 57,8 58,0

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới ở Huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)