3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô:
3.2.1.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh, phát triển:
Duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện tiên quyết trong nâng cao NLCT điểm đến của toàn ngành Du lịch. Trước những tác động nghiêm trọng của cuộc đại suy thoái toàn cầu, xung đột vũ trang, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh gây ra trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay cho thấy, ngành Du lịch còn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian tới. Vì vậy, ngành Du lịch có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo của Chính phủ đặc biệt là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự tham gia tích cực, chủ động của các bộ, ban ngành hữu quan, của chính quyền các địa phương cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch đồng thời Nhà nước cần hỗ trợ nhiều hơn trong việc nâng cao NLCT của các doanh nghiệp du lịch thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư, cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời giúp các doanh nghiệp định hướng được thị trường tiềm năng, giảm các chi phí đầu tư ban đầu, các chi phí đầu vào đối với những hàng hóa dịch vụ Nhà nước còn áp dụng chính sách quản lý giá như điện, nước, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ thục hành chính, giảm thiểu các chi phí giao dịch không cần thiết cho các doanh nghiệp.
Nâng cao và phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch Việt Nam để trở thành người đại diện thực sự cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Hiệp hội cần đẩy mạnh hoạt động, chủ động và tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, nắm bắt và phản ánh đầy đủ, chính xác những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh và góp phần hỗ trợ doanh nghiệp du lịch nâng cao NLCT trong môi trường cạnh tranh quốc tế gay gắt hiện nay. Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò là kênh cung cấp thông tin về thị trường du lịch quốc tế cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế tại các thị trường trọng điểm đồng thời tieeos cận các thị trường mới và tiềm năng. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, Hiệp hội cần đẩy mạnh việc hợp tác với các Hiệp hội du lịch
của các nước trên thế giới và trong khu vực để tổ chức gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp du lịch hai bên từ đó thiết lập các mối quan hệ bạn hàng, đối tác tin cậy lẫn nhau.
Cần củng cố và tạo điều kiện thuận lơi cho Hiệp hội khách sạn phát huy tốt nhất chức năng và nhiệm vụ của mình trong vai trò là đại diện cho các khách sạn trên cả nước. Bên cạnh đó cần tạo lập các diễn đàn cho các doanh nghiệp, cá nhân thảo luận và giải quyết những khó khăn chung trong quá trình kinh doanh hoạt động du lịch, đồng thời đưa ra các khuyến nghị, đề xuất với Chính phù, các bộ ngành và chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho du lịch phát triển bằng việc khuyến khích thành lập các hiệp hội nghề nghiệp như Hiệp hội lữ hành, hiệp hội hướng dẫn viên du lịch, hiệp hội vận chuyển du lịch, hiệp hội nhà hàng, hiệp hội cửa hàng mua sắm cho khách du lịch, hiệp hội golf Việt Nam.
3.2.1.2. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, chính quyền địa phương, đơn giản hóa các thủ tục để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển:
Du lịch không phải một ngành kinh tế độc lập mà có liên quan tới nhiều ngành kinh tế khác, vì vậy trong quá trình phát triển du lịch rất cần sự phối hợp hiệu quả giữa các ban ngành và chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc vai trò điều phối hiệu quả của Ban chỉ đạo nhà nước về Du lịch cần được phát huy hơn nữa, Chính phủ cần ban hành một chính sách chung để duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban ngành hữu quan và chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước với doanh nghiệp và cần một cơ chế phù hợp và hiệu quả để duy trì sự phối hợp giữa các bộ, ngành.
Để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa khách du lịch quốc tế tới Việt Nam, các quy định về thủ tục xuất, nhập cảnh cần được Bộ Công an và Bộ Ngoại giao phối hợp nghiên cứu đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi cho khách du lịch. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cần tiếp tục được cải tiến quy trình làm thủ tục xuất nhập cảnh theo hướng đơn giản hơn, tiện lợi và hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra hành lý và hành khách, tiến hành giải quyết nhanh các thủ tục, tránh gây phiền hà và tâm lý không tốt cho khách du lịch. Triển khai đồng bộ, tiện lợi cho khách du lịch trong việc cấp thị thực tại các cửa khẩu, tránh tình trạng lập lờ, thiếu minh bạch giữa chủ trương cấp thị thực tại cửa khẩu với việc nhận thị thực ở cửa khẩu. Bố trí địa điểm rộng rãi tại các cụm cảng hàng không và các cơ quan
quản lý cửa khẩu quốc tế đường bộ nhằm tạo thuận lợi cho khách du lịch chờ đợi và làm thủ tục đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu.
Nhằm phối hợp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch, ngành Hải Quan cần tiếp tục đổi mới quy trình thủ tục hải quan nhằm đảm bảo tính minh bạch, độ tin cậy và đồng bộ. Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hải quan bằng việc thực hiện nhanh quy trình nghiệp vụ, công khai các thông tin về thủ tục đối với hàng hóa và hành lý của khách du lịch, cán bộ hải quan hướng dẫn tận tình khách du lịch trong khi làm thủ tục nhằm tạo ấn tượng tốt về Việt Nam ngay từ khi đặt chân tới Việt Nam.
Bên cạnh đó, để có sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các bộ, ban ngành, Tổng cụ Du lịch cần phối hợp với các ngành Công an, Quốc phòng và Hải quan tổ chức các khóa đào tạo cán bộ, nhân viên làm tại các cửa khẩu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và có thái độ đón tiếp, thể hiện sự mến khách và tận tình giúp đỡ khách du lịch.
Nhằm phát triển hơn nữa các thị trường trọng điểm của Du lịch Việt Nam như Pháp, Đức, Anh, Úc, Canada, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an cần nghiên cứu, trình Chính phủ lộ trình áp dụng chính sách miễn thị thực cho công dân tại các thị trường này nhằm thúc đẩy nhu cầu của khách du lịch từ các nước này tới Việt Nam.
3.2.1.3. Đổi mới chính sách thuế, tài chính, ngân hàng:
Nhằm tạo điều khiện tốt nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thành lập và hoạt động cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế thông qua cải cách hệ thống thuế và hệ thống tài chính, ngân hàng. Do nguồn vốn ngân sách hạn chế, cần sự tham gia đầu tư tích cực của khu vực tư nhân vào công cuộc phát triển du lịch. Để làm được điều này, cần tập trung cải cách hai lĩnh vực quan trọng: Một là hệ thống thuế, hai là hệ thống tài chính và ngân hàng.
- Hệ thống thuế của nước ta còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích thu hút đầu tư vào du lịch, ngành Thuế chưa nhận ra tính chất xuất khẩu dịch vụ tại chỗ của hoạt động du lịch nên còn thực hiện chính sách đánh thuế cao với du lịch như thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu ô tô vận chuyển khách du lịch , thuế đất khuôn viên khách sạn. Do tác động của chính sách thuế, hệ thống xe vận chuyển khách du lịch Việt Nam chưa được hiện đại hóa, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng đúng mức nhu cầu của khách du lịch, chi phí vận chuyển cao làm chi phí đầu vào của ngành Du lịch cao dẫn đến giá du lịch Việt Nam cao hơn một số đối thủ cạnh tranh chính và là
yếu tố hạn chế NLCT của doanh nghiệp du lịch Việt Nam, của ngành Du lịch Việt Nam.
- Hệ thống tài chính và ngân hàng nước ta còn đang áp dụng các quy định về kiểm soát lãi suất và kiềm chế tài chính không phù hợp. Điều này tạo ra khoảng cách lớn giữa việc mở rộng lãi suất và chi phí vốn quá cao cho các công ty du lịch, có thể gây ra tác động xấu tới ổn định kinh tế vĩ mô và các vấn đề tài chính chủ yếu khác. Đã có nhiều dự án đầu tư tốt trong lĩnh vực du lịch nhưng đã bị trì hoàn, hủy bỏ do nguyên nhân từ hệ thống tài chính chưa hoàn thiện của Việt Nam. Trước thực tế này, Bộ Tài chính cần nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội cho phép áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:
+ Giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 5- 6% đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó tăng cường NLCT thu hút du khách tới Việt Nam.
+ Miễn thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đổi mới, hiện đại hóa hệ thống phương tiện vận chuyển, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm giá du lịch tại Việt Nam.
+ Thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch nhằm khuyến khích du khách tăng chi tiêu, tiêu dùng, mua sắm tại Việt Nam từ đó thúc đẩy loại hình du lịch mua sắm phát triển, tăng xuất khẩu tại chỗ.
+ Tăng chi ngân sách cho hoạt động Marketing, quảng bá điểm đến và du lịch Việt Nam ra thế giới. Với sự phát triển của du lịch hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các điểm đến, giữa ngành Du lịch của các nước càng trở nên gay gắt hơn. Vì vậy, để thành công, ngành Du lịch Việt Nam cần thực hiện hiệu quả công tác Marketing, quảng bá điểm đến và đặt các văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài. Quy mô thực hiện quảng bá rất lớn, rất khó thực hiện trên quy mô doanh nghiệp vì vậy cần dành nguồn ngân sách đáng kể cho hoạt động này, Nhà nước có thể giành một khoản ngân sách hàng năm dựa trên cơ sở tỷ lệ & đóng góp của chính ngành Du lịch trong tổng GDP cả nước.
+ Bộ Tài chính cần chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu hình thành Quỹ xúc tiến du lịch quốc gia trên cơ sở huy động vốn từ ba nguồn: ngân sách nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp du lịch, đóng góp của các cá nhân và tổ chức quan tâm tới công cuộc phát triển du lịch Việt Nam.
3.2.1.4. Ban hành chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch:
Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, 43% các doanh nghiệp đánh giá quy định hành chính về đầu tư của chính quyền là một rào cản lớn trong kinh doanh:
Biểu đồ 3.1 Rào cản trong kinh doanh du lịch Hạ Long
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012
Kết quả điều tra cho thấy, cần thay đổi các quy định về hành chính về đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả là năng động trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Để thu hút đầu tư hiệu quả vào du lịch, Chính phủ và ngành Du lịch cần xác định các địa điểm du lịch có tiềm năng cho đầu tư và tiến hành chiến dịch nhằm vào các nhà đầu tư bằng việc đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư và sẵn sàng gặp gỡ, làm việc, hỗ trợ các doanh nghiệp. Xây dựng và ban hành Luật đầu tư du lịch nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào một số trọng điểm du lịch, từ đó hình thành các khu du lịch có thương hiệu tầm cỡ khu vực và quốc tế nhằm đạo đòn bẩy phát triển các khu vực khác.
Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ tiếp cận vốn vay hoặc bảo lãnh cho các doanh nghiệp này vay vốn, đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh hoạt động du lịch, có cơ chế,
chính sách giảm chi phí đầu vào, giảm thuế và có những hỗ trợ về tài chính và thuế... nhằm tạo động lực phát triển du lịch.
3.2.1.5. Đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ngành Du lịch:
Để ngành Du lịch hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn, cần tách bạch hoàn toàn chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động du lịch Việt Nam. Cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế chủ quản đối với các doanh nghiệp du lịch, chuyển toàn bộ nhà khách thuộc các bộ, ngành đoàn thể sang kinh doanh nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch.
Bên cạnh đó, ngành Du lịch cần tập trung tiến hành tiêu chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước về du lịch thuộc mọi cấp quản lý từ trung ương tới địa phương. Cần có chính sách tuyển dụng và đãi ngộ thích đáng những người có tài, có kinh nghiệm làm việc và chuyên môn cao về du lịch trong công tác hoạch định chính sách phát triển du lịch.
3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô:
3.2.2.1. Giải pháp thâm nhập thị trường:
Từ thực trạng phát triển ngành Du lịch Hạ Long được phân tích trong chương 2 cho thấy vịnh Hạ Long có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đặc sắc để phát triển đầy đủ các loại hình du lịch: Du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch bơi lặn, du lịch thể thao trên biển, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch mua sắm… Để tận dụng hiệu quả hơn nữa nguồn lực cốt lỗi nhằm thu hút khách du lịch tới Hạ Long, trong thời gian tới, chính quyền Tỉnh, Thành phố và ngành Du lịch Hạ Long cần lập kế hoạch quảng bá, tiếp thị thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế ở quy mô lớn hơn và sâu rộng hơn.
Ngành Du lịch Hạ Long cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức các sự kiện, lễ hội đa dạng và phong phú để thu hút khách du lịch. Tiếp nối thành công trong những năm vừa qua của Carnival Hạ Long, trong thời gian tới, Hạ Long cần chủ động triển khai tốt hơn công tác chuẩn bị về kịch bản, về quảng bá, đưa những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam, học hỏi nhiều hơn nữa kinh nghiệm
tổ chức lễ hội của các nước trên thế giới nhằm tạo sự mới mẻ, độc đáo, thu hút và tạo hiệu quả thiết thực.
Ngành Du lịch Hạ Long cần phối hợp chặt chẽ với các công ty lữ hành, các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước để nối tuyến du lịch Hạ Long với các điểm du lịch khác, góp gần đưa Hạ Long trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách. Ngoài ra, cần xây dựng và hoàn thiện các trung tâm cung cấp thông tin chính xác về du lịch, tránh nạn cò mồi, chèn ép du khách làm xấu hình ảnh Hạ Long.
Đẩy mạnh phát triển các thị trường nước ngoài bằng việc tham gia hoặc chủ trì mở các đợt xúc tiến quảng bá thông qua hội nghị, triển lãm, ngội thảo quốc tế, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng những nét độc đáo của di sản, kỳ quan thế giới. Xây dựng kênh trao đổi thông tin, cập nhật thông tin thường