Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Crouch và Ritchie

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Hạ Long (Trang 29 - 118)

Với mục đích đo lường NLCT của một điểm đến, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện. Michael Porter (1999) đã đưa ra mô hình Kim cương để lượng hóa và đánh giá năng lực cạnh tranh của một vùng, một thành phố. Nghiên cứu này chỉ dựa vào những tiêu chí chung về tính cạnh tranh của một địa phương mà không đề cập riêng đến lĩnh vực du lịch.

Hội Đồng Du Lịch và Lữ Hành Thế giới – WTTC đã áp dụng một hệ thống gồm ba bộ chỉ số để đánh giá năng lực cạnh tranh về du lịch và lữ hành của các quốc gia: Bộ chỉ số đầu tiên chú trọng đến các yếu tố về chính sách của chính phủ, thứ hai là bộ chỉ số về các yếu tố môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng (còn được gọi là phần cứng), bộ chỉ số thứ ba bao gồm các yếu tố về nhân lực, văn hóa, con người (còn gọi là phần mềm). Ba bộ chỉ số được hình thành bởi mười bốn chỉ số bộ phận nhằm đánh giá NLCT của du lịch và lữ hành. Tuy nhiên mô hình của WTTC chỉ tập trung vào phân tích và đánh giá NLCT của quốc gia chứ không chú trọng tới phạm vi địa phương hoặc vùng cụ thể.

Ngoài ra còn có nhiều công trình của các học giả khác như Poon (1993) nhấn mạnh những thay đổi trong ngành du lịch, và đánh giá, phân tích NLCT của điểm đến dựa trên hai bình diện: các chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp tham gia ngành và các chiến lược cho các điểm đến du lịch. Cách tiếp cận của WES với cách tiếp cận đặc biệt chú ý đến các yếu tố vĩ mô, áp dụng phép phân tích hồi quy bội số… Tuy nhiên, trong khuôn khổ một khóa luận, xin đi sâu phân tích theo mô hình của Ritchie và Crouch- một mô hình khá toàn diện trong việc đánh giá phân tích NLCT của điểm đến.

Từ năm 1992, Crouch and Ritchie đã bắt đầu nghiên cứu khái niệm, bản chất và cấu trúc của NLCT điểm đến. Kiểm nghiệm đầu tiên diễn ra nhân dịp tổ chức hội nghị AIEST ở Bariloche vào năm 1993. Năm 1999, Crouch & Ritchie đã phát triển mô hình khái niệm dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh (của A.Smith, 1776; Ricardo, 1817) và lý thuyết lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là “mô hình kim cương NLCT quốc gia” của M.Porter, trở thành đặc điểm nổi bật của NLCT điểm đến. Trải qua mười năm, công trình này đã được hoàn thiện dần và xây dựng công phu, kết quả

là ấn phẩm “Điểm đến cạnh tranh” (Ritchie và Crouch, 2003). Trong ấn phẩm này, hai ông đã đưa ra mô hình lý thuyết về NLCT điểm đến như sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Năng lực cạnh tranh và tính bền vững của điểm đến

(Nguồn: Ritchie& Crouch)

Hai tác giả đã đưa ra ba công dụng của mô hình bao gồm:

- Như một công cụ truyền thông – một từ vựng để tìm hiểu, mô tả đặc trưng và thảo luận về sức cạnh tranh của điểm đến.

- Như một khung pháp lý để tránh bỏ sót những nhân tố tiềm năng quan trọng.

- Như một công cụ kiểm tra một điểm đến (Cliff Shultz và Kim Chi, 2007)

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA ĐIỂM ĐẾN

CÁC NHÂN TỐ HẠN CHẾ VÀ MỞ RỘNG Địa điểm An ninh/ an

toàn

Chi phí/ Giá trị Phụ thuộc lẫn nhau Nhận biết / hình ảnh Sức chứa

CHÍNH SÁCH, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIÊN ĐIỂM ĐẾN Triết lý /giá trị Tầm nhìn Vị trí/ Th.hiệu Phát triển điểm đến Phân tích cạnh tranh / hợp tác Kiểm soát, đánh giá Xác định hệ thống Kiểm định QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN Chất lượng dịch vụ Thông tin Nghiên cứu Quản lý nhân lực Tài chính & vốn Quản lý du khách Tổ chức Q.lý nguồn lực CÁC NGUỒN LỰC CỐT LÕI VÀ CÁC ĐIỂM THU HÚT

Văn hóa Lịch sử Tổ hợp các hoạt động Sự kiện đặc biệt Giải trí Quan hệ thị trường Địa văn & khí

hậu CÁC YẾU TỐ VÀ NGUỒN LỰC HỖ TRỢ Kết cấu hạ tầng Khả năng tiếp cận Nguồn lực tạo thuận lợi Lòng hiếu khách

Doanh nghiệp Ý chí chính trị Marketing Kiến trúc thượng tầng M Ô I T R Ư N G T O À N C U (V Ĩ M Ô ) Lợi thế cạnh tranh (Triển khai nguồn lực) Kiểm định và đánh giá Duy trì Tăng trường và Phát triển Hiệu quả Hiệu lực •Lợi thế so sánh (Nguồn lực thừa hưởng) •Nguồn lực con người •Nguồn lực vật chât •Nguồn lực tri thức •Nguồn lực vốn •Kết cấu hạ tầng và kiến trúc thượng tầng du lịch •Nguồn lực lịch sử và •văn hóa •Quy mô của nền kinh M Ô I T R Ư N G C N H T R A N H ( V I M Ô )

Từ mô hình trên ta có thể dễ dàng nhận ra mô hình là tổng hòa của năm nhóm chỉ số khác nhau bao gồm: Nguồn lực cốt lõi và các nhân tố thu hút, chính sách quy hoạch và phát triển điểm đến, quản lý điểm đến, các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ, các nhân tố hạn định và mở rộng.

1.3.1. Nguồn lực cốt lõi và các nhân tố thu hút:

Bộ chỉ số này mô tả bản chất của sự lôi cuốn của điểm đến đối với du khách. Đây là các nhân tố chính, có ý nghĩa quyết định thúc đẩy lượng khách đến với một điểm đến.Với bộ chỉ số này, hai tác giả đưa ra bảy phạm trù:

- Địa văn và khí hậu: Phạm trù này tập trung vào nguồn lực tự nhiên của điểm đến như phong cảnh, động thực vật, bãi biển….

- Văn hóa và lịch sử,

- Có nhiều hoạt động đa dạng,

- Các sự kiện đặc biệt như các lễ hội địa phương, - Các loại hình giải trí,

- Kiến trúc thượng tầng, - Quan hệ thị trường.

Các yếu tố này tự chúng đã có sức thu hút mạnh mẽ, tuy nhiên các tổ chức quản lý điểm đến tại địa phương hoàn toàn có thể nâng cao sức cạnh tranh của mỗi tiêu chí này từ đó tăng NLCT của điểm đến.

Hai tác giả đưa ra nhận định quan trọng về các hoạt động liên quan đến yếu tố thu hút: Nguyên nhân thực sự khiến các du khách tham quan một điểm đến là để thực hiện một số việc- tham gia một cách tích cực vào những hoạt động mang tính kích thích nhất thời và sau đó để lại kỉ niệm sâu sắc cho người tham quan về những trải nghiệm họ đã trải qua. Khi tìm cách làm cho một điểm đến trở nên hấp dẫn và có sức cạnh tranh, điều thiết yếu là bảo đảm rằng điểm đến đó mang lại nhiều hoạt động mà việc tham gia hoạt động đó sẽ để lại những kỷ niệm đáng nhớ (Cliff Shultz và Kim Chi, 2007, tr. 29)

Áp dụng trong trường hợp du lịch Hạ Long cũng như điều kiện thu thập tài liệu và nghiên cứu, khóa luận xin phân tích dựa trên nhóm yếu tố: Địa văn, văn hóa và lịch sử, giải trí, tổ hợp các hoạt động và sự kiện đặc biệt bởi đây là nhóm nhân tố điển hình nhất tạo nên nguồn lực cốt lõi và các nhân tố thu hút của vịnh Hạ Long.

Nhóm yếu tố này bao gồm các nguồn tài nguyên và các yếu tố có tác động nâng đỡ hay mang lại một nền tảng mà ta hoàn toàn có thể dựa vào đó để thiết lập một ngành du lịch thành công. Đây chính là các thành phần có tác động làm tăng sự hấp dẫn và lôi cuốn khách du lịch của một điểm đến.

Mô hình đề cập đến sáu yếu tố trong nhóm này bao gồm: - Cơ sở hạ tầng

- Khả năng tiếp cận điểm đến tức là mức độ thuận tiện và dễ dàng đối với du khách khi muốn đến tham quan một điểm đến,

- Các nguồn lực hỗ trợ, - Tinh thần hiếu khách, - Các hãng du lịch,

- Quyết tâm về chính trị hay việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm.

Để đánh giá NLCT của Du lịch Hạ Long, khóa luận sẽ đi sâu phân tích ba nhóm nhân tố chính: Cơ sở hạ tầng, các nguồn lực hỗ trợ và các hãng du lịch để làm rõ đóng góp của bộ chỉ số “các yếu tố và nguồn lực hỗ trợ” trong việc thu hút khách du lịch của Hạ Long.

1.3.3. Các yếu tố hạn chế và mở rộng:

Đây là nhóm chỉ số nói lên đóng góp của các yếu tố xác định sức cạnh tranh có vai trò điều hòa, điều chỉnh, giảm thiểu hoặc tăng cường, thúc đẩy tác động của các yếu tố khác. Hoạt động như các yếu tố điều hòa tình huống, do vậy nếu quan tâm đúng mực các yếu tố này, một điểm đến có thể phát triển theo một hướng tích cực hơn và hoàn toàn có thể dự đoán trước được các cơ hội và những nguy cơ tiềm ẩn.

Trong mô hình Ritchie và Crouch, các yếu tố này bao gồm: - Vị trí,

- Sự an toàn của điểm đến, - Mức chi phí của điểm đến,

- Các yếu tố phụ thuộc đến nhau của điểm đến: nói lên sự cộng tác hay đối lập.

- Công suất thực hiện thể hiện ở lượng cầu mà điểm đến có khả năng thỏa mãn.

Mô hình Ritchie và Crouch chỉ ra rằng, NLCT điểm đến dựa trên tài nguyên tự nhiên (lợi thế so sánh) và khả năng khai thác tài nguyên (lợi thế cạnh tranh). Mô hình xét đến ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô và cả các nhân tố môi trường vi mô. Trong đó, môi trường vĩ mô sẽ nhìn nhận ngành du lịch như một hệ thống mở bởi ngành du lịch chịu nhiều ảnh hưởng và sức ép phát sinh bên ngoài bao gồm tám loại áp lực: Kinh tế, khí hậu, địa lý, môi trường, nhân khẩu học, văn hóa xã hội, công nghệ và chính trị. Tất cả các áp lực này tạo nên cả các cơ hội lẫn các mối đe dọa. Một nhà quản lý điểm đến nên nhìn nhận và đánh giá những cơ hội và thách thức đó để xây dựng một chiến lược, một chính sách phát triển đúng đắn. Môi trường vi mô (Môi trường cạnh tranh) liên quan đến những hoạt động của các thực thể trong hệ thống du lịch mà những hoạt động này sẽ tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến mục tiêu của mỗi bộ phận trong toàn thể hệ thống (đây chính là các công ty và các tổ chức du lịch).

Trong sáu nhân tố thuộc nhóm các yếu tố hạn chế và mở rộng, chi phí và vấn đề an ninh an toàn là hai nhân tố có tác động rõ ràng nhất tới việc đánh giá NLCT của mỗi điểm đến. Vì vậy, bài khóa luận sẽ đi sâu phân tích hai chỉ tiêu này từ đó có những đánh giá thiết thực trong trường hợp của Hạ Long.

1.3.4. Chính sách, quy hoạch và phát triển điểm đến (DPPD):

Ritchie và Crouch khi bàn về chính sách, quy hoạch và phát triển điểm đến đã xác định: “DPPD thực chất là quá trình trí tuệ, qua đó sử dụng thông tin, sự phán đoán, giám sát để ra các quyết định ở mức độ vĩ mô liên quan đến loại điểm đến mà người ta mong muốn, liên quan đến mức độ đóng góp vào việc đạt được loại điểm đến mà các thành phần có liên quan mong muốn của của những hoạt động tham quan đang diễn ra và những thay đổi liên quan trong bản chất của việc tham quan và đặc điểm vật chất của điểm đến” (Ritchie and Crouch, 2003)

Một điểm đến cạnh tranh tốt đòi hỏi một môi trường được quy hoạch tốt nhằm khích thích và tạo những điều kiện thuận lợi cho các hình thức phát triển du lịch phù hợp. Hai tác giả khẳng định, chính sách du lịch chính là yếu tố then chốt

tạo nên môi trường này. Vậy nên hiểu chính sách du lịch như thế nào? Trả lời câu hỏi này, Goeldnet (2000) coi đó là một hệ thống các điều lệ, các quy định, các hướng dẫn, chỉ dẫn, các mục tiêu và chiến lược phát triển tạo nên một bối cảnh tại đó người ta có thể đưa ra các quyết định cá nhân và tập thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch và thực hiện các hoạt động hàng ngày trong phạm vi điểm đến.

1.3.5. Quản lý điểm đến:

Trong khi bộ chỉ số DPPD tạo ra bối cảnh cho một điểm đến cạnh tranh, thì thành phần Quản lý điểm đến tập trung vào những hoạt động nhằm thực hiện các nhiệm vụ được quy định bởi DPPD. Quản lý điểm đến là một hoạt động ở tầm vi mô hơn so với DPPD, trong đó các thành phần có liên quan thực hiện các trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tổ chức của họ hằng ngày nhằm cố gắng thực hiện tầm nhìn vĩ mô đã được vạch ra trong DPPD (Ritchie và Crouch, 2003). Có thể hiểu quản lý điểm đến là gia tăng sức hấp dẫn của những nguồn lực chính, tăng cường chất lượng và tính hữu hiệu của các yếu tố, các nguồn lực để từ đó phản ứng tốt nhất trước những thách thức và cơ hội xảy đến.

Việc quản lý điểm đến bao gồm chín thành phần với những nhiệm vụ riêng biệt cần được các nhà quản lý quan tâm bao gồm:

- Tổ chức hay công tác quản lý và hành chính,

- Tiếp thị bao gồm những công việc tiếp thị truyền thống,

- Chất lượng trải nghiệm dịch vụ, có nghĩa điểm đến nên tạo ra một trải nghiệm về chất lượng cao cho du khách,

- Thông tin và nghiên cứu,

- Sự phát triển nguồn nhân lực: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi nhân lực tốt sẽ tạo một đòn bảy hiệu quả trong việc nâng cao NLCT của điểm đến,

- Tài chính và vốn,

- Quản lý khách tham quan thể hiện ở khả năng giải quyết đám đông và các trung tâm thông tin du khách,

- Quản lý nguồn lực, - Quản lý khủng hoảng.

Dựa trên mô hình gốc, tác giả sẽ tập trung vào nhóm 3 yếu tố: tổ chức, marketing, thông tin và nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá những điểm mạnh và hạn chế của du lịch Hạ Long để đề xuất hướng giải pháp có ý nghĩa nhất trong việc nâng cao NLCT của điểm đến này.

Nói tóm lại, các yếu tố cấu thành NLCT điểm đến trong mô hình Ritchie và Crouch có mối liên hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau tạo nên sức mạnh hay hạn chế NLCT của điểm đến. Vì vậy, khi đánh giá NLCT điểm đến cần phân tích, làm rõ các yếu tố này cũng như mối liên hệ giữa chúng đối với NLCT của điểm đến.

CHƯƠNG 2.

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH HẠ LONG 2.1. Kết quả đạt được của du lịch Quảng Ninh trong 5 năm vừa qua

Du lịch Hạ Long đóng góp trung bình 70% tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh Quảng Ninh. Do đó, thông qua các chỉ số về kết quả đạt được của du lịch Quảng Ninh hoàn toàn có thể đánh giá được kết quả hoạt động du lịch tại Hạ Long.

Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2007 - 2011

Đơn vị trính: triệu lượt khách

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Quảng Ninh

Biểu đồ 2.2. Doanh thu du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Quảng Ninh

Hai biểu đồ trên thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2007-2011. Lượng khách du lịch tăng trung bình khoảng 16% một năm, trong đó khách quốc tế tăng với tốc độ nhanh hơn là 17,3% . Do sản phẩm du lịch và chất lượng du lịch Quảng Ninh còn chưa đủ sức hấp dẫn du khách nên chỉ

tiêu thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch chỉ đạt từ 1,3 đến 1,5 ngày/khách. Trong năm 2008, du lịch Quảng Ninh đã đạt ngưỡng hơn 2,3 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất trong các năm gần đây do thực hiện thành công chương trình kích cầu du lịch do Tổng cục Du lịch phát động. Trong kết quả đạt được của du lịch Quảng Ninh, Hạ Long đóng góp một phần không nhỏ, tính riêng năm 2011, du lịch Hạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Hạ Long (Trang 29 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w