2.2.1. Các nguồn lực cốt lõi và các điểm thu hút:
2.2.1.1. Địa văn:
Cảnh quan thiên nhiên là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thế mạnh cho vịnh Hạ Long trong việc đánh giá NLCT. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm phía Đông Bắc Việt Nam, Phía Tây và Tây Bắc vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam và Tây giáp đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng). Trên bản đồ thế giới, phía bắc vịnh Hạ Long tiếp giáp với Trung Quốc; phía đông vịnh Hạ Long tiếp giáp với Biển Đông.
Hạ Long là địa danh duy nhất hai lần được tôn vinh là di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh có đường bờ biển dài 120km với tổng diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ. Vùng di sản được thế giới công nhận như kỳ quan thế giới có diện tích 434km² bao gồm 775 hòn đảo và hàng loạt các hang động như: Động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Bồ Nâu.... Các đảo trên vịnh Hạ Long chủ yếu là đảo đá vôi được hình thành cách đây trên 500 triệu năm, tập trung ở khu vực phía Đông Nam và Tây Nam; một số đảo phiến thạch phân bố rải rác chủ yếu ở khu vực Đông Nam với độ cao trung bình từ 50 – 200 m được phủ lớp thực vật phong phú, đa dạng. Các cảnh quan tự nhiên của Hạ Long được bảo tồn và từng bước xây dựng các khu du lịch sinh thái, như khu Du lịch Hùng Thắng, Yên Cư, Đại Đán nối liền với quần thể du lịch sinh thái Hoàng Tân, Yên Hưng, các điểm du lịch sinh thái ở eo biển Cửa Lục. Công viên bãi tắm trung tâm Bãi Cháy, Bảo tàng sinh thái Hạ Long và công viên Lán Bè đang được chuẩn bị xây dựng, mở ra các loại hình du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Nhiều chuyên gia về lĩnh vực du lịch cho rằng, nếu có sự đầu tư khai thác một cách chuyên nghiệp, Hạ Long sẽ trở thành “Thiên đường du lịch”.
“Hạ Long” nghĩa là “rồng xuống”, trước thế kỷ thứ 19, tên vịnh Hạ Long chưa được ghi chép trong những thư tịch cổ nước ta, vùng biển này được biết đến với những tên An Bang, Lục Thủy, Vân Đồn… Cuối thế kỷ 19, tên vịnh Hạ Long mới xuất hiện trên các bản đồ hàng hải của Pháp. Có nhiều giai thoại về nguồn gốc tên Hạ Long, từ cổ xưa, tên gọi Hạ Long gắn liền với câu chuyện về đàn rồng xuống giúp dân Việt đánh giặc ngoại xâm. Trong cuốn Văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, Từ một góc nhìn, Quảng Ninh, 2002 nhắc đến một giai thoại khác về tên vịnh Hạ Long, theo đó tên Hạ Long có thể được đặt do một viên thuyền trưởng và rất nhiều thủy thủ khác đã gặp một đôi rắn biển khổng lồ trên Vịnh.
Vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi của người Việt cổ với ba nền văn hóa : Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long từ cách đây 18.000 đến 3.000 năm, Vịnh lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nổi bật như : Các du chỉ Tiên Ông, Mê Cung, Thiên Long, núi Bài Thơ…Phía Tây Thành phố Hạ Long là khu di tích và danh thắng chùa Lôi Âm- Hồ Yên Lập với những ngọn tháp được xây dựng từ thời Lê đã được quy hoạch rất phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.
2.2.1.3. Tổ hợp các hoạt động và sự kiện đặc biệt:
Hạ Long có nhiều hoạt động nổi bật thu hút du khách hàng năm, nổi bật nhất là Lễ hội du lịch Hạ Long - một sự kiện đặc biệt được tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 1998 tạo nên thương hiệu của Hạ Long nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Lễ hội là một chuỗi các kiện khác nhau diễn ra vào thời điểm từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 hàng năm như bắn pháo hoa, đua thuyền, biểu diễn hòa nhạc, triển lãm tranh, ảnh, các hội trợ thương mại - du lịch. Nằm trong chuỗi sự kiện này Carnival Hạ Long được tổ chức lần đầu tiên năm 2007 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của du lịch Hạ Long. Carnival Hạ Long là lễ hội đường phố được tổ chức với quy mô lớn, thu hút hàng nghìn hoạt náo viên và các diễn viên không chuyên tham gia. Lễ hội thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch tham gia mỗi năm, theo ước tính, lượng khách tới tham quan mùa lễ hội chiếm từ 8%-10% tổng lượng khách đến Hạ Long một năm. Theo thống kê, từ khi tổ chức lễ hội, doanh thu du lịch Hạ Long tăng đáng kể, góp phần tăng doanh thu từ du lịch tỉnh Quảng Ninh từ chưa đến 500 tỷ đồng năm 2003 lên đến 3,545 tỷ đồng năm 2011, tăng gấp hơn 5 lần.
Bên cạnh Lễ hội Du lịch, Hạ Long còn tổ chức nhiều lễ hội truyền thống khác như: Lễ hội Tiên Công, Lễ hội đền Cửa Ông, Lễ hội đình Trà Cổ, Lễ hội Quang Lạn thu hút nhiều khách thập phương tới tham gia.
Ngoài các lễ hội như đã trình bày ở phần trên, Hạ Long còn được biết đến bởi nhiều lần được công nhận là di sản thiên nhiên cấp quốc gia và quốc tế:
Di sản quốc gia Việt Nam:
- Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa -Thông tin Việt Nam (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo.
- Năm 1995, vịnh Hạ Long, cùng với đảo Cát Bà, được Phân viện Hải dương học Hải Phòng đề nghị đưa vào danh sách hệ thống các khu bảo tồn biển.
- Năm 1999, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB 1999) đề xuất thành lập một khu bảo vệ có tên là Khu cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long rộng 155.300 ha, tuy hiện nay vẫn chưa thực hiện được.
Di sản thế giới:
- Di sản thế giới lần 1, giá trị thẩm mỹ: Năm 1994, trong kỳ họp thứ 18
tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới. - Di sản thế giới lần 2, giá trị địa chất địa mạo: Năm 2000, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất địa mạo.
- Đề cử di sản thế giới lần thứ 3: Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh.
Trong giai đoạn 2007-2011, tổ chức NewOpenWorld đã phát động cuộc bầu chọn bảy kỳ quan thế giới mới trên phạm vi toàn cầu, sau khi công bố danh sách sơ bộ vào ngày 11 tháng 11 năm 2011, sáng ngày 30 tháng 3 năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tổ chức New7Wonders đã tổ chức họp báo công bố chính thức vịnh Hạ Long của Việt Nam trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới bên cạnh Rừng Amazon (Nam Mỹ), Thác Iguazu (Achentina, Brazil), Đảo Jeju (Hàn Quốc), Công viên Komodo (Indonesia), Sông ngầm Puerto Princesa (Philippines) và Núi Bàn (Nam Phi).
2.2.1.4. Giải trí:
Hai khu giải trí lớn nhất của Hạ Long là Khu du lịch Đảo Tuần Châu và Công viên Quốc tế Hoàng Gia. Tuần Châu nổi tiếng với các công trình giải trí như: Câu lạc bộ cá heo, hải cẩu sư tử biển, trình diễn ca múa nhạc thời trang; Rạp xiếc; Câu lạc bộ biểu diễn cá sấu; Bãi tắm nhân tạo dài hơn 4km; Khu ẩm thực Việt Nam; Khu vui chơi giải trí dưới nước gồm các hoạt động như cano kéo dù; mô tô trượt nước tốc độ cao…; Công viên trình diễn nhạc nước, laser, chiếu phim trên màn nước đầu tiên tại Việt Nam.
Công viên Quốc tế Hoàng Gia là tổ hợp các loại hình giải trí khác nhau: các nhà hàng chuyên phục vụ các món Âu, Trung Quốc, cơm Việt Nam, bãi tắm tự do bằng cát nhân tạo, vườn chim thú quý, vườn hoa lan, bãi bắn cung, phòng tranh mỹ thuật, các sân khấu ngoài trời, biểu diễn múa rối nước và ca nhạc dân tộc, khinh khí cầu… Du khách có thể thỏa mãn thú mua sắm tại trung tâm mua sắm cao cấp với quy mô 25 tòa nhà và 138 gian hàng. Nơi đây tập trung các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, có thể kể đến như: Pierre Cardin, Bossini, Khai Silk…
Ngoài ra, tại vịnh Hạ Long còn có các điểm mua sắm tại các chợ Hạ Long I, Hạ Long II, Trung tâm thương mại Bãi Cháy, Chợ đêm và các điểm vui chơi giải trí khác như bãi tắm Thanh Niên, bãi tắm Titop…
2.2.2. Các yếu tố và nguồn lực hỗ trợ:
2.2.2.1 Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống giao thông và cơ ở hạ tầng của Hạ Long được đầu tư và nâng cấp về cơ bản, tạo điều kiện cho khách du lịch đến Hạ Long từ nhiều hướng. Hạ Long có 63 nhà hàng với công suất trên 13.000 chỗ phục vụ các món ăn hải sản nổi tiếng,
các món ăn truyền thống của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc... và nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà hàng hiện đại có công suất sử dụng cao như khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hoàng Gia, các khách sạn Novotel, Hạ Long Dream, Sài Gòn- Hạ Long, Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza, Hạ Long Dream…cùng với 485 cơ sở lưu trú du lịch, 30 khách sạn ba và bốn sao với 2.954 phòng và 44 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 và 1 sao. Số lượng cụ thể các được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Thống kê cơ sở lưu trú trên địa bàn Hạ Long
Cơ sở lưu trú
Khách sạn 4 sao Khách sạn 3 sao Khách sạn 2 sao Khách sạn 1 sao Khách sạn đạt tiêu chuẩn Nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn Số lượng 10 20 28 16 152 258 Tổng số phòng 1536 1418 985** 290** - -
Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hạ Long ** Số liệu ước tính
Bên cạnh đó, đội tàu gồm 480 tàu du lịch với 106 tàu lưu trú đủ điều khiện lưu trú phục vụ hàng chục nghìn lượt khách mỗi ngày, các tuyến đường bộ nối liền Hạ Long với các tỉnh lân cận cũng được hoàn thiện giúp du khách tới Hạ Long dễ dàng. Sắp tới khi sân bay Vân Đồn được xây dựng và đi vào hoạt động, xét về mặt cơ sở hạ tầng, NLCT của du lịch Hạ Long sẽ tăng lên đáng kể.
2.2.2.2. Các nguồn lực nâng đỡ:
Trong các chỉ tiêu đánh giá NLCT, nguồn lực nâng đỡ bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau như nguồn lao động địa phương, sự sẵn có và quy mô nguồn vốn đầu tư, giáo dục… trong khuôn khổ bài khóa luận, xin đi sâu phân tích nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
- Nguồn nhân lực: Trong giai đoạn từ năm 2007-2010 cả tỉnh Quảng Ninh số lượng lao động du lịch trực tiếp tăng đáng kể. Nếu trong năm 2007, tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo là 14.191 lao động thì đến năm 2010 con số này là 16.074 lao động.
Biểu đồ 2.3. Tổng số lao động trực tiếp du lịch Quảng Ninh
Đơn vị tính: Người
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh
Biểu đồ trên thể hiện đội ngũ lao động trực tiếp làm việc trong ngành Du lịch toàn tỉnh Quảng Ninh. Đội ngũ lao động trực tiếp tăng trưởng đều với mức tăng bình quân khoảng 10%/năm. Xét trên ba phạm vi, cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, lao động Du lịch Quảng Ninh được phân bổ như sau:
Cơ quan quản lý Nhà nước: Bao gồm mười bốn đơn vị hành chính với ba thành phố, số lượng cán bộ công chức ngành du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2007- 2010 được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Số lượng lao động cơ quan quản lý nhà nước (Đơn vị tính: Người) Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng số 43 43 43 43 Cấp tỉnh 28 27 27 26 Cấp Huyện 15 16 16 17
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh
Xét trên tiêu chí chất lượng, chúng ta có thể nhìn thấy cơ cấu lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước như sau:
Biểu đồ 2.4. Chất lượng lao động trong cơ quan quản lý nhà nước
Đơn vị tính: người
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh
Trong cơ quan quản lý nhà nước, năm 2007, tỉnh Quảng Ninh có 40 cán bộ trình độ đại học và 3 cán bộ trình độ cao đẳng, tuy nhiên đến năm 2009-2010 con số này tăng lên 100% cán bộ đại học. Tuy có tăng qua từng năm nhưng số cán bộ được đào tạo từ các đại học du lịch vẫn chiếm tỷ lệ chưa thực sự thuyết phục trong tổng số lao động trong cơ quan nhà nước, chỉ chiếm 18,6% năm 2007 và 25,6% năm 2010. Điều này được lý giải do số lượng các đại học đào tạo chuyên sâu về du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trong ngành du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Ninh- Hạ Long nói riêng.
Các doanh nghiệp du lịch:
Biểu đồ. 2.5. Tổng số lao động tại các doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh
Đơn vị tính: người
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh
Biểu đồ 2.5 thể hiện số lượng các lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Quảng Ninh. Nhìn biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy tổng số lao động khối doanh nghiệp du lịch tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng hoặc giảm của mỗi loại hình kinh doanh rất khác nhau. Tại các cơ sở lưu trú du lịch và lĩnh vực vận chuyển, lao động tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình tương ứng là 3,82% và 24,76%. Trong khi hai lĩnh vực lữ hành và vận chuyển có lao động tăng thì lao động tại các cơ sở lưu trú có xu hướng giảm từ 8019 lao động năm 2007 xuống còn 7350 lao động năm 2010 do các cơ sở lưu trú mini chỉ hoạt động mang tính thời vụ, không có nguồn khách ổn định do đó không có hiệu quả và chuyển mục đích kinh doanh.
Các cơ sở đào tạo du lịch:
Theo đánh giá của các chuyên gia, so với mức độ phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh, lực lượng lao động tại các cơ sở đào tạo du lịch quá khiêm tốn.
Biểu đồ 2.6. Lao động tại các cơ sở đào tạo du lịch
Đơn vị: Người
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh
Với sự phát triển mạnh mẽ, du lịch Quảng Ninh rất cần lực lượng lao động có kỹ năng trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, với chưa đến 150 lao động làm việc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo cho thấy về mặt đào tạo, du lịch Quảng Ninh chưa có sự đầu tư đúng mức. Các cơ sở đào tạo hầu hết liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học có chức năng đào tạo du lịch và mời chuyên gia, trưởng các bộ phận kinh doanh có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy.
Xét về chất lượng, theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Cục Thống kê Quảng Ninh, cơ sở đào tạo du lịch là bộ phận lao động có trình độ chuyên môn cao nhất với 2 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 22 cử nhân đại học và 16 lao động được đào tạo từ cao đẳng.
2.2.2.3. Doanh nghiệp:
Trong các nhân tố hình thành NLCT của một điểm đến, các doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi xét theo khía cạnh kinh tế, doanh