Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Hạ Long

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Hạ Long (Trang 53 - 118)

Để đánh giá NLCT của du lịch Hạ Long, khóa luận sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trên cơ sở bộ chỉ số đánh giá NLCT điểm đến của Ritchie và Crouch được trình bày ở trên. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế về thời gian và các yếu tố khác, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nhóm chỉ số nổi bật trong NLCT du lịch Hạ Long bao gồm “nguồn lực cốt lõi và các điểm thu hút”, “yếu tố và nguồn lực hỗ trợ”, “yếu tố hạn chế và mở rộng”, “quản lý điểm đến” mà không tập trung nghiên cứu nhóm chỉ số vĩ mô liên quan tới “chính sách quy hoạch và phát triển điểm đến”. Bộ câu hỏi tập trung điều tra NLCT du lịch Hạ Long qua các nhân tố gồm có: giá trị địa văn, các lễ hội và sự kiện đặc biệt, công tác an ninh, an toàn, lao động, cơ sở hạ tầng, Marketing quảng bá điểm đến...từ đó đưa ra những đánh giá có giá trị thực tiễn về những điểm mạnh và điểm yếu trong NLCT du lịch Hạ Long và đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao NLCT du lịch Hạ Long. Bên cạnh đó, bộ câu hỏi tập trung điều tra về một số vấn đề khác không nằm trong bộ chỉ số về NLCT điểm đến du lịch của Ritchie & Crouch nhưng lại có tác động rõ rệt tới NLCT du lịch Hạ Long như sự sạch sẽ, vệ sinh của Vịnh, môi trường đầu tư

trong phát triển du lịch, công tác trùng tu, bảo tồn, thực trạng cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Hạ Long...

Tác giả đã lập ba bảng câu hỏi (phụ lục) hướng tới ba nhóm đối tượng “du khách”, “các doanh nghiệp” và “cơ quan quản lý nhà nước”. Bộ câu hỏi dành cho du khách và các doanh nghiệp được lập thành hai bản tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó bản tiếng Anh được thực hiện theo phương pháp dịch ngược: từ tiếng Việt sang tiếng Anh sau đó dịch ngược lại, đến khi bảng câu hỏi tiếng Anh được dịch ngược tương đối sát với bản tiếng Việt nguyên gốc. Hướng tới ba nhóm đối tượng này, tác giả hy vọng có thể đánh giá được một cách tổng quát và đầy đủ NLCT của du lịch Hạ Long từ cả ba phía, thế lực cung, thế lực cầu, và từ phía quản lý của chính quyền. Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 9 tháng 4 năm 2012 đến ngày 15 tháng 4 năm 2012.

Đối tượng điều tra đại diện phía cầu là các du khách quốc tế và Việt Nam đang tham quan, du lịch tại Hạ Long. Tác giả đã tiến hành điều tra theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn trên mẫu có quy mô 95 du khách gồm có 49 du khách Việt Nam (chiếm 51,58%) và 46 du khách nước ngoài (chiếm 48,42%).

Đối tượng điều tra đại diện phía cung là các cán bộ quản lý, marketing, bán hàng, phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, nhà nghỉ, các công ty vận tải, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các thuyền trưởng, thủy thủ các tàu lưu trú trên địa bàn thành phố Hạ Long. Theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi, tác giả đã tiến hành điều tra trên mẫu có quy mô 54 cán bộ nhân viên làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 39 mẫu là các cán bộ nhân viên người Việt Nam (chiếm 72,2%) và 15 mẫu điều tra trên các cán bộ, nhân viên người nước ngoài (chiếm 27,8%). Trong tổng số 54 các bộ, nhân viên được điều tra, 16,98% làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành, 22,64% tại các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, resort, 1,89% kinh doanh nhà nghỉ, 60,38% kinh doanh vận chuyển khách du lịch trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch và 3,77% làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác. Sở dĩ tổng số % của các đối tượng nêu trên vượt quá 100% vì một số doanh nghiệp kinh doanh nhiều lĩnh vực như lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Kết quả điều tra ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp

Đối tượng trả lời % trả lời Số phiếu

Lữ hành 16.98% 9

Khách sạn, resort 22.64% 12

Nhà nghỉ 1.89% 1

Vận chuyển du lịch 60.38% 32

Khác 3.77% 2

Câu hỏi được trả lời 53

Câu hỏi không được trả lời 1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Với cùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp như áp dụng với đại diện phía cầu và lực lượng cung, tác giả đã tiến hành điều tra trên tổng số 10 cán bộ công tác tại Ban quản lý vịnh Hạ Long làm đại diện cho đánh giá về NLCT du lịch Hạ Long từ phía cơ quan quản lý.

Dưới đây là những đánh giá dựa trên kết quả điều tra thu được sau một tuần điều tra trực tiếp tại vịnh Hạ Long theo phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng câu hỏi:

2.3.1. Đại diện phía cầu:

Trong tổng số 95 du khách trả lời bảng câu hỏi, 74 du khách tới tham quan Hạ Long hơn 1 lần (chiếm 78%) trong đó 36 du khách quay lại Hạ Long trên 3 lần (chiếm 38%), điều này cho thấy Hạ Long có sức hấp dẫn nhất định trong việc thu hút du khách trong và ngoài nước. Số liệu cụ thể như biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.7. Số lần tham quan vịnh Hạ Long của các du khách

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Để có cái nhìn tổng quát nhất về NLCT du lịch Hạ Long, tác giả đã tiến hành điều tra đánh giá của các du khách về du lịch Hạ Long dựa trên 10 tiêu chí khác

nhau, kết quả cho thấy 7 trên 10 tiêu chí hình thành NLCT du lịch Hạ Long được đánh giá trên mức “bình thường” (3 điểm):

Biểu đồ 2.8. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch Hạ Long từ đại diện cầu

Điểm trung bình (1- Rất không hài lòng, 5- Rất hài lòng) Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Như đã phân tích ở trên, cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long luôn được đánh giá cao và là yếu tố quan trọng nhất hình thành NLCT du lịch Hạ Long. Kết quả điều tra từ thế lực cầu một lần nữa khẳng định điều này với điểm trung bình gần đạt mức cao nhất “rất hài lòng” với 4,52 trên 5 điểm, cao nhất trong các yếu tố được điều tra. Lễ hội Carnival Hạ Long và chất lượng nhà nghỉ được đánh giá khá tốt gần 4 điểm, điều này thể hiện du khách tương đối hài lòng với quy mô, công tác tổ chức carnival cũng như chất lượng phục vụ và điều kiện khách sạn, nhà nghỉ tại vịnh Hạ Long. Chất lượng tàu thuyền chở khách du lịch tại Vịnh, chất lượng tổ chức tour du lịch của các công ty lữ hành, sự dễ dàng trong tiếp cận các thông tin cần thiết khi du lịch Hạ Long và chất lượng các khu vui chơi, giải trí đều chưa thực sự làm hài lòng các du khách với điểm trung bình chưa đạt mức 3,5 điểm. Điểm đáng lưu tâm trong kết quả điều tra là các chỉ tiêu về công tác quản lý an ninh, giá cả dịch vụ và vấn đến vệ sinh/sạch sẽ tại vịnh Hạ Long được đánh giá kém với mức điểm lần lượt là 2,93; 2,59 và 2,63 trong đó có tới 26 du khách (chiếm 27,37%) rất không hài lòng (mức đánh giá thấp nhất) về sạch sẽ/vệ sinh của vịnh Hạ Long, 43,04% đánh giá thấp giá cả các dịch vụ tại đây (24,05% không hài lòng và 18,99% rất không hài lòng) (xem phụ lục 2.9 Kết quả điều tra du khách về NLCT du lịch Hạ Long).

Kết quả điều tra cũng cho thấy, 87 du khách (chiếm 91%) có lưu trú tại vịnh Hạ Long, trong đó 64% du khách lưu trú tại khách sạn 4 sao, 18% lưu trú tại khách sạn 3 sao, điều này thể hiện mức chi tiêu của du khách tham quan, du lịch tại kỳ quan thế giới mới tương đối cao:

Biểu đồ 2.9. Lưu trú của du khách tại vịnh Hạ Long

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Với những đánh giá chưa được tốt về nhiều tiêu chí đánh gía NLCT du lịch Hạ Long nhưng tỷ lệ du khách quay trở lại và lưu trú trên vịnh Hạ Long như đã trình bày ở trên cho thấy tiềm năng của vịnh Hạ Long trong thu hút khách du lịch trong và ngoài nước còn có thể khai thác. Điều này gợi mở những giải pháp thiết thực trong việc nâng cao NLCT du lịch Hạ Long trong thời gian tới.

2.3.2. Đại diện phía cung:

Theo kết quả điều tra của tác giả, đánh giá về NLCT du lịch Hạ Long từ đại diện phía cung được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.10. Đánh giá tác động của các yếu tố tới NLCT du lịch Hạ Long của đại diện phía cung

(Điểm trung bình: 1- Không quan trọng, 5- Rất quan trọng) Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Biểu đồ 2.10 thể hiện kết quả điều tra đánh giá tác động của các yếu tố tới NLCT du lịch Hạ Long từ phía các doanh nghiệp. Biểu đồ cho thấy các yếu tố đều được đánh giá có tác động mạnh tới NLCT du lịch Hạ Long trong đó ba yếu tố “Di sản thiên nhiên thế giới”, “ Một trong bảy kỳ quan thế giới mới” và “ Công tác an ninh” có tác động gần như tuyệt đối với số điểm đánh giá lần lượt là 4,65; 4,94 và 4,85. Trong tổng số 10 tiêu chí được đưa ra, 50% các tiêu chí được đánh giá có tác động rất quan trọng và quan trọng tới NLCT du lịch Hạ Long (tương ứng với 5 và 4 điểm) (Xem phụ lục 2.7. Kết quả điều tra doanh nghiệp về NLCT du lịch Hạ Long)

Như đã phân tích ở trên, ngành Du lịch có đối tượng phục vụ là con người, vì vậy lực lượng lao động có tác động quyết định tới thành công của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Vì vậy, tác giả đã tiến hành điều tra về tình hình lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hạ Long:

Biểu đồ 2.11. Chất lượng lao động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thành phố Hạ Long

(Điểm trung bình: 1- Rất thấp, 5- Rất cao) Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Biểu đồ 2.11 thể hiện kết quả điều tra các doanh nghiệp về chất lượng lao động đang làm việc tại vịnh Hạ Long. Theo đó chất lượng lao động được đánh giá trên mức bình thường (3 điểm) theo cả 3 tiêu chí được đưa ra: Chất lượng lao động đầu vào, công tác đào tạo lao động tại cơ sở kinh doanh và số lượng lao động đáp ứng nhu cầu kinh doanh của cơ sở. Trong tổng số 54 mẫu điều tra, 28 mẫu đánh giá chất lượng lao động đầu vào ở mức bình thường (3 điểm) (chiếm 51,85%), 46 mẫu đánh giá công tác đào tạo lao động tại cơ sở kinh doanh ở mức bình thường (3 điểm) (chiếm 85.19%) và 39 mẫu (chiếm 72,22%) cho 3 điểm khi đánh giá số lượng lao động đáp ứng nhu cầu kinh doanh của sơ sở (Xem phụ lục 2.8. Kết quả điều tra doanh nghiệp về chất lượng lao động). Số liệu điều tra cho thấy, chất lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Hạ Long vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

2.3.3. Đại diện cơ quan quản lý nhà nước:

Tác giả đã tiến hành điều tra trên 10 cán bộ quản lý làm việc tại thành phố Hạ Long, kết quả điều tra được thể hiện trong bảng dưới đây:

du lịch Hạ Long phía cơ quan quản lý Các chỉ số đánh giá NLCT Rất quan trọng (5) Quan trọng (4) Bình thường (3) Ít quan trọng (2) Không quan trọng (1) Điểm trung

bình Số phiếutrả lời

Di sản thiên nhiên thế giới 6 2 2 4.4 10

Một trong bảy kỳ quan thế

giới mới 6 2 2 4.4 10 Các lễ hội 2 2 4 3.75 8 Cơ sở hạ tầng du lịch (Khách sạn, nhà hàng, tàu thuyền phục vụ du lịch...) 5 4 1 4.4 10

Công tác an ninh/ an toàn 5 4 1 4.4 10

Thông tin/hướng dẫn du

lịch 1 6 3 3.8 10

Các hoạt động giải trí mua

sắm 4 5 1 4.3 10

Câu hỏi được trả lời 10

Câu hỏi không được trả lời 0

Điểm trung bình, 1- Không quan trọng, 5- Rất quan trọng Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Đồng quan điểm với đại diện các doanh nghiệp, các chỉ tiêu “Di sản thiên nhiên thế giới”, “Một trong bảy kỳ quan thế giới mới” và “Công tác an ninh” đều được đánh giá rất cao trong việc quyết định NLCT du lịch Hạ Long với số điểm đánh giá trung bình đạt 4,4. Ngoài 3 chỉ tiêu trên, được đánh giá rất cao còn có chỉ tiêu “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” (4,4 điểm) với 50% đánh giá rất quan trọng, 40% đánh giá quan trọng và “ Các hoạt động giải trí mua sắm” (4,3 điểm) với 40% cán bộ quản lý đánh giá rất quan trọng và 50% các bộ đánh giá quan trọng. Chỉ tiêu “Thông tin hướng dẫn du lịch” và “ Các lễ hội” được đánh giá ít quan trọng hơn các chỉ tiêu khác với số điểm trung bình lần lượt là 3,8 và 3,75.

Bảng câu hỏi tập trung điều tra đánh giá NLCT du lịch Hạ Long từ phía cơ quan quản lý theo một số tiêu chí quan trọng mà cơ quan nhà nước có thể tác động

như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công tác an ninh... Kết quả được thể hiện trong biểu đồ 2.12:

Biểu đồ 2.12. Đánh giá NLCT du lịch Hạ Long theo một số tiêu chí từ đại diện cơ quan quản lý

Điểm trung bình, 1- Rất thấp, 5- Rất cao Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012

Nhìn biểu đồ 2.12 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các tiêu chí được đưa ra đều được đánh giá không cao với mức điểm trung bình dao động từ 2,7 tới 3,1. Trong tổng số 6 tiêu chí được đưa ra, không tiêu chí nào được đánh giá “rất cao” (5 điểm), 80% cán bộ đánh giá công tác an toàn tại khu du lịch ở mức “bình thường (3 điểm), 70% cán bộ đánh giá 3 điểm cho tiêu chí cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, 60% đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và công tác quảng bá du lịch Hạ Long 3 điểm. Điều này cho thấy các chỉ tiêu hỗ trợ du lịch Hạ Long chưa tốt và cần được cải thiện hơn nữa. Đặc biệt, tiêu chí “Vệ sinh sạch sẽ” có tới 50% cán bộ đánh giá ở mức thấp (2 điểm) với số điểm trung bình là 2,7 thấp nhất trong 6 tiêu chí được đưa ra. Điều này một lần nữa khẳng định, vệ sinh sạch sẽ tại vịnh Hạ Long cần được quan tâm, cải thiện nhiều hơn nữa (xem phụ lục 2.10. Kết quả điều tra đại diện cơ quan quản lý về NLCT du lịch Hạ Long).

Đại diện phía cơ quan quản lý đánh giá không cao công tác quản lý du lịch tại vịnh Hạ Long:

Bảng 2.5 Công tác quản lý du lịch Hạ Long

Chỉ tiêu Rất tốt (5) Tốt (4) Bình thường (3) Kém (2) Rất kém (1) §iÓm trung b×nh Sè phiÕutr¶ lêi

Khả năng quản lý các cơ sở

kinh doanh du lịch 3 5 2 3.1 10

Môi trường đầu tư phát triển du lịch (thủ tục, tiếp cận

vốn...) 3 5 2 3.1 10

Công tác trùng tu, bảo tồn các giá trị văn hóa, thiên nhiên.

3 4 3 3.0 10

Câu hỏi được trả lời 10

Câu hỏi không được trả lời 0

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả, 2012

Bảng 2.4 thể hiện đánh giá của phía cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý du lịch tại Hạ Long. Cả 3 chỉ tiêu được đưa ra đều không được đánh giá cao với số điểm là 3 và 3,1. Đại đa số các cán bộ được điều tra đều đánh giá các chỉ tiêu ở mức “Bình thường” (3 điểm) cho thấy khả năng quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch cần được nâng cao hơn nữa, môi trường đầu tư phát triển du lịch cần được đổi mới để phù hợp với thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và công tác trùng tu, bảo tồn các giá trị văn hóa, thiên nhiên cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

2.3.4. Đánh giá chung:

2.3.4.1. Điểm mạnh và nguyên nhân:

Qua những phân tích về NLCT du lịch Hạ Long như đã trình bày ở trên, du lịch Hạ Long thể hiện thế mạnh ở những điểm sau:

- Cảnh quan thiên nhiên: Hạ Long thể hiện thế mạnh ở giá trị địa văn với nhiều lần được công nhận là di sản quốc gia, di sản thế giới và gần đây nhất là kỳ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Hạ Long (Trang 53 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w