Dũng cảm đương đầu với sai lầm của lãnh đạo

Một phần của tài liệu Mưu lược tam quốc trong kinh doanh (Trang 97 - 98)

D. Loại việc "Nƣớc lã"

5. Dũng cảm đương đầu với sai lầm của lãnh đạo

- Con đừng vội. – Hoàng Thừa Ngạn đang say chuyện: - Tiếp theo là khâu quan trọng để làm cấp dưới dũng cảm, đó là: Dũng cảm nêu ý kiến khác.

Gia Cát Lượng cắn bút, khẽ gật đầu:

- Đúng rồi, nêu ý kiến khác với lãnh đạo rất nguy hiểm. Vì vậy mà nhiều người cho rằng nhân viên thông minh là người tránh phản đối lãnh đạo.

Hồng Thừa Ngạn nói:

- Kiểu "thơng minh" đó là ích kỉ, trí ngắn và ngu muội. Bởi lãnh đạo không nhận ra sai lầm sẽ đưa cả tổ chức vào vực thẳm. Cha kiên quyết cho rằng: một cấp dưới xứng chức sẽ học được cách giúp lãnh đạo nhận ra sai lầm hay lạc hậu trong quản lý. Để cha kể câu chuyện về một chú tiểu, con sẽ thấy giúp lãnh đạo nhận ra sai lầm là như thế nào.

Cái lưng của chú tiểu

Đêm thu lành lạnh, đang tản bộ trong sân thiền viện, chú tiểu Ngộ Không bỗng thấy một chiếc ghế đẩu ở góc tường. Chú nghĩ bụng: chắc chắn có người phạm qui, nửa đêm lẻn ra chơi ngoài thiền viện.

Đêm càng khuya, quả nhiên có người trèo từ ngồi vào. Chú tiểu kinh ngạc nhận ra đó là sư thúc Huệ Minh.

Quan sát mấy ngày, chú tiểu nghĩ bụng: "Khơng thể để việc này tiếp diễn, mình phải nghĩ cách chặn sư thúc lại".

Đêm sau, sư thúc lại giở trò cũ. Chú tiểu bèn kéo ghế ra bên, cịn mình thì khom lưng đợi. Chẳng lâu sau, sư Huệ Minh trèo tường vào, nhưng sư thấy dưới chân khang khác, thì ra mình khơng phải dẫm lên ghế, mà là lưng chú tiểu.

- Ngộ Không, sao lại là cậu? – Dư thúc luống cuống. Chú tiểu láu lỉnh:

- Sư thúc ôi, ngài dẫm lên lưng đau q. – Cậu lắc đầu như khơng có chuyện gì rồi đi ngủ.

Từ đó về sau, Huệ Minh không dám trèo tường chơi đêm. Điều làm ông ngạc nhiên là dường như khơng một ai biết bí mật đêm đó. Nhiều năm sau, sư Huệ Minh lên làm trụ trì, cuối cùng thành nhất đại tơn sư, song ông không bao giờ quên việc mình đã dẫm lên lưng một chú tiểu.

Kể xong chuyện, Hồng Thừa Ngạn nói:

- Người ta khơng phải là thánh, ai khơng có lỗi? Lãnh đạo phạm sai lầm là bình thường. Song, sai lầm của lãnh đạo khơng giống sai lầm của người thường, nó ảnh hưởng tới tương lai của tổ chức và cũng là của mỗi cá nhân trong đó. Vì thề, một cấp dưới xứng chức tất phải có dũng khí đương đầu với sai lầm của lãnh đạo.

Gia Cát Lượng than:

- Chỉ cơn đau lưng của chú tiểu mà làm nên nhất đại tôn sư, công đức vô cùng! Rồi Gia Cát Lượng lại hỏi:

- Trong thực tế, không phải lãnh đạo nào cũng thông minh và biết lỗi như sư thúc Huệ Minh. Chẳng may gặp phải ông sư mê muội, cơn đau của chú tiểu chẳng hóa uổng sao?

- Con đừng quên, trong cuộc đời này, quan trọng nhất là trở nên một người ưu tú. Bất kể ông sư kia biết hối lỗi hay vẫn mê muội, việc làm của chú tiểu vẫn khiến ta khâm phục. Trong cuộc sống cũng vậy, chớ bao giờ làm điều tốt rồi lại hối!

Một phần của tài liệu Mưu lược tam quốc trong kinh doanh (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)