Binh pháp lạc đà biến khách thành chủ

Một phần của tài liệu Mưu lược tam quốc trong kinh doanh (Trang 124 - 125)

D. Loại việc "Nƣớc lã"

4. Binh pháp lạc đà biến khách thành chủ

Lưu Bị nhìn Gia Cát Lượng bán tín bán nghi: - Nói vậy, chúng ta chỉ có cách đi đường OEM? Gia Cát Lượng nói:

- Xét chiến lược, chỉ có thượng sách và trung sách hợp với binh pháp lạc đà, rất tốt để cơng ty Hồng Tộc mở rộng. Trong đó, thượng sách rất tốt cho tự chủ kinh doanh. Mà điểm mạnh của tự chủ kinh doanh là chúng ta có thể phát huy tồn bộ năng lực sáng tạo.

Lưu Bị nói:

- Đã vậy, xin ơng nói kỹ hơn về OEM! Gia Cát Lượng nói:

- Hồi tơi cưới, người bạn ở Mỹ về tặng quà mừng là một món đồ điện tử nhập khẩu, bóc bao bì ra, mới giật mình thấy dịng chữ Made in China sau máy. Hóa ra các cơng ty Trung Quốc một năm xuất khẩu bao nhiêu bao nhiêu, kỳ thực là phần lớn gia cơng cho cơng ty nước ngồi, dán nhãn của họ rồi xuất khẩu. Trên thị trường Mỹ, hàng dệt may, đồ chơi, máy điện thoại… hầu hết sản xuất ở Trung Quốc nhưng dán mác ngoại. Người Tây chẳng phải ngu, họ thu lợi mà chẳng phải động chân động tay. Các hãng nổi tiếng thế giới như Nike, Pierre Cardin, Philips hầu hết là OEM.

Mắt Lưu Bị chợt sáng lên:

- Chà! Đã là kinh nghiệm tốt của Tây, ta ngại gì mà khơng dùng. Rốt cuộc cái hay của OEM là gì? Gia Cát Lượng nói:

- Đối với chúng ta, OEM là giảm giá sản phẩm để mở rộng thị trường, đồng thời chuyên nghiệp hóa kinh doanh. Cần biết rằng, khách hàng chỉ biết đến thương hiệu. Chúng ta đã tạo thương hiệu Hoàng Tộc được khách hàng tín nhiệm. Một khi hợp tác giữa chúng ta và Tân Dã đổ vỡ, chỉ cần chúng ta tìm một nhà sản xuất khác là khơng hề hấn gì.

Lưu Bị hỏi:

- Cịn nhà máy Tân Dã có lợi gì khơng? Gia Cát Lượng nói:

- Nhà máy Tân Dã có thể bước vào con đường chuyên nghiệp chế tạo. Kỳ thực, OEM tại một số cơng ty Trung Quốc là bí mật chưa được công bố. Trường hợp xưởng sản xuất máy giặt Võ Hán dán hiệu Thiên Nga nhỏ rất đáng nghiên cứu. Nguyên Võ Hán sản xuất máy giặt hiệu Hoa Sen, vì kinh doanh ngày càng khốn đốn nên bất đắc dĩ nên bất đắc dĩ phải hợp tác với Thiên Nga nhỏ. Năm hợp tác thứ nhất, Võ Hán sản xuất 10.000 máy Thiên Nga nhỏ và 30.000 máy Hoa Sen; năm thứ hai là 30.000 máy Thiên Nga nhỏ và 30.000 máy Hoa Sen; năm thứ ba là 240.000 máy Thiên Nga nhỏ và 10.000 máy Hoa Sen; năm thứ tư là 350.000 ngàn máy Thiên Nga nhỏ và không sản xuất máy Hoa Sen nữa. Hiện tại, Võ Hán cam tâm tình nguyện làm cơ sở gia cơng cho Thiên Nga nhỏ. Vì sao vậy? Vì gia cơng cho Thiên Nga nhỏ có lãi

suất ổn định 1.000quan/máy, lợi hơn nhiều so với tự sản xuất máy Hoa Sen. Trong khi Thiên Nga nhỏ không tốn tiền đầu tư cơ sở sản xuất mà vẫn tăng trưởng tới 120%/năm.

Lưu Bị tỉnh ngộ:

- Hóa ra đó là binh pháp lạc đà của ơng, dùng thương hiệu để biến hai tập đoàn chế tạo lớn Kinh Châu, Ích Châu thành cơ sở gia cơng sản phẩm Hồng Tộc. Rồi ta sẽ tiêu hóa dần họ, thực hiện mục tiêu rắn nuốt voi.

Gia Cát Lượng nói:

- Cái gọi là binh pháp lạc đà chính là kế biến khách thành chủ. Khách cũng có nhiều loại: không trú được lại là khách tạm, trú lại được là khách thường, trú lâu mà không làm chủ được là khách sạn. Chúng ta là thân phận lính đánh th, ở lâu tất bị tập đồn Kinh Châu chà đạp. Trong khi tinh túy của binh pháp lạc đà là "rình khe nhét chân" để nắm quyền chủ động. Từ góc độ kinh tế học mà nói, đó gọi là tối ưu hóa nguồn lực; từ góc độ quản lý học mà nói, trước khi bị người tối ưu hóa, chẳng thà tối ưu hóa người.

Lưu Bị nói:

- Tơi hiểu ý ơng rồi, các gọi là tối ưu hóa thực chất là tiêu hóa. Chỉ có tối ưu hóa mới có thể tiêu hóa, nếu khơng, cái đầu con voi to vậy, lấy gì để ta tiêu hóa? Chỉ có con đường OEM mới biến khách thành chủ được.

Một phần của tài liệu Mưu lược tam quốc trong kinh doanh (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)