Phát triển kinh tế 1 Nông nghiệp

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TOAN TAP (Trang 33 - 34)

1. Nông nghiệp

Đại bộ phận ruộng đất trong nước là ruộng đất của cơng xã. Cơng xã có được uy quyền tự trị rộng rãi. Ruộng đất của công xã nào là do công xã ấy quản lý. Tuy thế, nhà vua vẫn có quyền sở hữu tối cao tên ruộng đất, nên nông dân cày ruộng công xã vẫn phải nộp tơ thuế, lao dịch và đi lính cho nhà vua. Mức thuế được định là 100 thăng mỗi mẫu.

Ngồi ra cịn có ruộng cấp cho q tộc quan lại có cơng và được gọi là thác đao điền (ruộng ném đao, từ sự tích Lê Phụng Hiểu). Từ đó hình thành thái ấp của một số quý tộc và quan lại cao cấp. Nông dân trong thái ấp khơng có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước mà chỉ đóng cho chủ thái ấp. Chủ thái ấp đóng thuế cho nhà nước tương đương với mức thuế của ruộng đất cơng xã.

Nhà nước có ruộng riêng của nhà nước gọi là ruộng quốc khố, người cày ruộng là tù binh hay phạm nhân. Tô thuế ruộng quốc khố nặng hơn so với các loại ruộng trên.

Nhà Lý coi trọng nghề nơng và đề ra nhiều chính sách khuyến khích nơng nghiệp. Sức lao động và sức kéo được bảo vệ. Quân lính thay phiên nhau làm ruộng, những người đi phiêu bạt được trở về quê hương nhận ruộng cày cấy. Trâu bò được bảo vệ. Không những việc trộm trâu bị trừng phạt nặng mà ngay cả việc giết trâu sở hữu của mình cũng bị ngăn cấm. Nhà nước quy định cứ ba nhà hợp thành một "bảo" để kiểm soát lẫn nhau và cùng liên đới chịu trách nhiệm về tội giết trâu bò.

Vấn đề thủy lợi được tiến hành với qui mô lớn. Đê Cơ Xá được đắp vào triều Lý Nhân Tông đã giúp chống được lụt của sông Hồng. Nông nghiệp dưới thời nhà Lý nhờ vậy đã được phát triển và nuôi được dân chúng.

2. Thủ công nghiệp

Nghề dệt đã phát triển đáng kể, sản xuất đủ loại từ gấm đoạn, lụa cho đến vải sợi. Năm 1040, Lý Thái Tơng quyết định dùng gấm vóc trong nước để may lễ phục cho vua quan mà khơng phải mua gấm vóc của nước ngồi nữa.

Nghề gốm tiến một bước khá dài và đạt được trình độ cao về sản xuất cũng như về nghệ thuật. Ngói gạch được sản xuất đầy đủ để phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa cùng lâu đài, cung điện. Có loại ngói tráng men, ngói bằng sứ trắng, gạch cỡ lớn có trang trí hoa văn và có khắc niên hiệu nhà Lý. Các đồ dùng bằng sành sứ được chế tạo tinh xảo với các lớp men nâu, men ngọc, men trắng ngà cùng những hoa văn trang nhã hoặc khắc chìm, nổi rất cơng phu.

Nghề khắc bản in đã xuất hiện, chủ yếu dùng để in các kinh Phật.

Giao thông và buôn bán cũng được phát triển. Các con đường giao thông thủy bộ được mở mang. Từ Thăng Long có những con đường thủy đi đến tận biên giới phía Bắc và phía Nam. Dọc các đường bộ quan trọng có nhà trạm và các ụ đất cắm biển gỗ ở trên để chỉ phương hướng.

Việc bn bán với nước ngồi rất phát triển. Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi tàu thuyền nước ngoài tấp nập đến trao đổi.

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TOAN TAP (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w