Văn học
Vào thời Trần, đội ngũ trí thức tiếp thu tư tưởng tu, tề, trị, bình của Nho giáo phát triển mạnh. Tư tưởng này hòa lẫn với lịng u nước, với hịa khí của dân tộc đã được phát huy cao độ qua ba cuộc kháng chiến chống Ngun Mơng. áng văn tiêu biểu nhất cho hào khí này là "Hịch tướng sĩ" của Trần Hưng Đạo. Bài hịch đã viết từ
700 năm trước nhưng tinh thần "cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh" vẫn còn làm rung động người ngày nay.
Bên cạnh bài hịch bất tử ấy, cịn có nhiều tác phẩm bộc lộ khí phách dân tộc như bài thơ ứng khẩu "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải sau khi thắng trận Chương Dương, đuổi quân Nguyên ra khỏi thành Thăng Long.
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu nỗ lực
Vạn cổ thử giang sơn
(Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân Hồ
Thái bình nên gắng sức
Non nước nọ nghìn thu).
Hoặc bài "Thuật hồi" của Phạm Ngũ Lão:
Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thơn Ngưu.
(Ngang giáo non sơng trải mấy thâu
Ba qn hùng dũng khí thơn Ngưu...)
Các vua quan và văn nhân đã sáng tác rất nhiều: các vua Thái Tông, Thánh Tơng, Nhân Tơng, Thánh Tơng, Nghệ Tơng đều có làm thơ, vua Anh Tơng soạn "Thủy Vân tùy bút", Trần Quang Khải có "Lạc Đạo Tập", Chu An có "Tiều ẩn thi tập", Trần Nguyên Đán có "Băng Hồ Ngọc Hán tập", Nguyễn Phi Khanh có "Nhị Khê tập", sư Huyền Quang có "Ngọc Tiên tập".
Trương Hán Siêu là người có tài văn chương và chủ trương bài xích tệ mê tín dị đoan, ơng thường dùng văn chương để đả kích các tệ hại trên. Bài phú Bạch Đằng Giang của ông là một kiệt tác ca ngợi ý chí tự cường của dân tộc vùng vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc.
Khoa học lịch sử đã có một bước tiến đáng kể. Trước hết là bộ "Đại Việt sử ký"
của Lê Văn Hưu (1230-1322), được soạn xong vào năm 1272 sau đó là các tác phẩm "Việt Nam thế chí" và "Việt Sử cương mục" của Hồ Tơng Thốc (thế kỷ 14); "An Nam chí lược" của Lê Tắc; "Việt sử lược" của tác giả khuyến danh (1377). Ngồi ra cịn có các văn kiện quan trọng như "Bình Thư yếu lược", "Vạn kiếp bí truyền", "Hịch tướng sĩ" của Trần Hưng Đạo, "Thất trảm sớ" của Chu An, "Ngọc Tĩnh liên phú" của Mạc Đĩnh Chi "Bạch Đằng Giang phú" của Trương Hán Siêu, "Việt điện u linh tập" của Lý Tế Xun, "Khóa hư lục" của Trần Thái Tơng, "Thiền uyển tập anh" của tác giả khuyến danh... Tất cả đều là những tuyệt tác có giá trị vơ cùng to lớn cho kho sử liệu của nước nhà.
Kiến trúc thời Trần khơng huy hồng như thời Lý nhưng cũng có những cơng trình
quan trọng như tháp mộ của vua Trần Nhân Tông trước chùa Phổ Minh ở Tức Mặc (Nam Định) xây năm 1310, thành ở Thanh Hóa (1397).
Âm nhạc thời Trần có chịu ảnh hưởng của Champa. Chiếc trống cơm rất thịnh
Nghệ thuật hát chèo đã manh nha từ thời này. Theo Phạm Đình Hổ trong "Vũ
Trung Tùy bút" thì vào những lúc có quốc tang, người xúm đen xem chật ních khơng thể rước tang được, nên mới sinh ra một nhóm người chuyên đi dẹp đường. Để lôi kéo sự chú ý của đám đơng, nhóm người có bổn phận đi mở đường bèn đi hát diễn trên đường, mọi người đổ xơ tới xem. Như thế mới có thể rước đám tang đi. Từ đó, những bài hát của những người này phong phú hơn và được gọi là "phường chèo".
Tôn giáo
Vào đời Trần, Nho giáo phát triển song song cùng phật giáo và đồng thời Lão giáo cũng được ưa chuộng.
Phật giáo Sau khi thay nhà Lý, triều Trần tiếp tục truyền thống sùng tín đạo Phật và
đồng thời phát huy lý thuyết Nho giáo như là một hệ triết lý chính trị cần thiết để cai trị đất nước. Phật giáo vẫn là một tơn giáo có thế lực nhất trong tất cả các loại tơn giáo thời ấy và có ảnh hưởng sâu đậm trong mọi tầng lớp cũng như mọi lãnh vực. Vua Trần Thái Tông là một nhà nghiên cứu uyên thâm về Phật học, khi làm Thái Thượng hoàng, đã chú tâm nghiên cứu lý thuyết nhà Phật và là tác giả của tác phẩm cảo luận Thiền học "Khóa hư lục".
Tác phẩm "Khóa hư lục" vẫn cịn lưu truyền cho đến ngày nay và đã được dịch ra chữ Quốc ngữ. Trong tác phẩm này Trần Thái Tông nêu lên thuyết tu hành là để diệt khổ chứ không phải vất bỏ cuộc đời để đi tu.
Người sáng lập ra phái Trúc Lâm Yên Tử, phái thiền tư của Việt Nam là vị vua thứ ba của nhà Trần tức là Trần Nhân Tơng. Là người đã oanh liệt thống lĩnh tồn qn và dân đánh thắng hai lần xâm lược của nhà Nguyên, đã áp dụng những chính sách "nới sức dân" khi còn tại vị, đến khi nhường ngai vàng cho con trai, người đã đi chu du khắp nơi rồi lên ở tu hẳn trên núi Yên Tử, lấy pháp danh là Trúc Lâm đại đầu đà. Nhân Tông viết rất nhiều tác phẩm phật học nhưng phần nhiều đã thất truyền. Với lý thuyết đề cao thái độ hướng tâm, đi tìm sự giác ngộ bằng cái tâm tĩnh lặng của chính mình, là "Phật tại tâm" chứ khơng cần gị bó khư khư theo khn phép giáo điều nào, nhà vua đã để lại một ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển đạo Phật và thời Trần. Chùa được xây dựng lên vô kể, các hội hè Phật giáo được tổ chức không ngừng.
Tổ thứ hai của phái thiền Trúc Lâm là Thiền sư Pháp Loa. Nhân vật này có một uy quyền đặc biệt, có cả hàng ngàn đệ tử, sở hữu gần hai ngàn mẫu ruộng và đã cho đúc ba ngàn bức tượng Phật. Đó là một hiện tượng khơng bình thường mà chỉ có thể giải thích được bằng sự cực thịnh của Phật giáo.
Ta có thể nói, dưới ảnh hưởng của các vị vua phật tử và các nhà thiền sư thời ấy, Phật giáo đã đạt đến mức phát triển huy hồng của một tơn giáo, nếu khơng muốn nói rằng Phật giáo đã trở thành như quốc giáo vậy.
Nhưng đến cuối đời Trần, Phật giáo bị lạm dụng và bị phức tạp nhiều yếu tố mê tín, dị đoan. Đồng thời, số tăng sĩ thất học tăng lên, nhiều tệ nạn xảy ra. Các vua Trần Hiển Tông và Trần Thuận Tông phải mở các kỳ thi sát hạch kiến thức Phật học cùng họ, để bắt các tăng sĩ thất học, giả danh, phải hồn tục.
Trong khi ấy thì giới nho sĩ lại được đào tạo theo trường lớp, tham chính qua đường thi cử gian nan, bắt đầu tấn công những tệ nạn trong giới Phật giáo. Điển hình là Trương Hán Siêu, chủ trương bài xích mê tín dị đoan. Thấy các chùa tháp mọc lên khắp nơi, ông viết bài ký châm biếm: 'Trong thiên hạ ba phần, chùa chiếm ở một phần, bỏ rứt luân thường, hao tổn của báu, ngây ngây mà chơi, ngẩn ngẩn mà theo..."
Như thế, vào cuối đời Trần, Phật giáo không những tự bản thân bị suy yếu đi mà cịn Nho giáo tấn cơng để chiếm địa vị ưu thế trong xã hội.
Nho giáo: Khác hẳn với Phật giáo có lý thuyết thiên về nội tâm, về sự giác ngộ, về
sự giải thoát con người ra khỏi bể khổ là cuộc đời, Nho giáo đòi hỏi con người phải nhập thế. Lý thuyết của Nho giáo dùng làm khuôn mẫu cho việc trị nước, cho việc tổ chức gia đình và cho việc tu thân, đã gặp mơi trường thuận lợi trong xã hội Việt Nam dưới đời Trần, một xã hội đang phát triển đòi hỏi một thái độ nhập thế thiết thực.
Ngay từ dưới thời nhà Lý, Nho giáo đã được bước đầu phát triển. Các vua Lý đã mở các khoa thi nho học. Vua Lý Thánh Tông cũng đã lập Văn miếu để thờ Khổng Tử, Chu Công và 72 vị tiền hiền. Đến thời nhà Trần các khoa thi được mở đều đặn và qui củ hơn. Nhà Trần mở ra Quốc sử viện để dạy tứ thư ngũ kinh cho con cháu các nhà quý tộc, Quốc học viện để cho các nhà nho có nơi rèn luyện việc học hành. Ngồi ra các trường tư cũng được khuyến khích, như trường tư của Chu An, nơi đã đào tạo nên các nhà nho nổi tiếng như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, hoặc trường của Trần ích Tắc giúp các văn nhân ở xa đến học và cấp cơm áo cho các hàn sĩ.
Tầng lớp nhà nho được đào tạo qua các trường, các kỳ thi càng ngày càng đông tử sĩ. Hàng ngũ họ ngày càng có uy tín trong quan trường. Ta có thể kể những tên tuổi nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Chu An, Mạc Đĩnh Chi, Hàn Thuyên, Trướng Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Hồ Tông Thốc... Họ lần lần chiếm lấy vai trò lãnh đạo của các nhà sư trong đời sống chính trị và đồng thời cơng kích các nhà sư ham mê nhà cửa lộng lẫy, vườn xinh cảnh đẹp, phung phí của cơng vào việc xây dựng chùa chiền quá nhiều và quá to, mà lại trốn tránh lao động trong chiếc áo tu hành.
Vào cuối đời Trần, Nho giáo chiếm ưu thế và đẩy phật giáo ra khỏi diễn đàn chính trị. Từ đó, các triều đại nối tiếp cũng chỉ dùng Nho giáo như khuôn mẫu cho việc trị nước chăn dân.