CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.6. Xác định một số đặc tính hóa lý của tinh bột hạt mít oxy hóa
3.6.3. Vi ảnh của tinh bột
Ảnh chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM) của tinh bột hạt mít tự nhiên và tinh bột hạt mít oxy hóa cho thấy hầu hết các hạt tinh bột hạt mít ngun liệu có dạng hình cầu hoặc nửa oval chảy tự do, các hạt tách rời nhau và không thấy bất kỳ khối nhầy hoặc dính nguyên vẹn nào, bề mặt hạt tương đối nhẵn không thấy khuyết tật chứng tỏ phương pháp trích ly và làm khơ khơng gây phá hủy tinh bột. Vi ảnh hạt tinh bột hạt mít thu được có hình dạng tương đồng với kết quả của các tác giả khác [51,68,69].
JS JOJS 2% JOJS 3% JOJS 4% JOJS 6%
JOHS 0.5% JOHS 1% JOHS 2% JOHS 3%
Hình 3.17. Ảnh SEM của JS và JOS ở các nồng độ tác nhân khác nhau
Tất cả các hạt tinh bột bị oxy hóa ở các nồng độ tác nhân khác nhau không cho thấy sự khác biệt đáng kể với tinh bột hạt mít ngun liệu. Kết quả nghiên cứu khơng thay đổi nhiều về đặc tính bề mặt và hình dạng của hạt sau q trình oxy hóa cũng được báo cáo đối với tinh bột khoai lang [29], tinh bột chuối [54], tinh bột khoai tây [57],... Tinh bột oxy hoá vẫn giữ được cấu trúc dạng hạt nhưng bề mặt hạt tinh bột khơng cịn nhẵn như tinh bột tự nhiên mà bị bào mòn nhẹ và xuất hiện những mảnh vỡ nhỏ. Những mảnh vỡ này xuất hiện nhiều trên bề mặt hạt tinh bột oxy hóa bởi tác nhân H2O2 hơn so với tác nhân NaClO. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Adebowale và cộng
sự (2006) lại cho thấy cấu trúc hạt tinh bột đậu kiếm oxy hóa bị vỡ ra và tạo ra các hốc ở trung tâm của một số hạt [70]. Những quan sát khác nhau này có thể là do sự khác nhau của phương pháp oxy hóa, khác nhau về cấu trúc hạt và độ bền của hạt tinh bột.