Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng tại Eximbank SG (Trang 28 - 34)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động cho vay theo Hạn mức tín dụng vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục:

Thứ nhất, quá trình phân tích tài chính của doanh nghiệp đôi khi không được chính xác hoàn toàn và mất nhiều thời gian. Khi tiến hành phân tích tài chính, các báo cáo tài chính là cơ sở chủ yếu và rất quan trọng. Đối với các doanh nghiệp lớn, áp dụng chế độ kế toán quy cũ, có kiểm toán theo tiêu chuẩn nhà nước nên độ chính xác của các báo cáo tài chính do các doanh nghiệp này cung cấp có đội chính xác cao. Giúp cán bộ tín dụng không mất quá nhiều thời gian và chi phí để kiểm định lại các số liệu với thực tế. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, các báo cáo tài chính kém tin cậy hơn do ít được kiểm toán. Vì vậy cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian, chi phí để kiểm tra tính xác thực của các số liệu. Đôi khi do chủ quan, chỉ căn cứ vào các thông tin khách hàng cung cấp sẽ dẫn tới tính thiếu chính xác trong quyết định cho vay và hạn mức cấp, gây rủi ro cho Ngân hàng.

Thứ hai, trong quá trình xác định hàng hóa trong kho của doanh nghiệp là hết sức khó khăn, cụ thể phía khách hàng của Eximbank Sài Gòn có nhiều khách hàng địa chỉ ở các tỉnh xa Thành phố Hồ Chí Minh như Bến Tre, An Giang, Tiền Giang…, mà điều này là rất quan trọng trong việc xác định Hạn mức tín dụng. Đôi khi Cán bộ tín dụng sử dụng kết quả trên bảng cân đối kế toán để tính hàng hóa trong kho của doanh nghiệp và điều này nhiều khi không chính xác.

Thứ ba, phương pháp tính Hạn mức tín dụng còn gặp trở ngại cho phía doanh nghiệp, đó là việc tính Hạn mức tín dụng dựa vào nhu cầu vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch. Nếu như tính toán Hạn mức tín dụng dựa vào chỉ tiêu vốn lưu động bình quân thì sẽ có những lúc nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong kì lại lớn hơn nhu cầu vốn lưu động bình quân. Khi đó, doanh nghiệp sẽ bị thiếu vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, gây khó khăn bất cập cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, khi

Thực hiện: Trần Ngọc Hùng Trang 29 tính nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp phải dựa vào vòng quay vốn lưu động. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng khách nhau thì có vòng quay vốn lưu động khác nhau. Nếu lấy bình quân các vòng quay vốn lưu động này thì lại chưa phản ánh được thực tế. Hoặc đối với các mặt hàng có tính mùa vụ thì khi lấy bình quân cho một thời kì dài sẽ khác nhiều với nhu cầu vốn thực sự cho mỗi thời kì nhỏ.

Thứ tư, Ngân hàng khi quyết định số tiền cho vay đôi khi còn phải dựa vào tiêu chí giá trị tài sản bảo đảm, độ khả mại của tài sản. Khi vấn đề giải quyết nợ xấu đang còn là nỗi lo của hệ thống ngân hàng thì việc yêu cầu tài sản bảo đảm là chính đáng để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng đồng thời giúp ràng buộc tăng trách nhiệm trả nợ của Khách hàng. Tuy nhiên không thể loại trừ những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, phương án sản xuất kinh doanh tốt nhưng do giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hoặc không có tài sản đảm bảo nên vay vốn được ít, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ năm, giá trị tài sản bảo đảm trong quá trình thẩm định chủ yếu được đánh giá trên cơ sở giá trị thị trường. Tuy nhiên thị trường Việt Nam thời gian qua thường xuyên biến động, giá cả bất ổn định. Tại thời điểm thẩm định và thời điểm phát mại tài sản, giá trị của tài sản bảo đảm có thể có những biến động lớn, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu hồi nợ dựa vào bán tài sản bảo đảm của khách hàng.

Thực hiện: Trần Ngọc Hùng Trang 30

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG LẠI HIỆU QUẢ CHO CÔNG TÁC CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK

SÀI GÒN 3.1. Giải pháp đối với Eximbank Sài Gòn

3.1.1. Nâng cao hiệu quả thẩm định, phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng và thẩm định là khâu quan trọng nhất trong cả quy trình cho vay nên giai đoạn này cần được tiến hành một cách hiệu quả và chính xác. Trước hết để kết quả phân tích có độ tin cậy cao, phía cán bộ thẩm định Ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác của thông tin mà khách hàng cung cấp, đặc biệt là các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành phân tích. Cán bộ tín dụng phải xuống trực tiếp cơ sở doanh nghiệp để xác minh thông tin, đồng thời khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn các đối tác của khách hàng, truy vấn thông tin trên Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)…

Như đã trình bày ở trên, khâu kiểm soát hàng tồn kho của doanh nghiệp hiện nay chưa cao, do vậy cán bộ tín dụng cần kiểm tra thực tế tại cơ sở kinh doanh của khách hàng để có được số liệu hàng tồn kho, nguyên vật liệu đúng thực tế và so sánh với tính chính xác mà doanh nghiệp cung cấp. Đối với doanh nghiệp có vị trí ở xa với TP. Hồ Chí Minh, phía Ngân hàng nên tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng trực tiếp đến doanh nghiệp để kiểm chứng số liệu. Thông qua hoạt động tiếp xúc trực tiếp doanh nghiệp như vậy, cán bộ tín dụng còn có thể đánh giá được hiện trạng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, công việc sản xuất kinh doanh đang vận hàng hiệu quả hay đang trì trệ. Gặp gỡ trực tiếp khách hàng để có đánh giá sơ bộ về tư cách khách hàng, qua đó hỗ trợ rất nhiều cho những giai đoạn tiếp theo của hoạt động cho vay.

3.1.2. Hoàn thiện phương pháp xác định Hạn mức tín dụng

Eximbank Sài Gòn cấp tín dụng cho doanh nghiệp bằng phương pháp vốn lưu động bình quân trong kỳ. Phương pháp này có hạn chế là khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động lớn hơn nhu cầu vốn lưu động bình quân thì doanh nghiệp sẽ bị thiếu vốn, gặp khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Nếu muốn tiếp tục được vay vốn, doanh nghiệp cần phải ký kết Hạn mức tín dụng mới trong khi Hạn mức cũ vẫn còn giá trị. Điều này làm mất thời gian và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy,

Thực hiện: Trần Ngọc Hùng Trang 31 Eximbank Sài Gòn nên xác định tỷ trọng từng loại sản phẩm và vòng quay của nó để xác định Hạn mức tín dụng.

3.1.3. Đơn giản các thủ tục cho vay

Đơn giản hóa thủ tục khi vay vốn sẽ giúp khách hàng nhanh chóng có được vốn kinh doanh. Ngân hàng cần qui định rõ thời gian kiểm tra hồ sơ, thời gian sẽ quyết định khoản vay nhằm rút ngắn tới mức thấp nhất thời gian kiểm tra hồ sơ khách hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.

Trong vấn đề quản lý, Eximbank cần nghiên cứu và đưa ra kế hoạch tổng thể về mạng lưới và hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống. Tránh để xảy ra tình trạng thành lập các Chi nhánh, các phòng giao dịch thuộc cùng phạm vi hoạt động, cạnh tranh lẫn nhau gây khó khăn cho các đơn vị và lãng phí nguồn lực.

3.1.4. Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin công nghệ thông tin

Nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng. Một cán bộ tín dụng giỏi cần phải có các phẩm chất sau: Kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, có tư cách đạo đức tốt, khả năng giao tiếp tốt. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải có sự am hiểu các kiến thức về thị trường, pháp luật, trực giác nhạy bén. Nhân lực của Eximbank Sài Gòn được tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ các trường đào tạo uy tín về chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, nên hiệu quả hoạt động của chi nhánh rất cao là điều hiển nhiên. Tuy vậy với sự đổi mới của công nghệ, sự tác động của hội nhập thế giới đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành Tài chính- Ngân hàng nói riêng, cán bộ tín dụng cần được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Ngân hàng là một hoạt động cần thiết. Hiện nay Eimbank đã thu thập và lưu trữ thông tin thành kho dữ liệu, gọi tắt là KOREBANK. Trong đó tập hợp thông tin thành từng lĩnh vực khác nhau, giúp tìm kiếm và phân tích thông tin một cách kịp thời và chính xác nhất. Để phát triển hơn nữa, Eximbank cần trang bị công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin để làm tăng số lượng cũng như độ cập nhật chính xác thông tin phục vụ cho cán bộ tín dụng phân tích thông tin khách hàng trước khi cho vay.

Thực hiện: Trần Ngọc Hùng Trang 32

3.1.5. Cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích cho khách hàng

Để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn của Eximbank Sài Gòn, chi nhánh có thể cung cấp miễn phí một số dịch vụ cho khách hàng vay vốn theo phương thức Hạn mức tín dụng. Cụ thể, Ngân hàng có thể cung cấp thường xuyên tỷ giá của ngoại tệ so với VND đối với khách hàng đề xuất mở L/C, cung cấp một số thông tin về tình hình giá cả của các mặt hàng liên quan đến doanh nghiệp… Điều này giúp doanh nghiệp tránh được một số rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm nguy cơ khách hàng không trả được nợ. Ngân hàng còn có thể làm trung gian giúp các doanh nghiệp tạo các mối quan hệ đối tác với nhau để thúc đẩy sự phát triển của nền Kinh tế nói chung, giúp các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Điều này còn là chiến lược kinh doanh cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

Marketing ngày càng được các NHTM nhận thức rõ hơn về vai trò của nó trong nâng cao sức cạnh tranh để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Đối với hoạt động cho vay theo Hạn mức tín dụng thì Ngân hàng càng cần sử dụng các biện pháp Marketing hữu hiệu. Ngân hàng cần giới thiệu những ưu điểm của phương thức này và điểm khác biệt trong cho vay theo Hạn mức tín dụng mà chỉ ở Eximbank mới có, cũng như ưu đãi hơn về lãi suất, thủ tục giải ngân so với đi vay tại các NHTM khác. Hoạt động Marketing phải được triển khai từ Hội sở đến Chi nhánh theo một sự thống nhất chung, phân cấp cho Chi nhánh để hoạt động này không chồng chéo, trùng lặp giữa các Chi nhánh ở các địa bàn khác nhau.

3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho hoạt động ngân hàng. Vì hiện nay các NHTM Nhà nước kinh doanh dựa vào vốn của Nhà nước rất lớn, điều này làm cho các NHTM cổ phần trong đó có Eximbank rất khó cạnh tranh vì vốn tự có của các NHTMCP thường nhỏ hơn rất nhiều so với các NHTM quốc doanh. Để khắc phục điều này, Nhà nước phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTM quốc doanh, tạo công bằng trong cạnh tranh giữa các Ngân hàng với nhau, ngoài ra còn giảm thiểu nợ xấu của hệ thống Ngân hàng xuất phát từ sự ỷ lại của NHTM quốc doanh có sự hỗ trợ của Nhà nước khi kinh doanh thua lỗ

Thực hiện: Trần Ngọc Hùng Trang 33 Thứ hai, Nhà nước cần phải có quy chế chặt chẽ về quản lý bản gốc tài sản đảm bảo, để tránh tình trạng một tài sản đảm bảo có thể vay nhiều Ngân hàng khác nhau, gây rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống NHTM và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, do vậy những chính sách của Ngân hàng Nhà nước ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của NHTM. Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách, quy định phù hợp với từng thời kỳ, vừa đảm bảo kiềm chế lạm phát, vừa khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó, các văn bản luật nên chặt chẽ thống nhất, không chồng chéo và nên được duy trì trong thời gian dài để giúp tạo tính ổn định cho hoạt động của Ngân hàng. Đi kèm với các văn bản pháp luật thì nên có những hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể tới các Ngân hàng thi hành để văn bản thực sự có hiệu quả.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng. Phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng cho phép các Ngân hàng có khả năng truy cập thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng một cách nhanh chóng về khách hàng, hình thành hệ thống kho dữ liệu cho toàn ngành Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong các nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ cho vay theo Hạn mức tín dụng là nghiệp vụ khá phổ biến mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách tốt nhất và phổ biến nhất. Khách hàng có phương án kinh doanh tốt, uy tín trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng luôn là đối tượng nhắm đến của nhiều Ngân hàng khác. Giữa sự cạnh tranh với Ngân hàng trong nước và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài hiện nay, Eximbank Sài Gòn cần nhìn nhận và đánh giá ưu điểm cũng như khuyết điểm của mình trong công tác cho vay theo Hạn mức tín dụng để ngày càng phát triển được các sản phẩm tín dụng độc đáo, hiệu quả như phương châm ‘Dẫn đầu xu thế’ của mình, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta để hội nhập và vươn mình ra thế giới.

Thực hiện: Trần Ngọc Hùng Trang 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths. Bùi Diệu Anh (2011), Nghiệp vụ Tín dụng Ngân hàng, NXB Phương Đông.

2. Ths. Ngô Kim Phượng (2013), Phân tích tài chính Doanh nghiệp, NXB Lao Động.

3. Sổ tay tín dụng NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

4. Báo cáo tài chính giữa niên độ của NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tháng 06/2013.

5. Ban biên tập CafeF (2012), 10 sự kiện Tài chính – Ngân hàng nổi bật năm 2012. Được lấy về ngày 18/01/2013, từ http://cafef.vn/tai-chinh-ngan- hang/10-su-kien-tai-chinh-ngan-hang-noi-bat-nam-2012-

20121217012648105ca34.chn

6. Ban biên tập CafeF (2013), 07 sự kiện Tài chính – Ngân hàng nổi bật năm 2012. Được lấy về ngày 18/01/2013, từ http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/7- su-kien-tai-chinh-ngan-hang-noi-bat-nam-2013-

2013123008045281312ca34.chn

7. La Hoàn (2013), Tình hình nợ xấu ngân hàng nửa đầu năm 2013. Được lấy về ngày 18/01/2013, từ:

http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/tinhhinhnoxaunganhang-nd- 16659.html

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng tại Eximbank SG (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)