CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
MỤC TIÊU
Sau khi kết thúc bài học này học viên có khả năng:
1. Trình bày được những cơ sở khoa học làm nền tảng cho GDSK.
2. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản trong chỉ đạo hoạt động GDSK.
3. Vận dụng được các nguyên tắc GDSK vào trong công tác GDSK của mình.
NỘI DUNG
1. Nguyên tắc giáo dục sức khỏe
1.1. Khái niệm
Nguyên tắc giáo dục sức khỏe là những nhân tố chỉ đạo mọi hoạt động GDSK. Chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và cách thức tổ chức GDSK sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ GDSK, chúng được ứng dụng trong các khâu của quá trình GDSK.
1.2. Các nguyên tắc
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ, bản chất của GDSK, căn cứ vào những thành tựu y học và các lĩnh vực khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học v.v…và thực tiễn, GDSK ở Việt Nam được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tính khoa học; - Nguyên tắc tính đại chúng; - Nguyên tắc tính trực quan; - Nguyên tắc tính thực tiễn; - Nguyên tắc lồng ghép; - Một số nguyên tắc khác. 1.3. Cơ sở khoa học 1.3.1. Những cơ sở khoa học hành vi
Khoa học hành vi nghiên cứu những cách ứng xử của con người và vì sao con người lại cư xử như vậy. Hành vi là một phức hợp những hành động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế, di truyền...Mỗi hành vi bao gồm 4 thành phần chủ yếu: Kiến thức- thái độ- niềm tin và thực hành. Hành vi sức khỏe thể hiện ở:
- Nhận thức của con người về tình trạng sức khỏe và bệnh tật của bản thân và của cộng đồng, các dịch vụ y tế có thể sử dụng được, các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và của cộng đồng, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe,…
- Thái độ đối với các vấn đề sức khoẻ, các thói quen, lối sống, phong tục tập quán, kể cả niềm tin có lợi và có hại đối với sức khỏe.
- Những cách thực hành, các biện pháp để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân và của cộng đồng, phòng chống được các bệnh tật và các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe.
1.3.2. Những cơ sở tâm lý học giáo dục
Đối tượng của GDSK ở tất cả các lứa tuổi, phần nhiều là người lớn. o Học tập của người lớn dựa vào các nguyên tắc:
─ Nhận rõ mục đích học tập. ─ Được tích cực hóa cao độ. ─ Cá biệt hóa việc học tập. ─ Vận dụng kinh nghiệm sống.
─ Được thực hành những điều đã học. ─ Được biết kết quả hoàn thành.
─ Tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát và tự điều chỉnh mọi hoạt động của bản thân trong học tập cũng như trong thực hành.
o GDSK cần tạo điều kiện cho đối tượng học tập đạt được kết quả tốt:
─ Thoải mái về thể chất, tinh thần.
─ Nhận rõ lợi ích thiết thực và mục tiêu học tập.
─ Được khuyến khích để nâng cao tính tích cực chủ động tham gia vào quá trình làm thay đổi hành vi sức khỏe của bản thân và tập thể.
─ Kinh nghiệm cá nhân được khai thác và vận dụng vào thực tế để kiểm nghiệm tác dụng và lợi ích của việc làm.
─ Được biết về kết quả học tập và thực hành của bản thân để khơng ngừng tự hồn thiện.
1.3.3. Những cơ sở tâm lý học nhận thức
Quá trình nhận thức của con người có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Nhận thức cảm tính là nhận thức bằng các giác quan và một cách trực tiếp.
- Nhận thức lý tính bằng các thao tác tư duy như so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp…
Trong hoạt động nhận thức của con người, giai đoạn cảm tính và lý tính có quan hệ chặt chẽ và tác động tương hỗ lẫn nhau. V.I. Lênin đã tổng kết quy luật đó của hoạt động nhận thức nói chung như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.
GDSK không những chỉ giúp cho đối tượng nhận thức bằng cảm quan mà quan trọng hơn cả là giúp cho họ chuyển được sang nhận thức lý tính, nhất là tự nhận thức, và cuối cùng là phải vận dụng được vào thực tế giải quyết các vấn đề sức khỏe của bản thân và của cộng đồng mà họ chung sống, nhằm thay đổi hành vi sức khỏe và lối sống, biến thành thói quen có lợi cho sức khỏe. Như vậy, q trình thay đổi hành vi sức khỏe là quá trình nhận thức từ thấp đến cao.
Q trình nhận thức địi hỏi:
- Phải có sự chú ý: Muốn tiếp nhận và hiểu được một thơng tin thì người ta phải
chú ý tới thơng tin đó. Nói một cách khác khơng phải bất cứ thơng tin gì đến với các giác quan đều được nhận thức. Như vậy, trong việc tiếp nhận thông tin con người bao giờ cũng có sự lựa chọn và phụ thuộc vào động cơ, nhu cầu của mỗi người.
- Phải có sự sắp xếp: Sự sắp xếp thơng tin, tuân theo các đặc tính:
Đồng nhất: lồng ghép những cái giống nhau thành nhóm.
Theo vị trí trong khơng gian: ghép những cái ở gần nhau thành nhóm. Theo vị trí về thời gian: gắn những sự việc hoặc sự kiện gần nhau về thời
gian.
Theo quan hệ riêng chung: gắn cái đặc trưng toàn thể cho một bộ phận bất kể nào đó và ngược lại.
Theo hệ thống hóa: ghép những phần khơng đầy đủ thành một dạng quen thuộc hoặc có nghĩa nào đó.
- Tính hiện thực: Nhận thức là một q trình mang tính riêng biệt của mỗi người,
nó phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân, trình độ học vấn, giới tính, kinh nghiệm sống….của người tiếp nhân. Đây là đặc điểm đặc biệt quan trọng đối với người làm GDSK. Nếu chúng ta muốn đối tượng tiếp nhận thông tin để làm thay đổi hành vi sức khỏe của họ thì chúng ta phải đặt địa vị mình vào đối tượng và dự kiến được khả năng họ tiếp nhận vấn đề được giáo dục như thế nào. Nếu sự tiếp nhận ấy khác với dự kiến của chúng ta thì họ sẽ giữ nhận thức ấy cho đến khi chúng ta hoặc những người khác tác động thay đổi được nhận thức ấy.
1.3.4. Cơ sở tâm lý xã hội
Nghiên cứu hệ thống nhu cầu động cơ hành động của con người. Động cơ hành động bao gồm những nhu cầu và quyền lợi. Giáo dục nhu cầu và hành động dựa trên cơ sở kết hợp giữa sự đáp ứng nhu cầu và tác động tinh thần để đưa đến hiệu quả việc học. Maslow xác định 5 loại nhu cầu từ thấp đến cao như sau:
Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, luôn phát triển theo sự phát triển của xã hội, nó được quy định bởi phương thức thỏa mãn nhu cầu và các mối quan hệ xã hội mà con người sống. Khi một nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người chuyển sang một nhu cầu khác ở mức cao hơn.
2. Nguyên tắc tính khoa học
2.1. Ý nghĩa của tính khoa học
Việc áp dụng tính khoa học trong GDSK để xác định các nội dung GDSK, lựa chọn phương tiện, phương pháp…sẽ làm cho các nội dung này phù hợp với từng đối tượng giáo dục, từng cộng đồng.
2.2. Thể hiện tính khoa học
Tổ chức giáo dục sức khỏe phải dựa trên cơ sở khoa học: Khoa học hành vi, cơ sở tâm lý giáo dục học, tâm lý xã hội học, tâm lý nhận thức học và lý thuyết phổ biến sự đổi mới.
Nguyên tắc tính khoa học được thể hiện trong việc xác định nội dung GDSK một cách có khoa học dựa trên cơ sở điều tra nghiên cứu toàn diện về xã hội, tâm lý, dịch tễ, kinh tế, chính trị của mỗi cộng đồng để xác định và lựa chọn vấn đề ưu tiên cần giáo dục. Những nội dung GDSK cũng phải thực sự khoa học, đã được chứng minh bằng khoa học và thực tiễn. Trong khi tiến hành GDSK không nên đưa những nội dung mà các nhà khoa học còn đang bàn cãi, chưa rõ ràng, chưa được kiểm nghiệm trong thực tiễn. GDSK cần sử dụng những thành quả nghiên cứu khoa học mới nhất đã được công bố, mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho mọi người trong cộng đồng.
Nguyên tắc tính khoa học được thể hiện trong việc lựa chọn những phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục sức khỏe khoa học, hiện đại song phải phù hợp với từng đối tượng, từng cộng đồng, từng giai đoạn, và từng hoàn cảnh kinh tế- xã hội nhất định.
Nguyên tắc tính khoa học cịn được thể hiện trong việc đảm bảo tính hệ thống, logic của lập kế hoạch và triển khai các hoạt động GDSK thành tổng thể từ đơn giản đến phức tạp.
3. Nguyên tắc tính đại chúng
3.1. Ý nghĩa tính đại chúng
Giáo dục sức khỏe khơng những được tiến hành cho mọi người và vì lợi ích của mọi người trong cộng đồng xã hội, mà còn được mọi người tham gia thực hiện. Mọi người vừa là đối tượng của GDSK vừa là người tiến hành GDSK. Đối tượng của GDSK rất đa dạng, khơng thể cùng một lúc chúng ta có thể làm thay đổi hành vi sức khỏe của tất cả mọi người với mọi vấn đề sức khỏe. Việc nghiên cứu đối tượng trong một đợt hoặc một nội dung là việc làm hết sức quan trọng cho phép chúng ta đạt được mục tiêu và hiệu quả của GDSK. Khi nghiên cứu đối tượng GDSK chúng ta cần chú ý tới những đặc điểm sau:
- Đối tượng GDSK phần đông là cộng đồng sống ở nơng thơn, thật vậy có tới khoảng 75% người dân sống ở nông thôn [11]. Nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng các hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe thì khác nhau giữa người
- dân sống ở thành thị và nơng thơn. Ví dụ nghiên cứu về các hành vi nguy cơ - đối với các bệnh không lây, tỷ lệ người dân hút thuốc lá, ăn ít rau quả, ít vận
động thể lực và uống nhiều rượu thì có sự khác biệt một cách rõ rệt giữa những người dân ở hai khu vực này [12, 13].
- Mỗi cộng đồng mang tính khép kín tương đối và mang bản sắc đặc thù của địa phương.
- Ngày nay trong cộng đồng nơng thơn, địa vị xã hội khơng cịn đóng vai trị quyết định như xưa, nhưng dù sao các vị chức sắc ở địa phương vẫn có tiếng nói quyết định.
- Yếu tố tơn giáo: mỗi tơn giáo có chuẩn mực đạo đức riêng, có những điều răn, điều cấm kị riêng.
- Trình độ học vấn, giáo dục khác nhau ở mỗi cộng đồng, khu vực, giới tính. Theo một nghiên cứu của Phạm Hùng Lực và cộng sự, ở khu vực nơng thơn trình độ học vấn rất khác nhau giữa nam và nữ [14].
- Yếu tố dân tộc, chủng tộc: sử dụng ngơn ngữ dân tộc
3.2. Thể hiện tính đại chúng
Khi nghiên cứu đối tượng GDSK chúng ta cần chú ý những đặc điểm sau: văn hoá, địa lý, xã hội, kinh tế, tơn giáo, trình độ học vấn và yếu tố dân tộc.
Nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục phải mang tính phổ cập phù hợp với từng loại đối tượng.
GDSK phải xuất phát từ nhu cầu sức khỏe bức thiết của cộng đồng xã hội và đáp ứng được các nhu cầu đó. Nội dung GDSK phải dựa trên cơ sở của việc chẩn đoán cộng đồng.
Phải động viên mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần xã hội, mọi lứa tuổi cùng tham gia thực hiện.
GDSK là cơng tác lâu dài địi hỏi phát động thành phong trào quần chúng rộng khắp, liên tục trở thành loại hình hoạt động xã hội rộng lớn và không ngừng phát triển.
Sử dụng sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội và ngành y tế. Cũng giống như mọi hoạt động khác trong sự nghiệp chăm lo, bảo vệ sức khỏe nhân dân, giáo dục sức khỏe cũng cần đến nguồn lực và sử dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu của mình. Nguồn lực ở đây là nguồn lực tổng hợp của mọi tổ chức khác nhau trong toàn xã hội.
4. Nguyên tắc tính trực quan
4.1. Ý nghĩa tính trực quan
Mọi yếu tố tác động đến con người trước hết tác động trực tiếp vào các giác quan như mắt, tai, mũi…Sử dụng các phương tiện trực quan trong GDSK sẽ gây được ấn tượng mạnh với đối tượng giáo dục làm cho đối tượng dễ tập trung và dễ nhớ.
4.2. Thể hiện tính trực quan
Để gây được ấn tượng sâu sắc cho mọi người, nội dung GDSK phải được minh họa hết sức cụ thể bằng những hình tượng sinh động, các phương tiện trực quan cần sử dụng trong GDSK là các tranh ảnh, mơ hình, vật thật…
Sử dụng các phương tiện minh họa cho nội dung GDSK phải nhằm tạo thuận lợi cho đối tượng suy nghĩ và hành động để đạt được những mục tiêu đã định. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng bất cứ nội dung gì cũng phải có phương tiện trực quan.
Bản thân người cán bộ y tế và cơ sở y tế với tồn bộ những hoạt động của mình phải là những mẫu hình trực quan sinh động có tác dụng giáo dục mạnh mẽ nhất đối với nhân dân. Tấm gương người cán bộ y tế và cơ sở y tế thơng qua các hoạt động có thể phản chiếu thành hai mặt tích cực và tiêu cực cho sự hình thành hay thay đổi hành vi sức khỏe nhân dân. Công tác GDSK cần thiết phải chú ý phát huy mặt tích cực của những tấm gương đó.
5. Ngun tắc tính thực tiễn
5.1. Ý nghĩa tính thực tiễn
Mỗi lý luận khoa học về GDSK đều phải góp phần tích cực giải quyết được các nhu cầu và vấn đề sức khỏe một cách thiết thực, mang lại hiệu quả một cách cụ thể thì mới có sức thuyết phục cao.
5.2. Thể hiện tính thực tiễn
Các hoạt động GDSK phải bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe của cá nhân, cộng đồng và phải tích cực giải quyết được các vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng một cách thiết thực và có hiệu quả cụ thể bằng việc nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật, tử vong. Phải làm cho cá nhân và cộng đồng hiểu và thấy được vấn đề sức khỏe và bệnh tật của họ để họ chủ động tham gia vào giải quyết các vấn đề này.
Chính người dân phải thực sự bắt tay vào, từ việc làm cụ thể nhằm biến đổi hiện thực chất lượng cuộc sống, trong đó có sức khỏe của họ.
Lấy thực tiễn của các kết quả hành động đó để giáo dục, đánh giá và cải tiến toàn bộ hệ thống giáo dục sức khoẻ.
6. Nguyên tắc lồng ghép
Lồng ghép không những là nguyên tắc quan trọng được áp dụng trong GDSK mà cịn là phương pháp cơng tác trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nói chung và của ngành y tế nói riêng.
6.1. Ý nghĩa của lồng ghép
Lồng ghép trong GDSK là nhằm phát huy mọi nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình GDSK, tránh được những trùng lắp khơng cần thiết hoặc bỏ sót cơng việc, tiết kiệm nguồn lực, tránh lãng phí và nâng cao chất lượng công tác GDSK.
6.2. Thể hiện lồng ghép
Lồng ghép trong GDSK là sự phối hợp các mặt hoạt động trong quá trình GDSK. Phối hợp một số hoạt động của các chương trình GDSK có tính chất giống nhau hoặc có liên quan mật thiết với nhau nhằm tạo điều kiện hỗ trợ và tăng cường lẫn nhau để đạt hiệu quả chung tốt hơn.
Lồng ghép trong GDSK còn là sự phối hợp các hoạt động của GDSK với các lĩnh vực hoạt động khác của ngành y tế và các ngành khác, các tổ chức, các đoàn thể