Các phƣơng pháp và phƣơng tiện truyền thông-GDSK

Một phần của tài liệu TRNG_DI_HC_Y_DC_CN_TH_Giao_trinh (Trang 49 - 72)

CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE MỤC TIÊU

Sau bài học này học viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm về phương pháp, phương tiện TT-GDSK. 2. Trình bày được các phương pháp truyền thơng GDSK

3. Trình bày được các phương tiện truyền thơng GDSK

4. Trình bày được ý nghĩa, tiêu chuẩn và các bước chuẩn bị tiến hành thử nghiệm phương tiện TT-GDSK.

NỘI DUNG

1. Phƣơng pháp truyền thông giáo dục sức khỏe

Phương pháp truyền thông là cách thức chuyển tải các nội dung cần truyền thông đến đối tượng để giúp họ thay đổi hành vi.

Có thể chia các phương pháp truyền thông thành 2 loại:

- Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe gián tiếp

- Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp

1.1. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe gián tiếp

Khái niệm

Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe gián tiếp là phương pháp mà người làm GDSK không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng giáo dục và các nội dung (thông điệp truyền thông) được chuyển tới đối tượng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Ưu điểm của phương pháp truyền thơng gián tiếp là có khả năng đưa thơng tin đến với mọi người nhanh chóng, trên diện rộng nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng. Do đó, nó có khả năng tạo được dư luận và tác động dây chuyền làm chuyển đổi thái độ của người dân góp phần thay đổi hành vi. Tuy nhiên, phương pháp này mang tính chất một chiều do người phát tin khơng tiếp xúc trực tiếp với người nhận tin, rất khó thu nhận phản hồi ngay và có nhiều khả năng hiểu lầm thơng tin vì khán thính giả chỉ xem, nghe qua một lượt khơng có điều kiện quay trở lại các thông tin trước nên như trong trường hợp phát thanh, truyền hình.

Truyền thơng đại chúng

Thơng tin đại chúng giữ vai trị quan trọng trong công tác truyền thơng giáo dục sức khỏe, có tính chất chiến dịch thơng qua các phương pháp nghe nhìn phong phú và

hấp dẫn. Để tăng hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương.

- Truyền thông đại chúng (mass communication): thông qua các phương tiện truyền thơng đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình và gần đây là internet, ta có thể áp dụng nhiều hình thức GDSK để tác động cùng lúc đến rất nhiều người.

- Truyền thông gián tiếp qua các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe bao gồm: tờ gấp, tờ rơi, áp phích, pa nơ, sách mỏng, băng cassette, đĩa CD,…

- Thông tin cổ động: dùng áp phích, khẩu hiệu, panô, biểu ngữ, xe loa, xe hoa, triển lãm, văn nghệ,…

1.2. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp

Khái niệm

Phương pháp truyền thông trực tiếp là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thơng tin, tình cảm, kỹ năng giữa người truyền thơng GDSK với một cá nhân hoặc một nhóm người nhận thơng tin.

Nói một cách khác, phương pháp truyền thông trực tiếp là phương pháp mà người làm GDSK tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được giáo dục sức khỏe.

o Ưu điểm của phương pháp truyền thông trực tiếp:

- Người phát tin tiếp xúc trực tiếp với người nhận và có thể quan sát phản ứng cũng như nghe ý kiến, thắc mắc, phản hồi ngay lập tức từ người nghe;

- Có thể điều chỉnh những thơng điệp giúp người nhận tiếp nhận đúng thông tin muốn truyền đạt; Có thể áp dụng phương pháp giáo dục chủ động lôi cuốn được sự tham gia của người nhận tin từ đó tác động mạnh hơn đến nhận thức, thái độ, hành vi.

o Hạn chế của phương pháp này là:

- Không đưa được thông tin đến nhiều người trên diện rộng cho nên khó tạo được dư luận và tác động dây chuyền làm chuyển đổi thái độ của người dân.

- Phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người làm GDSK.

- Tốn nhiều thời gian

Các hình thức truyền thơng trực tiếp 1.2.1. Giáo dục sức khỏe cho cá nhân

Khái niệm: GDSK cho cá nhân là một tiến trình thơng qua đối thoại, giáo dục

viên giúp cho đối tượng hiểu rõ về hồn cảnh và vấn đề sức khỏe của chính họ từ đó có thể tìm ra biện pháp giải quyết thích hợp.

Vấn đề sức khỏe trong GDSK cá nhân khơng mang tính chất chung chung mà là cụ thể cho từng đối tượng. Vấn đề của cá nhân có thể là:

- Những nổi lo âu về bệnh tình (tham vấn đặt đối tượng là trọng tâm),

- Ra một quyết định (gọi là tham vấn quyết định),

- Một hành vi cần thực hiện hoặc thay đổi (tham vấn hành vi).

Một điều cần lưu ý là không phải ai cũng ý thức về vấn đề sức khỏe của mình: Có người ý thức được và có nhu cầu cần giải quyết nhưng khơng biết cách; nhưng cũng có người khơng ý thức được và do đó khơng có nhu cầu v.v…Chính vì vậy mà GDSK cá nhân được chia thành 2 dạng:

- Đối tượng tìm đến giáo dục viên: ở cơ sở y tế, trung tâm tham vấn, điện thoại, viết thư… Hình thức này cịn gọi là tham vấn sức khỏe.

- Giáo dục viên tìm đến đối tượng: tiếp cận cộng đồng, vãng gia.

Phân tích những thuận lợi khó khăn mỗi dạng GDSK cá nhân:

Thuận lợi Khó khăn Cách khắc phục

*Đối tƣợng tìm đến giáo dục viên

 Đối tượng có nhu cầu giải quyết nên rất quan tâm  Đối tượng có sẵn những thắc mắc, chủ động  Giáo dục viên có thể có sẵn điển hình. Ví dụ đang ở phòng khám, cơ sở điều trị  Có đủ tài liệu, hình ảnh trực quan

 Giáo dục viên chưa hiểu rõ về hoàn cảnh và đối tượng

 Chưa chuẩn bị trước về vấn đề của đối tượng  Đôi khi đối tượng quá

căng thẳng

 Kinh nghiêm bản thân có thể giúp đỡ lúng túng.

 Cố gắng quan sát lắng nghe gợi chuyện thăm hỏi để tìm hiểu.

 Bình tĩnh thư giãn để giúp đối tượng cũng bình tỉnh thư giản.

*Giáo dục viên tìm đến đối tƣợng

 GDV có thể tìm hiểu hồn cảnh của đối tượng trước khi đến

 Có thể chuẩn bị trước phần nào về vấn đề của đối tượng.

 GDV đến với thái độ quan tâm chân thành có thể tạo được cảm tình nơi đối tượng.

 Có thể đối tượng chưa ý thức được và chưa có nhu cầu giải quyết.  Đối tượng thụ động ít

quan tâm.

 Ta khơng có sẵn điển hình

 Tài liệu chỉ là những cái ta dự đốn, và cũng khơng thể mang nhiều

 Chân thành nói chuyện, tế nhị, cố gắng phân tích cho đối tượng hiểu.

 Tạo một hoàn cảnh tiếp cận tự nhiên (chọn đúng thời điểm không gian).

Một số nguyên tắc chung trong GDSK cho cá nhân

Tạo mối quan hệ: Điều quan trọng đầu tiên trong GDSK cho cá nhân chính là

mối quan hệ. Dù vấn đề chưa giải quyết nhưng đã thiết lập được mối quan hệ tốt thì những lần sau hy vọng có thể giải quyết được.

Không áp đặt: Giáo dục viên giúp đối tượng nhận ra vấn đề và giải quyết vấn

đề theo cách riêng phù hợp chứ không phải áp đặt một cách giải quyết có sẵn.Nên giúp đối tượng tự khám phá và tự quyết định. Trong đại đa số các trường hợp giáo dục viên khơng nên áp đặt bởi vì chính bản thân đối tượng thường cũng khơng muốn người khác dạy đời. Mặc khác cách giải quyết của giáo dục viên chưa chắc là đã phù hợp với hoàn cảnh của đối tượng. Ngay cả khi lời khuyên của giáo dục viên đối tượng nghe theo và thực hiện đạt kết quả thì đó cũng khơng hẳn là tốt vì có thể tạo sự phụ thuộc và đối tượng sẽ tìm đến ta trong mọi vấn đề.

Giúp đối tượng tự khám phá và tự quyết định bằng cách cung cấp những thông tin phù hợp, trên cơ sở đó đặt những câu hỏi dẫn dắt từng bước dẫn đến sự hiểu biết về kiến thức, về tình trạng của mình và sự tự chọn lựa cách giải quyết vấn đề của mình một cách phù hợp.

Khơi gợi thích hợp và lắng nghe: là một kỹ năng quan trọng trong GDSK cho

cá nhân. Khơi gợi và lắng nghe có tác dụng:

- Giúp đối tượng cảm thấy được quan tâm thúc đẩy ý muốn chia sẻ.

- Giúp biết được đối tượng đã hiểu biết đến đâu, điểm nào đúng, điểm nào sai, giúp việc đưa thông tin hướng dẫn được xác đáng đỡ mất thời gian và giúp đối tượng liên hệ những điều mới với những gì đã biết làm cho việc tiếp thu được tốt hơn.

- Khơi gợi và lắng nghe những hồi báo để kiểm lại những hiểu biết của đối tượng giúp cho việc điều chỉnh các thông tin tránh nhầm lẫn.

- Khơi gợi và lắng nghe những ý kiến, những quyết định của đối tượng giúp đối tượng cảm thấy tự tin hơn làm nền tản cho những quyết định cá nhân và sự thay đổi hành vi.

Các bước tiến hành GDSK cá nhân

1. Trước hết tìm xem người dân đã biết gì rồi 2. Mơ tả chính xác những điều cần biết, cần làm

3. Phát hiện được các nguyên nhân tại sao người dân không thay đổi hành vi 4. Giải thích rõ những điểm lợi của hành vi mới

5. Động viên và khuyến khích để đối tượng thực hiện và duy trì hành vi mới 6. Đi đến nhất trí với đối tượng về những gì họ sẽ làm

Kỹ năng truyền thông GDSK cho cá nhân

1. Chào hỏi thân mật

2. Tìm xem đối tượng biết, tin, và làm gì về vấn đề đó 3. Bổ sung thêm những điều đối tượng cần biết cần làm

4. Đưa ra các thơng tin chủ chốt và giải thích những điểm lợi của hành vi mới 5. Tìm ra các lý do vì sao người dân khơng thay đổi hành vi

6. Nêu các ví dụ cụ thể 7. Dùng từ ngữ quen thuộc

8. Dùng các phương tiện trực quan 9. Khuyến khích đối tượng đặt câu hỏi

10. Động viên và khuyến khích đối tượng thực hiện hành vi mới 11. Đi đến nhất trí với đối tượng về những gì họ sẽ làm

12. Kiểm tra xem đối tượng có hiểu biết đâu bổ sung điểm thiếu

Các giải pháp can thiệp trong tham vấn quyết định

1. Bác bỏ các lý lẽ có vẽ hợp lý mà đối tượng dùng biện minh cho hành động của mình “Chú tơi hút thuốc ngày 2 gói mà vẫn sống 90 tuổi”; cung cấp thêm thông tin tài liệu thống kê phim ảnh để nâng cao sức thuyết phục. 2. Tình huống giả (sắm vai): Đối tượng sống trong vai diễn sẽ thấy được

những điều mà suy luận khơng thấy “Cịn nhỏ q mà có con thì việc gì xảy ra”

3. Lập bảng liệt kê lợi hại: Liệt kê trên cùng một bảng các mặt lợi và mặt hại của vấn đề sẽ giúp đối tượng quyết định tốt hơn.

4. Gieo sự lo lắng về những hậu quả của quyết định sai lầm: “Nếu khơng ăn kiêng đúng thì sẽ …” “Nếu khơng mổ ngay thì sẽ …”.

1.2.2. Giáo dục sức khỏe cho nhóm

Khái niệm: Làm việc với nhóm là một trong các hoạt động chủ yếu của GDSK

khi mọi người cùng ngồi với nhau để phát hiện xác định và giải quyết một vấn đề. Nhóm nhiều khi có thể làm được những điều mà cá nhân khơng làm được.

Nhóm là một tập hợp gồm 2 hay nhiều người có cùng một mối quan tâm chung. Ví dụ: một gia đình, một câu lạc bộ, xã viên hợp tác xã,…

Phân loại nhóm:

- Nhóm chính thức: Là nhóm được tổ chức tốt, có đặc điểm là vị thế các thành viên được xác định rõ ràng và được qui định bởi chuẩn mực của nhóm. Ví dụ: một tổ phụ nữ, tổ thanh niên, một nhóm tín dụng,..

- Tập hợp khơng chính thức: Là nhóm được hình thành một cách tự phát. Các vai và vị thế của các thành viên khơng được xác định trước.

- Ví dụ: tập hợp những người đi cùng trên một chuyến xe, tập hợp các bà mẹ đưa con đến trạm y tế tiêm chủng, …

o Đặc điểm của nhóm chính thức:

- Có mục đích mục tiêu mà mỗi người trong nhóm đều biết đều chấp nhận và cố gắng thực hiện bằng cách cùng làm việc với nhau.

- Có qui chế điều lệ và các thành viên trong nhóm tuân thủ.

- Có người cầm đầu được thừa nhận.

- Có những hoạt động có tổ chức như các cuộc họp thường kỳ.

- Chú ý đến các quyền lợi của các thành viên o Đặc điểm của các tập hợp khơng chính thức:

- Họ đi và đến tùy tiện

- Có thể có một nhân vật quan trọng nào đó có mặt tại buổi tập hợp nhưng khơng có người cầm đầu đặc biệt.

- Khơng có kế hoạch cho một hoạt động đặc biệt nào

- Không áp dụng một điều lệ nào đặc biệt

- Thường mọi người chỉ quan tâm đến chính mình ít quan tâm đến quyền lợi người khác

Những nguyên tắc trong GDSK cho nhóm

- Phát huy tối đa sự chủ động của đối tượng

- Lắng nghe mọi người nói và cố gắng nhận ra các nhu cầu khác nhau của đối tượng cũng như những phản hồi từ đối tượng.

- Khuyến khích mọi người tự xác định vấn đề và tự đề xuất cách giải quyết.

- Không áp đặt các ý kiến các giải pháp mà cố gắng gợi cho đối tượng tự phát hiện bằng các câu hỏi dẫn dắt thích hợp xây dựng điều mới biết dựa trên những gì mọi người đã biết.

Một số hình thức GDSK cho nhóm

1.2.2.1. Nói chuyện giáo dục sức khỏe

Nói chuyện sức khỏe là một phương pháp giáo dục kinh điển cho đến nay vẫn còn được sử dụng phổ biến. Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp mọi người trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về vấn đề sức khỏe liên quan tới họ. Các cuộc nói chuyện sức khỏe có tác dụng chủ yếu là thay đổi nhận thức của đối tượng và giúp đối tượng suy nghĩ hướng tới việc thay đổi thái độ và hành vi.

Để một buổi nói chuyện sức khỏe đạt hiệu quả cao cần thực hiện như sau: o Chuẩn bị một buổi nói chuyện GDSK

- Xác định chủ đề sức khỏe.

- Xác định đối tượng tham dự và thông báo trước.

- Xác định nội dung, trình tự cần trình bày; thời gian trình bày. - Xác định thời gian, địa điểm thích hợp.

- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp. o Trong buổi nói chuyện

- Tạo mối quan hệ tốt với đối tượng

- Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của buổi nói chuyện.

- Sử dụng từ dễ hiểu, lời nói ngơn ngữ phù hợp địa phương. - Trình bày các nội dung thứ tự, logic.

- Kết hợp sử dụng các ví dụ, hình ảnh minh họa. - Quan sát bao quát đối tượng để điều chỉnh.

- Dành thời gian cho đối tượng hỏi và thảo luận những vấn đề chưa rõ. - Giải đáp thắc mắc của đối tượng một cách đầy đủ.

- Khơng bao giờ có định kiến với đối tượng giáo dục. o Kết thúc buổi nói chuyện

- Kiểm tra lại nhận thức của đối tượng. - Tóm tắt nội dung chính vừa trao đổi.

- Chỉ ra những lợi ích khi thực hiện hành động. - Yêu cầu đối tượng thực hiện hành động.

- Cảm ơn sự tham gia của đối tượng để tạo điều kiện khuyến khích họ tham dự những lần sau.

1.2.2.2. Thảo luận nhóm GDSK

o Mục đích của thảo luận nhóm GDSK:

- Hỗ trợ và động viên các thành viên trong nhóm thực hiện và duy trì các hoạt động có liên quan đến sức khỏe.

- Trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng để mọi người có thể học tập lẫn nhau.

- Thống nhất các giải pháp các hành động để giải quyết một số vấn đề trong những trường hợp nhất định.

o Chuẩn bị cho một buổi thảo luận nhóm

- Xác định chủ đề mà đối tượng quan tâm và cần giải quyết.

- Xác định đối tượng mời vào nhóm thảo luận. Tốt nhất nên mời những người cùng trình độ văn hóa, cùng lứa tuổi, cùng giới tính tham dự. Mỗi nhóm thảo luận mời khoảng từ 6-10 người.

- Thu thập thông tin về chủ đề sắp thảo luận.

Một phần của tài liệu TRNG_DI_HC_Y_DC_CN_TH_Giao_trinh (Trang 49 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)