KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE MỤC TIÊU
Sau bài học này học viên có khả năng:
1. Trình bày được các yêu cầu cần thiết trong thực hiện GDSK. 2. Trình bày được các kỹ năng truyền thơng GDSK.
3. Ứng dụng được các kỹ năng TT - GDSK trong công việc hàng ngày để GDSK cho cá nhân, cho nhóm, cho cộng đồng.
NỘI DUNG
1. Các yêu cầu cần thiết để truyền thơng giáo dục sức khỏe có hiệu quả
Để thực hiện việc truyền thơng -GDSK có hiệu quả, cần thiết phải có một số yêu cầu sau:
Người thực hiện truyền thông-GDSK:
Trước tiên, để có được kỹ năng truyền thơng, người làm cơng tác giáo dục sức khỏe cần phải nắm được các kiến thức cơ bản sau:
- Kiến thức về y học
- Kiến thức về khoa học hành vi - Kiến thức về tâm lý học
- Kiến thức về giáo dục học nói chung và kiến thức về giáo dục y học nói riêng.
- Hiểu biết về phong tục, tập quán địa phương, văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị của cộng đồng.
Ngồi ra, muốn đạt hiệu quả cao trong truyền thông- GDSK như đã đề cập ở các phần trên người làm công tác giáo dục sức khỏe phải biết chọn:
- Đúng thời gian: ví dụ khi làm việc với nông dân cần biết khi nào họ làm việc, khi nào họ nghỉ. Phụ nữ thường có những thời gian làm việc nhất định ở nhà và ra khỏi nhà. Tổ chức thảo luận hay họp phải tổ chức vào thời gian đối tượng không bận việc.
- Chọn địa điểm thuận tiện: chọn những nơi mà đối tượng thường tụ họp để giáo dục sức khỏe như ở các câu lạc bộ, trường học, chợ, đình, chùa... - Biết lơi kéo cộng đồng tham gia vào các hoạt động.
- Biết sử dụng các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng có sẵn tại địa phương.
- Thử nghiệm cẩn thận các phương pháp và phương tiện giáo dục sức khỏe trước khi sử dụng rộng rãi.
Đối với thông điệp giáo dục sức khỏe
Soạn thảo một thông điệp truyền thông GDSK là một việc làm quan trọng, nó chứa đựng ý tưởng của người làm truyền thông GDSK.
Như chúng ta đã biết, quá trình chấp nhận ở con người khơng phải q trình kỹ thuật mà là quá trình tâm lý. Con người khơng chấp nhận mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình một cách thụ động. Bộ não ln lựa chọn và hướng sự chú ý đến cái được xem là quan trọng và những điều này sẽ được lưu giữ trong bộ não. Mức độ tiếp nhận thông điệp của đối tượng phụ thuộc nhiều vào một số đặc điểm của thông điệp.
Thông điệp chỉ được chấp nhận khi nó phù hợp với thực hành, thái độ, niềm tin và giá trị của người tiếp nhận; Thơng điệp đó cần hay có ích lợi cho họ.
Bảy nguyên tắc của thông điệp hiệu quả (7C’s) [17]: 1- Thu hút sự chú ý của đối tượng (Command attention)
2- Phù hợp với tâm lý và tình cảm của đối tượng(Cater to the heart & the head) 3- Thông điệp rõ ràng (Clarify the message)
4- Nêu rõ lợi ích (Communicate a benefit) 5- Tạo được sự tin tưởng (Create trust) 6- Đảm bảo tính nhất quán (Consistency) 7- Kêu gọi hành động (Call to action)
Khi xây dựng thông điệp truyền thông cần lựa chọn các sắc thái của thông điệp:
- Lựa chọn các thơng điệp mang tính tích cực, khơng nên áp đặt, đe dọa; - Thơng điệp mang tính hài hước nhưng cũng đi đơi với nghiêm túc, đảm
bảo chính xác;
- Thơng điệp tình cảm nhưng cũng đi kèm với lý trí và khích lệ cộng đồng cùng tham gia.
Chọn lựa kênh truyền thông
Người làm công tác GDSK phải lựa chọn kênh truyền thông, chuẩn bị kỹ các phương tiện truyền thơng để làm cho truyền thơng có hiệu quả.
- Kênh truyền thông phải phù hợp với đối tượng.
- Các phương tiện, thiết bị truyền thông phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ví dụ: phương tiện nghe nhìn phải đảm bảo các hình ảnh, âm thanh rõ, không bị gián đoạn, vv…
- Chuyển tải thơng tin kịp thời, chính xác, đầy đủ.
2. Các kỹ năng thƣờng sử dụng trong TT-GDSK
Trong thực tế, chúng ta có thể nhận thấy là khả năng truyền thơng-GDSK có hiệu quả rất khác nhau ở người này và người khác. Đó là do mỗi người có những kỹ
năng truyền thông - GDSK khác nhau. Để công tác truyền thông -GDSK được thực hiện có hiệu quả, người cán bộ y tế có thể học tập rèn luyện các kỹ năng sau:
2.1. Kỹ năng nói
Lời nói là một cơng cụ giao tiếp diễn ra hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi. Trong truyền thơng-GDSK, lời nói trực tiếp thường đem lại hiệu quả cao nhất. Rõ ràng, “nói” là việc mà chúng ta thường làm nhưng nói như thế nào để đối tượng dễ nhớ, dễ làm thì lại cần phải rèn luyện. Nói cần đúng lúc, đúng chỗ... Chúng ta có câu châm ngơn rất có ích cho việc rèn luyện kỹ năng nói: “Lời nói khơng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau ...”.
Kỹ năng nói là khả năng sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin, diễn đạt ý tưởng một cách chính xác, phù hợp, sinh động và có sức thuyết phục.
Mỗi người có thể làm cho cách nói có hiệu quả hơn bằng cách áp dụng các nguyên tắc cơ bản khi nói:
- Nói rõ ràng - Nói chính xác - Nói đầy đủ
- Nói theo hệ thống và logic - Thuyết phục được đối tượng - Giọng nói, cần phải đảm bảo:
+ Âm điệu: nói với tốc độ vừa phải, tránh nói quá nhanh hay quá chậm + Âm lượng: nói với mức độ to vừa phải, khơng nói quá to hay quá nhỏ + Âm sắc: ngữ điệu của lời nói. Cần thể hiện điểm nhấn trong lời nói.
Tùy theo chủ đề đang nói mà có lúc lên giọng, xuống giọng, ngừng, nghỉ hợp lý khi nói. Khơng nói đều đều rất dễ gây nhàm chán.
Cần tránh các yếu tố gây khó chịu người nghe như: phát âm sai; nói sai văn phạm; dùng từ chun mơn khó hiểu; nói lan man, dài dịng; nói lầm bầm hay dùng các từ đệm; khịt mũi,…
Trong lời nói, cần quan tâm đến nói cái gì, âm lượng, tốc độ giọng nói phải phù hợp. Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp phải thống nhất, không nên dùng từ một cách cầu kỳ, hoa mỹ mà nên dùng từ dễ hiểu. Nhưng chúng ta cũng có thể thấy là chỉ nói thì khơng đủ mà cần phải có thơng tin phản hồi. Tốt nhất là nên kết hợp nói với làm hoặc chỉ cho người ta thấy được nếu có thể.
2.2. Kỹ năng đặt câu hỏi
Trong truyền thông –GDSK trực tiếp, kỹ năng đặt câu hỏi đóng vai trị rất quan trọng. Đặt câu hỏi chính xác sẽ có được thơng tin phản hồi, hướng dẫn theo các ý tưởng, lời khuyên, hành động... Cần tỏ thái độ đúng khi hỏi đối tượng.
o Mục đích của việc đặt câu hỏi
- Tạo bầu khơng khí sơi nổi, duy trì và thúc đẩy q trình giao tiếp theo hướng tích cực, tập trung sự chú ý của đối tượng;
- Kiểm tra nhận thức và thái độ của đối tượng; - Kích thích và định hướng tư duy của đối tượng;
- Thu thập các thông tin mới và các thông tin phản hồi để đánh giá mức độ hiểu biết thơng tin;
- Thăm dị các phản ứng của đối tượng, tìm ra nguyên nhân để giải quyết, điều chỉnh kịp thời và qua đó cho lời khuyên, hành động;
- Thu hút mọi người cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm với nhau; - Bản thân tránh được thói quen nói nhiều.
o Các loại câu hỏi
- Câu hỏi đóng:
+ Câu trả lời “Có” hoặc “Khơng”.
Ví dụ: Chị có rửa tay cho con chị bằng xả phòng trước khi cho con ăn và sau khi con đi vệ sinh khơng?
+ Câu hỏi đóng đưa lại ít thơng tin và đối tượng dễ trả lời theo ý của người hỏi.
- Câu hỏi mở:
+ Là câu hỏi thường dùng các từ như Tại sao? Khi nào? Bao lâu? Như thế nào? Cái gì? Ở đâu?
Ví dụ: Theo anh thì hút thuốc lá có tác hại gì?
+ Câu hỏi mở đem lại nhiều thơng tin vì người được hỏi phải suy nghĩ và trả lời theo suy nghĩ và hiểu biết của họ. Cần sử dụng nhiều câu hỏi mở để khai thác thơng tin chính xác.
- Câu hỏi dẫn dắt: là những câu hỏi định hướng câu trả lời.
o Các yêu cầu khi đặt câu hỏi
- Câu hỏi phải rõ ràng, súc tích;
- Câu hỏi phải ngắn gọn, đầy đủ ý và khơng cần phải giải thích trả lời; - Phù hợp với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của đối tượng;
- Tập trung vào vấn đề trọng tâm;
- Kích thích tư duy, suy nghĩ của đối tượng; - Sau khi đặt câu hỏi nên giữ im lặng; - Chỉ nên hỏi từng câu hỏi một;
- Kết hợp các câu hỏi dễ và câu hỏi khó, câu hỏi chung và câu hỏi cụ thể liên quan đến nội dung TT-GDSK;
- Cần tránh các câu hỏi có thể làm cho đối tượng cảm thấy bị xúc phạm. - Tránh đặt các câu hỏi dẫn dắt.
2.3. Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe có nghĩa là người ta có thể “nắm bắt và hiểu được các nội dung, dù các nội dung đó được truyền đạt bằng lời hay không lời, một cách rõ rệt hay mập mờ”
Đây là kỹ năng rất quan trọng để giúp phát triển các kỹ năng giao tiếp khác, là một nghệ thuật tinh tế để ta hiểu rõ người khác và cũng hiểu ngay cả chính mình. Nhưng người ta lại thường khơng chịu chăm chú lắng nghe, nên chỉ nghe được những điều mình muốn nghe, từ đó dẫn đến việc hiểu sai lệch các thông tin nhận được. Chúng ta đều biết rằng việc mọi người không lắng nghe sẽ làm nảy sinh khó khăn trong mối quan hệ của họ. Và chúng ta đều biết rằng khi gặp một người lắng nghe tốt, chúng ta thích thú khi ở bên họ.
Nghe là tiến trình bị động nhưng lắng nghe là tiến trình chủ động.
Lắng nghe tốt là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hồn tồn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói. Lắng nghe tốt khơng đến một cách tự nhiên và dễ dàng. Vì vậy, cần phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe thì mới có thể dẫn đến hoạt động tiếp theo trong quá trình giao tiếp.
o Lợi ích của việc lắng nghe:
- Thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của người nói;
- Có được thơng tin đúng, đủ để thực hiện hành động đúng;
- Có được thơng tin phản hồi để biết liệu thông tin truyền đi có được hiểu đúng hay khơng?
- Có thêm nhiều thơng tin và ý tưởng; - Giảm nguy cơ bị mất thơng tin;
- Khuyến khích người được truyền thơng nói với ta nhiều hơn. o Các yêu cầu khi lắng nghe:
- Loại bỏ những vật cản giữa bạn và đối tượng;
- Ngồi ngang tầm với đối tượng;
- Sử dụng tốt các giao tiếp không lời như giao tiếp bằng mắt, gật đầu, mĩm cười, nét mặt cởi mở, tươi tắn, bằng các câu nói mang tính khích lệ “thế à”, “hay thật”, “thích nhỉ”…
- Yên lặng, chăm chú lắng nghe để nghe thấu được ý kiến, tình cảm, động cơ của người nói;
- Đặt câu hỏi và dùng từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu;
+ Cử chỉ, thái độ lơ đãng với người nói, coi thường câu chuyện của họ; + Cắt ngang lời người nói hoặc giục người nói kết thúc nhanh câu chuyện; + Khơng làm việc khác hoặc tỏ ra vội vã;
+ Nói chen vào hoặc tỏ ra sốt ruột, khó chịu với người nói;
+ Tránh dùng những lời phê phán: những từ như đúng, sai, không tốt, không thích hợp v.v…. Nếu bạn sử dụng những từ này khi hỏi sẽ làm cho đối tượng cảm thấy có lỗi hoặc có điều gì sai sót.
2.4. Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát là sử dụng mắt để thu thập thơng tin.
Quan sát là một hình thức khác của lắng nghe, nó địi hỏi sự chú ý và suy xét. Thông tin thu thập bằng quan sát cùng với kỹ năng lắng nghe cung cấp, bổ sung thêm những thông tin tiềm ẩn bên trong lời nói. Bằng quan sát, người truyền thơng có thể thấy được người nhận thơng tin có đúng khơng. Liệu người nhận có yêu cầu thêm thông tin nữa không và liệu họ có sẵn sàng hành động hay không. Quan sát những người truyền thông cũng chỉ ra cho ta thấy liệu họ có rõ điều mà họ muốn nói hoặc họ có cần thêm sự giúp đỡ của người khác hay khơng.
o Những gì cần quan sát khi truyền thông trực tiếp:
- Mơi trường và bầu khơng khí của cuộc giao tiếp;
- Thái độ tích cực hoặc tiêu cực của đối tượng, có tập trung chú ý hay khơng;
- Các hành vi, cử chỉ của từng đối tượng;
- Các mối tương giao giữa các đối tượng với nhau;
- Các nội dung và phương pháp giao tiếp có phù hợp hay khơng;
- Các thơng tin phản hồi thể hiện bằng ngơn ngữ có lời và không lời… o Các kỹ năng quan sát:
- Bao quát tất cả các đối tượng và tập trung vào từng cá nhân;
- Phát hiện được những biểu hiện khác thường ở đối tượng để điều chỉnh; - Nhắc nhở, thu hút sự chú ý của đối tượng;
- Động viên sự tham gia tích cực của đối tượng;
- Giữ thái độ thoải mái, vui vẻ, cởi mở, tôn trọng đối tượng; - Kết hợp nhìn và lắng nghe từ nhiều góc độ khác nhau.
2.5. Kỹ năng hiểu
Hiểu có nghĩa là người nhận thơng điệp có thể trình bày thông điệp họ nhận được bằng ngôn từ của họ và suy nghĩ của họ. Người nhận thông điệp hiểu rõ điều mong đợi họ cần thiết là vì lý gì, họ cần làm khi nào, làm ở đâu, làm như thế nào. . . Nếu cịn nghi ngờ điều gì thì người nhận thơng điệp cần phải hỏi thêm cho rõ.
2.6. Kỹ năng thuyết phục
Thuyết phục cũng là một yếu tố cơ bản nếu người nhận thông điệp cần làm những việc mà người gửi yêu cầu. Cần làm cho người nhận tin tưởng vào người gửi và tin là thơng điệp của người gửi là chính xác. Cũng cần lưu ý là người ta thường có khuynh hướng đáp ứng tốt hơn theo hướng các lý do về tình cảm hơn là chỉ có lý do thực hành đơn thuần và vì thế chúng ta cần sử dụng tình cảm đúng đắn để thuyết phục người nhận mệnh lệnh hay thông điệp.
o Các yêu cầu khi thuyết phục:
- Nắm chắc vấn đề cần thuyết phục kết hợp với giải thích; - Giải thích ngắn gọn, đầy đủ vấn đề;
- Sử dụng từ ngữ dễ hiểu;
- Sử dụng các ví dụ và tranh ảnh, tài liệu minh họa để thuyết phục nếu có; - Tôn trọng và lắng nghe người đối thoại;
- Giải thích tất cả mọi câu hỏi mà đối tượng đã nêu ra; - Cần có thái độ kiên trì khi thuyết phục;
- Khơng nên thuyết phục dài dịng, lan man.
2.7. Kỹ năng giải thích
Giải thích là một trong những kỹ năng chính của truyền thơng – GDSK. Trong q trình GDSK, người làm cơng tác này cần nắm vững các nội dung liên quan đến chủ đề, đến vấn đề sức khỏe mà đối tượng quan tâm; cần có kỹ năng giải thích vấn đề tốt để giúp đối tượng được truyền thông hiểu rõ hơn vấn đề, giúp họ thay đổi hành vi.
o Các yêu cầu khi giải thích:
- Tập trung vào giải thích vấn đề được u cầu;
- Giải thích một cách trình tự, logic, đầy đủ, rõ ràng;
- Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, phù hợp với văn hóa địa phương;
- Sử dụng các phương tiện trực quan để minh họa, giải thích;
- Dành thời gian để giải thích, trình bày một cách đầy đủ khi có những vấn đề vướng mắc, những câu hỏi đối tượng đặt ra;