Phân tích nguyên nhân vấn đề của thânchủ

Một phần của tài liệu (BCTT) CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG THANH BÌNH, NINH BÌNH (Trang 49 - 53)

- Mối quan hệ của thânchủ và hàng xóm

4.3.1. Phân tích nguyên nhân vấn đề của thânchủ

Sau khi tiếp cận và tìm được ra thân chủ cho mình. NVXH tiến hành bước tiếp theo của tiến trình can thiệp, đó là xác định, nhận diện vấn đề của thân chủ thơng qua các buổi trị chuyện.

Bảng 3: Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề của thân chủ Vấn đề Nguyên nhân Mức độ - Tâm lý Tâm lý mặc cảm, tự ti, buồn chán vào cuộc sống

- Do có con cái nhưng về già lại sống một mình khơng được con cái phụng dưỡng chăm sóc.

- Do tâm lý người cao tuổi nên thân chủ ngại giao tiếp, do thân chủ từ trước đến nay đều ngại tiếp xúc với người lạ, thân chủ khơng tìm được chủ đề câu chuyện nên thân chủ rất ngại giao tiếp.

- Vấn đề ưu tiên giải quyết cùng với cải thiện các mối quan hệ xã hội.

Không tham gia các hoạt động tập thể

- Do ngại giao tiếp nên không muốn tham gia các hoạt động đơng người

- Khơng có nhiều hoạt động tập thể trong trung tâm vì có khá nhiều đối tượng đặc thù

Giải quyết trong quá trình thân chủ sinh hoạt tại trung tâm

Thiếu thốn tình cảm trong cuộc sống

Sống trong trung tâm đã gần 10 năm, xa cách gia đình nên thân chủ hay có cảm giác cơ đơn

Trong trung tâm lại ngại giao tiếp nên nhiều vấn đề trong tâm lý tình cảm khơng dám bộc lộ

Giải quyết trong quá trình thân chủ sinh hoạt tại trung tâm, hỗ trợ trong thời gian thân chủ tham gia hoạt động tập thể

Phân tích, xác định và sắp xếp các vấn đề của thân chủ

Họ và tên thân chủ: (Nguyễn Thị P) Tuổi: 71 tuổi Giới tính: Nữ

Thời gian: 9h00 – 10h00 ngày 15/01/2019

Địa điểm: tổ 6, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình

Mục đích: Cùng thân chủ xác định được vấn đề của thân chủ, từ đó chọn ra vấn

đề ưu tiên nhất để lập kế hoạch giải quyết vấn đề.

Người thực hiện: sinh viên Trần Kim Thu

Hôm nay là buổi làm việc thứ ba với thân chủ, thân chủ đã khơng cịn ngại ngùng nữa, thân chủ trò chuyện với nhân viên xã hội rất vui vẻ và cùng nhau bàn về các vấn đề của thân chủ từ đó chọn ra dược vấn đề ưu tiên nhất để lập kế hoạch giải quyết vấn đề đó.

Buổi phúc trình làm việc với đối tượng

NVXH: Cháu chào bà ạ.

TC: Ừ. chào cháu

NVXH: Bà ơi! Nay bà không thêu ren nữa ạ?

TC: nay rét q, tay bà cóng hết rồi nên bà khơng thêu đâu.

NVXH: Trời lạnh thế này mà có bếp lửa ngồi sưởi ấm thì thích bà nhỉ?

TC: Đúng rồi cháu ạ! Ngày xưa bà còn trẻ mỗi lần đi lấy củi phải trèo lên núi đá lấy, có hơm rách hết chân đấy, nghĩ hồi cịn trẻ đó khỏe thật.

NVXH: Giờ bà vẫn khỏe mà

TC: Bà già lắm rồi, yếu lắm rồi

NVXH: Bà vẫn trẻ và khỏe lắm, tóc bà cịn chưa bạc được nửa đầu kìa. Bà ơi vậy là đây là buổi làm việc chính thức thứ ba giữa bà và cháu, chúng ta đã đi được một nửa q trình rồi. Hơm nay chúng ta cùng bàn về những vấn đề của bà nhé!

TC: Ừ,

NVXH: Bà ơi! Bà có cảm thấy mình gặp vấn đề gì cần giải quyết khơng ạ?

TC: Bà thấy nhiều khi mình có suy nghĩ tiêu cực q, vì thấy cơ đơn tự ti khi ở một mình nên bà muốn chết quách đi cho xong thơi.

NVXH: Dạ vâng đó cũng là một vấn đề đấy ạ. Bà ơi cháu thấy bà nói bà khơng tham gia các hình thức vui chơi giải trí và những câu lạc bộ rèn luyện sức khỏe đó ạ. Cháu đưa nó thành một vấn đề được khơng ạ?

TC: Ừ cũng được đó.

NVXH: Dạ bà cịn thấy mình cịn vấn đề gì mà mong muốn giải quyết nữa khơng ạ?

TC: Nếu nói đến mong muốn, bà chỉ mong chúng nó trở về chứ khơng thể bỏ nhà đi như thế, bà già rồi không biết trụ được đến bao giờ nữa. Sống một mình tủi thân và buồn lắm cháu ạ!

NVXH: Dạ vâng ạ. Cháu sẽ tổng hợp những vấn đề, mong muốn của bà vào đây nhé!

TC: Ừ

NVXH: Bà ơi bà cịn có mong muốn gì nữa khơng ạ (kỹ năng hỏi)

TC: Không cháu ạ

NVXH: Dạ vậy giờ cháu tổng hợp lại những vấn đề của bà nha. Cháu thấy bà gồm có 3 vấn đề: Tâm lý Tâm lý mặc cảm, tự ti, buồn chán vào cuộc sống, Không tham gia các hoạt động tập thể, Tâm lý buồn chán, thiếu thốn tình cảm trong cuộc sống. Bà thấy những vấn đề này thế nào ạ? Bà có ý kiến gì khơng ạ?

(NVXH sử dụng kỹ năng tổng hợp nhằm cho thân chủ nắm được và hiểu được những vấn đề của mình đang gặp phải)

TC: Ừ được rồi cháu ạ.

NVXH: Dạ, bà ơi do thời gian không cho phép nên cháu sẽ chọn một vấn đề để lập kế hoạch giải quyết thôi ạ. Bà cùng cháu chọ ra vấn đề ưu tiên nhất nhé!

TC: Ừ

NVXH: Bà thấy những vấn đề cháu đưa ra, vấn đề nào bà mong muốn giải quyết nhất ạ?

TC: Nhiều khi bà muốn cùng bà Hiền tham gia vào mấy cái hoạt động kia để rèn luyện sức khỏe lắm, nhưng mà thôi bà ngồi thêu ren cũng được, lâu lâu dậy đi lại cũng được rồi, với lại sáng nào cũng đi bộ đi chợ mà.

(NVXH sử dụng kỹ năng lắng nghe để lắng nghe tích cực những tâm sự của thân chủ đẻ hiểu hơn về thân chủ và cũng tạo cảm giác thoải mái cho thân chủ chia sẽ

những suy nghĩ của mình và biết được câu chuyện của mình đang được lắng nghe rất tích cực)

NVXH: Vậy là bà mong muốn chú về nhà, cần được sự quan tâm chăm sóc của gia đình, họ hàng nhất ạ?

(Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng khuyến khích làm rõ ý để khuyến khích thân chủ bộc lộ ra những ý nghĩ của mình một cách rõ ràng hơn để nhân viên xã hội) TC: Mong chứ, nhưng mà giờ cơng việc nó đang ổn định, nghe bảo sống ở đó tốt lắm, con cái nó đi học trường tốt, vợ nó thì khơng muốn về. Giờ mà bắt chúng nó về thì chúng nó cũng chẳng vui vẻ gì

NVXH: Vậy điều bà mong muốn nhất là gì ạ?

(NVXH sử dụng kỹ năng hỏi nhằm khai thác thơng tin của thân chủ để thân chủ nói ra những mong muốn của mình, và muốn thay đổi vấn đề nào của mình nhất) TC: Bà thấy mình ln chán nản về cuộc sống của mình cháu ạ, muốn tiếp xúc với mọi người mà ngại tiếp xúc với lại hình như mọi người khơng thích bà nữa.

NVXH: Dạ vậy mình sẽ chọn vấn đề đó để lập kế hoạch giải quyết bà nhé!

TC: Ừ.

NVXH: Dạ cháu cảm ơn bà nhé!

Cùng với đó thân chủ sử dụng những kỹ năng như: hỏi, lắng nghe để thu thập thơng tin và lắng nghe tích cực những chia sẻ của thân chủ... tạo sự tin tưởng, gần gũi với thân chủ.

Lượng giá:

*Những mặt đạt được: qua buổi phúc trình nhân viên xã hội và thân chủ đã cùng nhau thảo luận và đưa ra vấn đề ưu tiên nhất để lập kế hoạch triển khai vấn đề, vấn đề mà thân chủ lựa chọn ở đây là vấn đề tâm lý chán nản tự ti vào cuộc sống, không muốn giao tiếp với các đối tượng tại trung tâm, đây cũng là vấn đề cần phải thực hiện để thân chủ có cuộc sống vui vẻ, yêu đời hơn

*những mặt hạn chế:

NVXH chưa thực hiện thuần thục các kỹ năng *kế hoạch lần sau

Lập bảng kế hoạch trợ giúp thân chủ

Một phần của tài liệu (BCTT) CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG THANH BÌNH, NINH BÌNH (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w