Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ điều tra

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ ở xã hương toàn, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 47)

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

4.3.Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ điều tra

4.3.1. Chi phí sản xuất chăn nuôi lợn thịt

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiên của toàn bộ tiêu hao về lao động sống và lao động vật hoá cho sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất là yếu tố đầu tiên của quá trình sản xuất. Để có thể tiến hành sản xuất, tạo rẩn phẩm và thu được lợi nhuận thì phải chi tiêu một lượng vật chất và nhân lực nhất định. Chi phí sản xuất là yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm. Vì vậy chi phí bỏ ra giúp cho hộ gia đình hình dung được chính xác kết quả lao động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra, là yếu tố quyết định trong giá thành sản phẩm. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để tính đúng, tính đủ các chi phí trong quá trình sản xuất, giảm được chi phí, nhằm hạ giá thành, tăng nguồn thu nhập. Quan trọng hơn cảtìm được biện pháp hữu hiệu nhất nhằm hạ thấp chi phí: Đầu tư lao động, thời gian, chi phí thức ăn ít nhất nhưng hiệu quả chăn nuôi cao nhất.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại vật nuôi là một vấn đề quan trọng để có hướng đầu tư sản xuất thích hợp nhằm tăng giá trị gia tăng trên một đợn vị sản phẩm vật nuôi. Thông qua bảng danh mục chi phí trung gian ta thấy chăn nuôi lợn thịt bao gồm:

- Chi phí vật chất: con giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí tài sản cố định…

- Chi phí lao động không đưa vào bảng danh mục chi phí vì đối với người dân nông thôn công lao động chủ yếu là tận dụng công gia đình, đồng thời họ thường có xu hướng lấy công làm lãi.

Bảng 9a: Danh mục chi phí trung gian cho các nhóm hộ

Đvt: 1000 đ Stt Chỉ tiêu Nhóm hộ Nghèo Trung bình Khá Gía trị Tỷ lệ % Gía trị Tỷ lệ % Gía trị Tỷ lệ %

2 Thức ăn 14173.9 67.5 57551.3 72.46 127675 73.84 3 Thú y 261 1.3 950.67 1.2 2150.9 1.43 4 Khác 565.2 2.7 1324.4 1.66 2797.4 1.53 5 Tổng chi phí 20992.1 100 79429.37 100 172904.3 100

[Nguồn: số liệu điều tra, 2008]

Bảng 9b: Danh mục chi phí trung gian chia theo phương thức nuôi

Chỉ tiêu Nuôi công nghiệp Nuôi kết hợp

Giống 40281.0 14159.0

Thức ăn 134695.0 35988.6

Thú y 2220.3 633.12

Khác 2755.7 1045.8

Tổng 180852.0 51826.52

[Nguồn: số liệu điều tra, 2008]

- Chi phí con giống:

Con giống là khâu quan trọng trong chăn nuôi, là yếu tố quyết định cho năng suất cao. Giống lợn thịt của các hộ chăn nuôi trong xã là tương đối đồng nhất. Sự khác biệt về con giống của các hộ chăn nuôi chỉ thỉ thể hiện ở trọng lượng con giống khi bắt đầu nuôi thịt, và giá trị mua của chúng. Đối với nhóm hộ khá, trung bình thường mua con giống khi chúng có trọng lượng khoảng 19,3 kg. Điều này đảm bảo cho con giống phát triển tốt và khoẻ mạnh. Nhóm hộ nghèo thường mua con giống có khối lượng nhỏ hơn. Bình quân chi phí của các nhóm hộ biến động từ 23.3 % - 28.5 % tổng chi phí chăn nuôi. Nhóm hộ khá có chi phí giống nhỏ nhất chỉ khoảng 23,3 %.

- Chi phí thức ăn:

Chi phí thức ăn là cơ sở chủ yếu để phát triển chăn nuôi. Thức ăn đảm bảo cung cấp đủ về số lượng và chất lượng là yếu tố tăng trưởng trong đời sống lợn thịt. Trong chi phí vật chất chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ lệ % của chi phí thức ăn tăng dân từ nhóm hộ nghèo tới nhóm hộ khá. Bởi vì với các hộ chăn nuôi là hộ nghèo và trung bình thì khẩu phần thức ăn họ sử dụng chủ yếu là thức ăn tận dụng với giá thành sẻ, còn đối với hộ khá

và hộ chăn nuôi công nghiệp thì khẩu phần thức ăn chính là thức ăn công nghiệp có giá thành cao hơn nhiều so với thức ăn tận dụng tại địa phương. - Chi phí thú y:

Chi phí thú y là một chi phí quan trọng, chiếm tỷ nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến kết quả chăn nuôi. Trong quá trình điều tra, chúng tôi được biết một trong những khó khăn quan trọng nhất của người chăn nuôi là tình hình dịch, bệnh của lợn. Tình hình dịch bệnh không những ảnh hưởng đến đàn vật nuôi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành lợn thịt khi bán ra. Lợn là vật nuôi dễ bị mắc bệnh: Dich tả, tụ huyết trùng,…Vì vậy làm tố công tác thu y hạn chế rủi ro là một nhân tố hết sức cần thiết cho nông hộ. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay dich bệnh tai xanh ở lợn đang diễn ra phức tạp và phát triển trên bình diện rộng gây hoang mang cho người chăn nuôi và người tiêu dùng các sản phẩm từ lợn. Nhận biết được vấn đề này hầu hết các nông hộ chăn nuôi đều chú ý công tác phòng và chữa bệnh trong chăn nuôi. Chi phí thú y của các nhóm hộ là tương đối đồng đều nhau. Nhóm hộ khá và hộ chăn nuôi công nghiệp có chi phí thú y cao nhất trên 20.000 đồng/con .

4.3.. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ

4.3… Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ

Bất cứ mọi hoạt động nào hiệu quả luôn là mục tiêu cuối cùng. Đặc biệt là đối với sản xuất nông hộ, hiệu quả của hoạt động sản xuất liên quan mật thiết đến đời sống của các cá nhân trong gia đình. Việc đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Thông qua đó chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn lực của nông hộ. Điều tra 40 hộ chăn nuôi lợn thịt tại địa phương cho thấy đây là một hình thức chăn nuôi khá hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho nông hộ chăn nuôi. Bên cạnh kết quả sản xuất được thể hiện thông qua kết quả chăn nuôi (quy mô, sản lượng, năng suất..), thì kết quả sản xuất còn đuợc đánh giá qua giá trị sản xuất chăn nuôi (GO), chi phí trung gian (IC), và thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi lợn bao gồm cả công lao động (MI) của đàn lợn theo từng nhóm hộ và phương thức nuôi.

Bảng 10 : Hiệu quả chăn nuôi nông hộ

IC GO MI MI/con GO/IC MI/IC

Chia theo nhóm hộ Nghèo 19558 37226 17667 1061,86 1,9045 0,9045 Trung bình 65358 129060 63702 1221,44 1,9526 0,9526 Khá 132088 278572 146484 1401,98 2,1158 1,1158 Bình quân 78932 162169 83237 1249,25 2,0018 1,0018

Chia theo phương thức nuôi

IC GO MI MI/con GO/IC MI/IC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăn nuôi CN 152138 320361 168223 1435,38 2,1053 1,1053 Chăn nuôi kết hợp 51164 102165 51001 1178,65 1,9625 0,9625 Bình quân 78932 162169 83237 1249,25 2,0018 1,0018

[Nguồn: số liệu điều tra,2008]

Ở bảng 10 ta thấy:

-Doanh thu từ chăn nuôi lợn (GO):

Bình quân doanh thu của các nhóm hộ là 162.169.000 đồng/năm. Giá trị sản xuất tăng dần từ nhóm hộ ngèo đến nhóm hộ khá (27.8572.000 đồng/ năm). Doanh thu của nhóm hộ khá cao hơn nhóm hộ nghèo 7,48 lần. Nhóm hộ trung bình có giá trị sản xuất gần với điểm giá trị trung bình của các nhóm hộ. Điều này chúng tỏ nhóm hộ khá có năng lực sản xuất cao hơn các nhóm hộ còn lại.

- Thu nhập hỗn hợp bao gồm công lao động của gia đình (MI):

MI là điều kiện để hộ gia đình thực hiện tái sản xuất mở rộng quy mô và làmục tiêu của hoạt động sản xuất. Thu nhập bình quân của các nhóm hộ là 24.681.000 đồng/năm. Ta thấy với quy mô chăn nuôi càng lớn thì kết quả MI cao nhất (61.105.000 đồng/ năm). Điều này chứng tỏ quy mô càng mở rộng thì hiệu quả chăn nuôi càng cao.

Thu nhập hỗn hợp bình quân của các hộ phân theo phương tức nuôi là 24681 nghìn đồng/năm. Ta thấy với phương thức nuôi chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp(45.066.000 đồng/năm) cao hơn nhiều so với phương thức nuôi sử dụng thức ăn tận dụng và có bổ sung thức ăn công nghiệp(12.450.000 đồng/năm) gấp 3,61 lần. Qua đó ta thấy hiệu quả chăn nuôi từ phương thức sử dụng thức ăn công nghiệp cao hơn nhiều so với chăn nuôi kết hợp.

Qua phân tích ta thấy có sự chênh lệch về doanh thu và thu nhập hỗn hợp của các nhóm hộ, cũng như phương thức nuôi. Sở dĩ có sự chênh lệch trên là do năng suất vật nuôi, mức đầu tư cho chăn nuôi của các nhóm hộ khác nhau. Mức đầu tư của các hộ khá và hộ chăn nuôi công nghiệp thường cao hơn rất nhiều so với các hộ còn lại. Ngoài ra còn một yếu tố không kếm phần quan trọng là do giá thành bán ra của các nhóm hộ khá và hộ chăn nuôi công nghiệp cao hơn các nhóm hộ còn lại. Bởi vì chất lượng thịt hợ và trọng lượng thĩtẻ của nhóm hộ này tốt hơn. Bên cạnh đó là khả năng tiếp cận thị trường buôn bán dễ dàng hơn, chủ động hơn.

-Giá trị sản xuất chăn nuôi tính cho một đồng chi phí (GO/IC):

Ta thấy bình quân chung biến động từ 0,9045 lần đối với hộ nghèo và 2,1158 ần đối với hộ khá, đối với hộ chăn nuôi công nghiệp là 2.103 lần còn đối với hộ chăn nuôi kết hợp là 0.9625 lần. Kết quả này tương đối thấp hộ cao nhất cũng chỉ đạt 2.4 lần đối với hộ khá và 1,95 đối với hộ nghèo. Tuy nhiên đối với người đân nông thôn quả là một phần đáng kể.

- Thu nhập tính cho một đồng chi phí (MI/IC):

Thu nhập tính cho một đồng chi phí thấp nhất ở nhóm hộ chăn nuôi với phương thức chăn nuôi kết hợp. Tức là một đồng chi phí bỏ ra cho chăn nuôi nhóm hộ này chỉ thu được 1.008.

Qua bảng tên ta thấy thu nhập tính cho một đồng chi phí của nhóm hộ nghèo cao hơn các nhóm hộ còn lại. Nguyên nhân của việc này là do các hộ nghèo chủ yếu sử dung thức ăn tinh tận dụng tại địa phương là chính, họ chỉ bổ sung lượng thức ăn công nghiệp ít hơn các nhóm hộ còn lại. Mà giá thức ăn tận dung có giá thành sẻ hơn nhiều so với thức ăn công nghiệp. Mặc dù thu nhập tính cho một đồng chi phí của hộ nghèo cao hơn nhưng lợi nhận và doanh thu của nhóm hộ này lại thấp hơn nhiều so với nhóm hộ trung bình và khá. Bởi vì chất lượng và giá thành bán ra của hộ khá cao hơn, quy mô chăn nuôi của các hộ này cũng lớn hơn nhiều so với hộ nghèo.

Nhìn chung chăn nuôi lợn cho thu nhập khá, đặc biệt là đối với hộ nghèo không có nguồn vốn đầu tư lớn, thì việc sử dụng nguồn thức ăn tận dụng tại địa phương khá dễ dàng. Bên cạnh đó là các hộ nông dân có thể tận dụng được lao động nhàn rỗi trong gia đình. Đây cũng là giải pháp trước mắt để cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu tôi có kết luận như sau:

- Hương toàn là một xã đang trên đà phát phát triển tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chính vì vậy nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, chăn nuôi lợn thịt dang là một hướng phát triển cho kinh tế nông hộ tại địa phương. Nó mang lại cho người dân một nguồn thu nhập tương đối cao. Việc chăn nuôi khá đơn giản nên có thể mở rộng quy mô chăn nuôi và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Tù hộ nghèo cho tới hộ giàu đều có thể chăn nuôi lợn thịt với những phương thức khác nhau phù hợp với hoàn cảnh của gia đình. Đối với hộ nghèo và hộ trung bình với nguồn vốn đầu tư ít thì họ có thể thực hiện theo phương thức chăn nuôi tận dụng, còn đối với các hộ có nguồn vốn lớn thì có thể đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi lợn phát triển theo hướng công nghiệp (quy mô trang trại).

- Thức ăn cho chăn nuôi tại địa phương khá phong phú, tỷ lệ các hộ dùng cám công nghiệp cho chăn nuôi tương đối lớn. Chi phí thức ăn bình quân/ con tăng dần theo nhóm hộ và phương thức nuôi. Theo kết quả điều tra những hộ có quy mô chăn nuôi lớn là những hộ chú ý nhiều đến vấn đề đầu tư.

- Tuy chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ tại xã Hương Toàn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nhưng việc mở rộng quy mô chăn nuôi của các hộ này còn gặp nhiều hạn chế như: thiếu vốn đầu tư, thiếu lao động và đặc biệt là thiếu diện tích để phát triển theo hướng trang trại lớn…

kết với các thành phần kinh doanh khác để có thể ổn dịnh đầu ra, cung ứng vật tư và chăn nuôi công nghiệp.

- HTX, trạm thú y chưa thực đảm nhiệm được vai trò của mình như cung ứng thông tin, liên kết doanh nghiệp với người dân để có được sự sản xuất bền vững.

- Tóm lại: Nhìn chung phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt đối với nông hộ. Nhưng không phải bất cứ nông hộ nào cũng có khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi vì điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Khả năng kinh tế, kỹ thuật chăn nuôi của các nông hộ cũng như các chủ trương chính sách hỗ trợ của nhà nước, địa phương và các cấp chính quyền.

5.2. Kiến nghị

- Đối với nhà nước

+ Tăng cường nguồn vốn hỗ trợ cho người dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nông hộ có thể tiếp cận và vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi.

+ Có hệ thống chính sách phù hợp để hỗ trợ về mặt kỹ thuật, thị trường, nguồn con giống đảm bảo chất lượng.

- Đối với địa phương

+ Chủ động thành lập các nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông, nhóm chăn nuôi để người dân có thể dễ dàng tham gia và học tập kinh nghiệm sản xuất của nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trạm khuyến nông và trạm thú y cần tổ chức các đợt tập huấn cho người dân về kỹ thuật, sản xuất giống, chăm sóc và nuôi dưỡng (phối trộn khẩu phần thức ăn, thiết kế chuồng trại, tiếp cận thị trường…).

+ Tổ chức hệ thống thú y về tận thôn xóm, kịp thời thông báo tình hình dịch bệnh và triển khai nhanh chóng các biện pháp phòng trừ lây lan dịch.

+ Mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào hoạt động chăn nuôi + Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động chăn nuôi của mình.

+ Tăng cường nâng cao trình độ chăn nuôi của bản thân bằng cách tích cực tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, tham gia vào các nhóm hộ, tìm tòi và học hỏi từ các hộ chăn nuôi điển hình.

+ Cần có một phương thức chăn nuôi khoa học. Cần ghi chép và tính toán thu chi cho việc chăn nuôi lợn một cách cụ thể để có thể đánh giá được hiệu quả của mỗi lứa và trong năm. Từ đó có thể tự rút ra cho minh những giải pháp thiết thực nhất.

Mục lục

Trang

Phần 1: Mở Đầu……….1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài:……….

1.2. Mục tiêu nghiên cứu………

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………..

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………..

2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế………..

2.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế……….

2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế……….

2.1.3. Hiệu quả kinh tế………

2.1.2. Nông hộ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở nông hộ…………..

2.1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của nông hộ………

2.1.2.2. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ………..

2.2. Vai trò của chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ………..

2.3. Đặc điểm của ngành chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ……….

2.3.1. Quy mô chăn nuôi nhỏ chủ yếu là chăn nuôi tận dụng……….

2.3.2. Mức độ phổ biến giống ngoại còn thấp………

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ ở xã hương toàn, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 47)