3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
4.2.3. Các nguồn thức ăn cho lợn thịt tại nông hộ
Ngoài yếu tố di truyền là giống, thức ăn là nhân tố quan trọng không kém quyết định sự thành bại trong sản xuất chăn nuôi lợn và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy trước khi chăn nuôi cần xác định rõ mục đích chăn nuôi: Nuôi lợn nái lấy con để nuôi thịt, nuôi lợn để lấy thịt hay nuôi nái sản xuất lợn con. Vì mỗi mục tiêu khác nhau, nuôi dưỡng cũng yêu cầu khác nhau.
Thức ăn cho chăn nuôi lợn thịt cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng (tinh bột, protein, khoáng, vitamin), cho ăn đầy đủ lợn sẽ tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn, giá thành sản phẩm hạ và có lợi.
Bảng7: Cơ cấu tỷ lệ các loại thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn tại xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đvt: % Thức ăn Chia theo nhóm hộ Phương thức chăn nuôi
Nghèo Trung bình Khá Công
nghiệp Kết hợp Cám CN 24.9 58.8 89 100 38.64 Cám 14.9 7.73 2.67 0 12.2 Ngô 24.4 15.93 3.86 0 21.64 Sắn 21.6 10.27 2.80 0 16.48 Khác 14.2 7.27 1.67 0 11.04 Tổng 100 100 100 100 100
Theo bảng trên ta thấy nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn được người dân sử dụng khá đa dạng và phong phú. Gạo, rau, khoai, ngô, hèm rượu…là những nguồn thức ăn khá dễ kiếm ở địa phương.
Theo từng nhóm hộ: Hộ khá có tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp cao nhất (89%). Điều này cũng dễ hiểu, đối với nông hộ tiền mua thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi không phải đơn giản, giá thành thức ăn công nghiệp khá cao ( khoảng 5000-10000đ/kg) so với thức ăn tinh thông thường ( cám 2700 và gạo 4000đ/kg). Chính vì vậy hộ khá mới đủ khả năng về kinh tế để mua thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi của gia đình mình. Thức ăn công nghiệp khá đầy đủ về các loại khoáng và vitamin đây là lí do tại sao hộ khá lại chú ý sử dung thức ăn này là chínhtrong khẩu phần ăn của lợn. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp được sử dụng suốt quá trình chăn nuôi.
Đối với hộ nghèo và hộ trung bình thì việc bổ sung thức ăn công nghiệp chỉ chú trọng chủ yếu vào các giai đoạn quan trọng và những thức ăn quan trọng cần thiết để bổ sung các chất khoáng và vitamin mà các thức ăn tận dụng còn thiếu và hàm lượng ít. Đối với hộ nghèo thì thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi vẫn là gạo và hèm rượu. Hộ nghèo, hộ trung bình lấy trồng trọt là nguồn thu nhập chính. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp của nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 24.9%, còn đối với hộ trung bình là 58.8%. Ở hai nhóm hộ này hầu hết đều có nghề phụ là nấu rượu để nhằm tăng thu nhập và tận dụng nguồn thức ăn cho lợn là hèm rượu.
Ngô và sắn được hộ nghèo sử dụng nhiều nhất chiếm tới 39.3% còn đối với hộ trung bình là 23.66% còn hộ khá chỉ chiếm 6.23%. Nguyên nhân là do diện tích trồng ngô, sắn của các hộ rất ít chỉ 1- 2 sào mà thôi.
Chia theo phương thức nuôi: Ta thấy các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp chỉ có các hộ khá tiến hành. Với phương thức này thì các hộ này chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp để sử dụng cho chăn nuôi. Còn đối với các hộ chăn nuôi kết hợp thì tỷ lệ giữa thức ăn công nghiệp và thức ăn tinh tận dụng là 0.62 lần. Lượng thức ăn công nghiệp bổ sung chiếm 38.64%. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng giảm dần từ hộ trung bình tới hộ nghèo. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ thức ăn của các nhóm hộ nghèo và trung bình còn mất cân đối giữa tỷ lệ thức ăn tinh với thức ăn công nhiệp và các
loại thức ăn khác. Để năng cao hơn nữa hiệu quả chăn nuôi chúng ta cần chú ý đến khẩu phần thức ăn cho lợn nuôi tránh trường hợp lãng phí thức ăn nhưng không đảm bảo chất lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho vấn đề tăng trọng của lợn.