Buổi ban đầu của phong trào Tây Sơn

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TOAN TAP (Trang 88 - 89)

I. Tình hình Đại Việt trong ba thập niên cuối thế kỷ XVIII 1 Bối cảnh xã hội Đàng Trong

2. Buổi ban đầu của phong trào Tây Sơn

Năm 1771, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nổi lên lập đồn ải ở đất Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Anh em Tây Sơn truyền hịch đi khắp nơi tuyên cáo mục đích của cuộc nổi dậy là đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và phù lập Hồng tơn Nguyễn Phúc Dương, con của Thế tử đã mất. Vì thế có câu ngạn ngữ:

"Binh Triều, binh Quốc phó,

Binh ó, binh Hồng tơn".

(Binh ó là ám chỉ qn Tây Sơn vì qn Tây Sơn khi lâm trận thì la ó lên lấy khí thế, cịn Hồng tơi là Nguyễn Phúc Dương, Đông cung của Chúa Nguyễn Phúc Thuần). Thanh thế của anh em Tây Sơn ngày càng lớn, họ được sự hưởng ứng không những của người nghèo mà cịn của các người giàu có, các thổ hào nữa. Đến năm

1773 quân Tây Sơn tiến lấy thành Qui Nhơn. Sau đó, quân Tây Sơn chiếm thêm Quảng Ngãi rồi lấy ln hai phủ Diên Khánh và Bình Khang.

Chúa Trịnh lợi dụng tình hình rối ren của Đàng Trong, phái vị đại tướng lão luyện của mình là Hồng Ngũ Phúc dẫn qn vượt sơng Gianh, tiến vào Nam, lấy danh nghĩa là giúp chúa Nguyễn trừ Trương Phúc Loan. Chúa Nguyễn thấy thế quân của Hoàng Ngũ Phúc quá mạnh nên đành bắt Trương Phúc Loan đem nộp cho quân Thịnh. Có được Trương Phúc Loan rồi, nhưng Hoàng Ngũ Phúc vẫn cho quân tiến đánh Phú Xuân. Trước tình thế nguy cấp, chúa Nguyễn phải bỏ Thuận Hóa chạy vào Quảng Nam. Tại đây, chúa lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung. Nhưng chúa Nguyễn không trụ được lâu tại đấy, mà phải chạy tiếp vào Gia Định, Đông cung Dương ở lại trấn giữ Quảng Nam. Chẳng bao lâu, Đông cung Dương bị Nguyễn Nhạc bắt.

Nguyễn Nhạc cho người đem lễ vật đến thần phục Hoàng Ngũ Phúc, xin coi giữ ba phủ Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Phú Yên. Hoàng Ngũ Phúc bèn liên kết với Nguyễn Nhạc, dâng biểu lên chúa Trịnh, xin phong cho Nguyễn Nhạc làm Tiên phong Tướng quân, Tây Sơn hiệu trưởng. Xong việc, Hoàng Ngũ Phúc kéo quân trở ra Bắc, đi nửa chừng thì chết. Từ đấy về sau, họ Trịnh khơng cịn can thiệp vào chính sự Đàng Trong nữa vì chính bản thân nội bộ họ Trịnh cũng khơng vững chắc gì.

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TOAN TAP (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w