IV Công cuộc giải phóng dân tộc
2. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng trongđ nước phát triển mọi nơi và trong nhiều lĩnh vực. Đảng chủ trương tổ chức lại hàng ngũ công nhân để lãnh đạo cuộc đấu tranh. Vào năm 1930 các cơng đồn bí mật được thành lập có tới 10.000 thành viên. Các cuộc đình cơng, bãi cơng nổ ra khắp nơi như cuộc bãi công của 3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, cuộc bãi công của 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của công nhân nhà máy diêm Bến Thủy, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), nhà máy xi măng Hải Phòng...
Cuộc đầu tranh của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là điểm cao của phong trào cách mạng trong giai đoạn này. Ngày 1/5/1930 công nhân và nông dân lân cận thị xã Vinh rầm rộ biểu tình, nêu khẩu hiệu địi thi hành luật lao động, bớt giờ làm, tăng tiền lương. Đồn biểu tình bị qn Pháp xả súng bắn làm 7 người chết, 18 người bị thương. Sự đàn áp này không dập tắt được phong trào mà trái lại, các cuộc biểu tình với cờ búa liềm nổ ra liên tiếp dưới quy mô càng ngày càng lớn. Phong trào phát triển cực độ vào tháng chín. Ngày 12.9 gần thị xã Vinh, 20.000 nơng dân biểu tình và bị đàn áp dã man bằng máy bay ném bom. 217 người chết và 126 người bị thương. Nhân dân liền vũ trang nổi dậy, phá huyện l? nhà ga, bưu điện, nhà giam, tự đứng ra lập chính quyền cách mạng. Chính quyền cách mạng thi hành ngay các chủ trương dân sinh dân chủ của Đảng, bãi bỏ hệ thống thuế của thực dân, lấy ruộng công chia cho nông dân, giảm tơ, xóa nợ, khuyến khích việc học chữ Quốc ngữ...
Trong suốt thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình, Xơ Viết Nghệ Tĩnh đã phải đối phó với sự chống trả của thực dân Pháp. Chúng lập đồn bót, xua quân đi bắn giết dân chúng, đốt phá làng mạc... Nhiều tổ chức của Đảng bị phá vỡ. Phong trào lắng xuống vào giữa năm 1931. Mặc dù bị tan rã, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là điểm cao của cách mạng và là tiền đề cho cuộc Cách Mạng Tháng Tám sau này.
Thời kỳ sau Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào cách mạng gặp phải sự khủng bố cực điểm của thực dân Pháp. Con số người bị bắt, bị đày lên rất cao, các nhà tù đều chật ních các người yêu nước. Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng bị bắt, bị tra tấn đến chết (4.1931). Đứng trước tình thế khó khăn ấy, Đảng vẫn kiên trì hoạt động với sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân khắp nước. Nhờ thế phong trào đấu tranh vẫn được tiếp tục dưới nhiều hình thực khác nhau. Các cuộc bãi cơng, bãi thị, bãi khóa vẫn tiếp tục nổ ra, đặc biệt vào ngày Quốc tế Lao động năm 1938, một cuộc biểu tình khổng lồ hơn hai vạn rưỡi người nổ ra ở quảng trường nhà Đấu Xảo Hà Nội đòi được tự do lập hội, đòi thi hành luật lao động.