Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời 1 Tình hình Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TOAN TAP (Trang 125 - 127)

Sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành cơng, Chính phủ Lâm Thời ra mắt nhân dân. Vừa được thành lập là Chính phủ Lâm Thời đã phải đương đầu với nhiều khó khăn về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế. Để đối phó với tình hình ấy, Chính phủ đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách phải giải quyết: chống nạn đói, chống nạn mù chữ, tổ chức Tổng tuyển cử, giáo dục nhân dân thực hiện cần-kiệm-liêm-chính, bỏ một số thuế, ra tun bố tự do tín ngưỡng và đồn kết lương giáo. Chính phủ phát động chiến dịch tăng gia sản xuất, quyên góp gạo để cứu đói, phát động phong trào bình dân học vụ để cấp tốc xóa nạn mù chữ trong nhân dân.

Chính phủ cịn phải đối phó với các mưu đồ xâm lược của các cường quốc. Tại Nam Bộ, quân đội Anh vào giải giới quân Nhật đã giúp thực dân Pháp trở lại đánh chiếm Nam Bộ. ở miền Bắc quân đội Tưởng Giới Thạch vào giải giới quân Nhật đem theo những tổ chức tay sai của chúng vào Việt Nam để mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Trước tình hình ấy, Chính phủ Lâm thời phản đối việc quân Pháp kéo vào Việt Nam và kêu gọi tồn dân sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu. Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu được đổ chức trên khắp đất nước. Tất cả công dân trai gái từ 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, khơng phân biệt giàu nghèo, tơn giáo, dân tộc, dịng giống. Kết quả cuộc Tổng tuyển cử là 333 đại biểu được bầu vào Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất là 98,4% phiếu bầu. Tổng tuyển cử thắng lợi biểu dương sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, quyết tâm xây dựng chế độ mới.

Sáng ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I họp kỳ họp đầu tiên tại Nhà hát thành phố Hà Nội, gần 300 đại biểu đã về dự. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước và danh sách chính phủ chính thức được thông qua.

2. Nam bộ kháng chiến

Mùa hè năm 1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng phe Đồng Minh, chính phủ Pháp dùng nhiều biện pháp để quay trở lại Đông Dương. Một đạo quân viễn chinh được thành lập do tướng Leclerc chỉ huy. Đô đốc d'Argenlieu làm Cao ủy Pháp tại Đông Dương.

Vào những ngày đầu của tháng 9 năm 1945, quân Anh đổ bộ vào Sài Gòn với danh nghĩa Đồng Minh để tước khí giới Nhật nhưng kỳ thật mở đường cho Pháp trở lại Việt Nam. Ngày 23/9/1945 với sự giúp sức của quân Anh, quân Pháp chiếm được trụ sở UBND Nam Bộ rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Campuchia và miền Nam Trung Bộ. Nhân dân miền Nam lại bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chính phủ phát động trên khắp cả nước phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam. trong một thời gian ngắn, những đoàn quân Nam tiến từ các miền của đất nước lên đường vào Nam chiến đấu. Chiến tranh du kích diễn ra khắp Nam Bộ. Quân Pháp bị đánh phá nhiều nơi.

3. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)

Sau khi đem quân đánh chiếm nhiều nơi ở Nam Bộ, để thực hiện việc chiếm lại toàn cõi Việt Nam, thực dân Pháp ký với Tưởng Giới Thạch một hiệp ước cho phép quân Pháp thay thế quân Trung Quốc ở Bắc Bộ. Tuy thế quân Trung Quốc vẫn chưa thi hành hiệp ước này. Trước tình hình đó, Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí chủ trương "hịa để tiến" để có thời gian chuẩn bị lực lượng đối

phó, đồng thời loại bớy một kẻ thù là quân phiệt Tưởng Giới Thạch. Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Chính phủ Việt Nam và Sainteny, đại diện cho chính phủ Pháp, ký hiệp định Sơ bộ, công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Nước Việt Nam có chính phủ, nghị viện, tài chính và quân đội riêng. Sự thống nhất đất nước sẽ do trưng cầu dân ý quyết định. Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào thay thế quân Tưởng rút về nước. Số quân Pháp này phải đóng ở những nơi quy định và phải rút khỏi Việt Nam trong 5 năm. Quân đội hai bên ngừng bắn và ở ngun vị trí đóng qn. Hai bên thực hiện ngừng bắn tại Nam Bộ.

Tuy thế, sau khi ký Hiệp ước Sơ bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục tăng áp lực quân sự tại Nam bộ và lập chính phủ Nam Kỳ tự trị để tách Nam bộ khỏi Việt Nam. Hội nghị Fontainebleau họp tại Pháp từ tháng 6 đến tháng 9 nhằm giải quyết việc quan hệ giữa hai nước và vấn đề Nam bộ nhưng không đi đến kết quả. Để tỏ thiện chí hịa bình của Việt Nam và để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã dàn xếp ký bản Tạm ước vào ngày 14/9/1946. Hai bên thỏa thuận đình chỉ các cuộc xung đột; Pháp cam kết thi hành các quyền tự do dân chủ ở Nam Bộ và trả lại tự do cho một số nhà yêu nước; Việt Nam đảm bảo cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Các điều khoản của bản Tạm ước chỉ có tính cách tạm thời.

Một phần của tài liệu LICH SU VIET NAM TOAN TAP (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w