Sau thế chiến thứ nhất, dù thắng trận, Pháp vẫn bị thiệt hại nặng nề. Để cứu vãn nền kinh tế, Pháp ra sức vơ vét các thuộc địa.
Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Tổng số vốn được đầu tư vào Việt Nam từ 1919 đến 1929 lên đến 8 tỷ FF. Ngân Hàng Đông Dương mà ban Giám đốc bao gồm các nhà kỹ nghệ, các nhà tài phiệt thực sự cai trị Việt Nam. Hoạt động đầu tư chú trọng vào việc khai thác mỏ, đồn điền cao su. Tất cả lợi nhuận đều được đưa về Pháp.
Các đồn điền cao su được mở rộng. Diện tích trồng cao su từ 15.000 hecta vào năm 1924 lên đến 120.000 hecta vào năm 1930.
Hoạt động mỏ cũng phát triển tăng vọt. Vào năm 1923 có 496 mỏ được khai thác thì đến năm 1929 có đến 17.685 mỏ. Đa số các mỏ ấy tập trung ở Bắc Kỳ.
Nhưng trái lại, ngành sản xuất chế biến thì khơng có phát triển gì nhiều, vì Pháp muốn duy trì sự độc quyền của mình trong sản xuất cũng như trong việc tiêu thụ hàng hóa.
Cuộc khai thác lần thứ hai của Pháp đã tạo ra sự phân hóa sâu sắc trong xã hội Việt Nam.
Giai cấp địa chủ được sự nâng đỡ của phía Pháp trở thành chỗ dựa cho chủ nghĩa đế quốc. Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và bị khai thác lao động triệt để. Giai cấp tư sản ngày càng thêm đơng. Đó là những người tự bỏ vốn ra kinh doanh và đã thành công trong thương trường cũng như trong công nghệ.
Giai cấp tiểu tư sản ra đời do sự phát triển của các ngành kinh tế, sự phổ biến các cơ quan hành chính, giáo dục, văn hóa. Giai cấp cơng nhân ra đời từ đợt khai thác thứ nhất càng phát triển mạnh trong đợt khai thác thư hai này. Giai cấp này đã nhanh chóng tiếp thu tư tưởng của Cách Mạng Tháng Mười Nga và tạo được một lực lượng vững vàng cho cuộc chiến đấu vì độc lập tự do.