4. Kết cấu của đề tài
3.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
3.2.1. Nguyên nhân và điều kiện khách quan
- Nguyên nhân và điều kiện kinh tế-xã hội: Huyện Ia Pa được thành lập cuối năm
2002. Đây là một trong 4 huyện nghèo nhất tỉnh. Tất cả 9 xã trong huyện đều thuộc diện khó khăn, trong đó có 4 xã đặc biệt khó khăn. Thời điểm mới thành lập, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện lên đến 40% trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 82,37%. Những điều kiện về kinh tế, xã hội như vậy tác động không nhỏ đến đời sống, nhận thức của người dân, kéo theo đó là mầm móng của tệ nạn xã hội, các loại tội phạm phát sinh đặc biệt là tội phạm xâm phạm quyền sở hữu như: tội cướp,cướp giật, trộm cắp hoành hành.
Với những chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội ngày nay huyện Ia Pa có những bước chuyển biến trong phát triển kinh tế xã hội cùng với sự phát triển chung của đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Ia Pa nói riêng cũng có sự chuyển biến nhanh chóng trong phát triển kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự thay đổi đáng kể, bộ mặt đời sống, kinh tế của người dân được cải thiện rõ rệt, người dân làm ăn, chăn nuôi, trồng trọt, bn bán hàng hóa ngày càng nhiều, nhiều gia đình thu nhập hàng chục, trăm triệu đồng trên một năm, các loại hình dịch vụ cũng tấp nập phát triển theo, dịch vụ cầm đồ, quán game, quán karaoke, điểm vui chơi, giải trí, cơng viên, qn ăn vỉa hè.. nổi lên nhanh chóng. Bên cạnh sự phát triển đó là các mặt trái của nền kinh tế thị trường sự phát sinh nhanh chóng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lơ đề.. nhiều thanh niên trẻ bị tha hóa, đạo đức suy đồi, lối sống lười lao động chỉ thích hưởng thụ, họ xa vào con đường xấu, các tệ nạn đó làm thay đổi cách suy nghĩ và lối sống, hình thành những nhu cầu lệch chuẩn, dẫn tới phạm tội, có người trở thành con nghiện rượu chè, cờ bạc, lô đề, họ đánh đổi cả gia tài của gia đình để thỏa mãn nhu cầu đó, thậm chí là bán tất cả tài sản, tivi, xe máy, điện thoại, vật nuôi trong nhà, nghiêm trọng hơn là khi họ khơng có tiền
32 ăn chơi họ kiếm bằng mọi cách để có tiền thậm chí là cả trộm cắp tài sản. Theo bản án Số 04/2015/HSST ngày 11/2/2015 của Tòa án nhân dân huyện Ia Pa tỉnh Gia Lai đã kết án các bị cáo Ksor Lơi sinh năm 1998, Rmah Thọ sinh năm 1995, Ksor Nik sinh năm 1996, Nay Tương sinh năm 1997, Ksor Saly sinh năm 1995, Rcom Phước sinh năm 1997 và Ksor Khoan sinh năm 1997 về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 138 Bộ luật hình sự. Hầu hết các bị cáo đều thường trú tại địa bàn huyện, qua điều tra, tìm hiểu các đối tượng này phạm tội trộm cắp bao lúa của hộ kinh doanh của ông Nguyễn Văn Dần và bà Mai Thị Nga với số lượng lớn, được biết các đối tượng này lúc đầu do khơng có tiền ăn nhậu, chơi game chúng nảy sinh ý định lợi dụng vào ban đêm khi trời mưa chúng rủ nhau đi trộm bao lúa của hộ kinh doanh bán để có tiền tiêu thụ. Các đối tượng phạm tội tuổi đời còn rất trẻ đang tuổi ăn học giờ trở thành tội phạm, một phần do học theo sự đua đòi ăn chơi sa đọa của giới trẻ bây giờ, hầu hết họ là gia đình con nhà nơng, gia đình đơng con, thu nhập hàng tháng ít ỏi, khơng có việc làm hoặc việc làm khơng ổn định cịn phụ thuộc vào đồng lương của cha mẹ, thu nhập ít ỏi khơng đủ trang trải cuộc sống, một số đối tượng do nghiện rượu, chè, game.. hoặc do họ bị dụ dỗ, chơi bời giao du với các đối tượng khác dẫn đến họ sa vào con đường phạm pháp.
Nhưng nguyên nhân và điều kiện tác động nhiều nhất vẫn là do sự thay đổi kinh tế, xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, sự tha hóa, biến chất về đạo đức, học theo lối sống của nước ngồi, thích hưởng thụ, sự vơ tâm của cha mẹ cũng là những điều kiện nảy sinh tội phạm trộm cắp tài sản.
- Nguyên nhân và điều kiện về chính sách pháp luật và cơng tác phịng chống tội
phạm.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế, chính sách pháp luật và cơng tác phịng chống tội phạm được các cơ quan Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, cơng trình nghiên cứu khoa học, phương châm đã được ban hành và đề ra đồng loạt, sâu rộng để tổ chức và quản lý trật tự an toàn trong xã hội.
Bên cạnh những gì đã đạt được là những thiếu sót, sơ hở cần khắc phục ngay, nhiều văn bản của cơ quan Nhà nước bàn hành vẫn cịn chưa đồng bộ, thiếu sót, bất hợp lý, các văn bản được ban hành dưới dạng chung chung, ban hành rất nhiều văn bản nhưng chỉ về số lượng chứ không phải dưới dạng chất lượng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước ban hành vẫn cịn chậm, chưa hồn
33 thiện, sửa đổi nhiều lần làm cho các ngành, các cấp, cơ quan hành chính gặp khó khăn trong cơng tác quản lý. Ví dụ: Bộ luật hình sự 2015 đã được ban hành nhưng sau một thời gian thì hỗn lại do có những điểm sai sót cần sửa đổi. Việc thực thi pháp luật vẫn cịn chưa hiệu quả, các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn vẫn cịn ít, chậm đổi mới, chưa tương thích, phù hợp với điều kiện xã hội của địa bàn, tạo khe hở cho tội phạm hoạt động. Mặt khác, do kinh nghiệm lập pháp của nhà làm luật còn phần hạn chế, năng lực dự báo và nắm bắt tình hình tiến triển của các loại tội phạm từ phía nhà làm luật cịn yếu. Cơng tác thống kê của các cơ quan tư pháp khơng thống nhất, rõ rằng, trình độ của đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo chun sâu chính vì thế chưa đáp ứng u cầu trong cơng tác phịng chống tội phạm cụ thể là tội trộm cắp tài sản.
Trong công tác phịng, chống tội phạm thì chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở giữ vai trò rất quan trọng, đây là lực lượng trực tiếp thực hiện, biến những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng chống tội phạm thành hiện thực. Trong những năm qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được triển khai thực hiện, đề ra nhiều giải pháp, giáo dục nhưng kết quả trong cơng tác phịng, chống tội phạm ở nhiều cơ sở, đơn vị còn chưa được, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức chưa tốt nên để tuyên truyền, vận động người dân chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật còn chưa làm trọn trách nhiệm, hằng năm rất ít thấy những biểu ngữ, băng rơn, khẩu hiệu để vận động, tuyên truyền người dân đấu tranh phịng chống tội phạm, chưa có sự lồng ghép, kết hợp giữa cơng tác phịng chống tội phạm với các chương trình phát triển kinh tế, văn hố, xã hội ở địa bàn, Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa tương xứng với vị trí, vai trị của mình, chưa đáp ứng u cầu thực tiễn, thậm chí có một số cán bộ biến chất, né tránh nhiệm vụ được giao, đùn đẩy trách nhiệm, một số cán bộ bị mua chuộc, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng trong công tác đấu tranh trấn áp tội phạm. Nhiều đối tượng trộm cắp tài sản sau khi được tại ngoại không chỉ tái phạm mà tái phạm với mức độ nguy hiểm hơn, làm ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự an toàn xã hội, hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Đấu tranh phịng chống tội phạm địi hỏi phải có sự liên hệ chặt chẽ, sự tham gia của các cấp, các ngành, đơn vị và tồn thể nhân dân. Trong đó, lực lượng cơ quan chức năng có một vai trị, vị trí rất quan trọng. Đây là lực lượng nòng cốt tuyên truyền, hướng
34 dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nguyên nhân và điều kiện về công tác tổ chức, quản lí nhà nước và xã hội.
Huyện Ia Pa là huyện nằm ở phía đơng nam của tỉnh Gia Lai, phía đơng giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp huyện Phú Thiện và thị xã Ayun Pa có nhiều con đường giao thương giữa các vùng, một số người ngoài tỉnh họ qua huyện Ia Pa rất nhiều để định cư làm ăn, sinh sống, lao động nhưng bên cạnh đó nhiều đối tượng lợi dụng vị thế địa lý của địa bàn, họ qua đây để thực hiện những mưu đồ xấu như trộm cắp, cướp giật.. khiến cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự tại địa phương bị ảnh hưởng. Đặc biệt là diện tích của địa bàn huyện rất rộng, dân cư thưa thớt, phân bố không đồng đều, nằm rải rác ven các con sông như sông Ba, sông Ayun, các thung lũng đồi núi, có các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 19, tỉnh lộ 662 nối giáp với các địa phương trong tỉnh và ngồi tỉnh như tỉnh Bình Định, những điều kiện như vậy là chỗ ẩn nấp, hoạt động của tội phạm. Nhiều loại đối tượng ngoài địa phương qua địa bàn huyện sống khơng có nhân thân rõ ràng, giấy tờ tùy thân, có những đối tượng sau khi chấp hành xong hình phạt tù từ địa phương khác tới sau đó tiếp tục tái phạm nguy hiểm, họ thường qua địa bàn huyện để hoạt động và trốn trách sự truy bắt của cơ quan công an, việc phát giác, truy bắt tội phạm gặp rất nhiều khó khăn hơn. Ngồi ra hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều nhà dân ở nơi hẻo lánh, bỏ hoang được xây dựng lên lợi dụng tình trạng này, nhiều đối tượng hình sự, đối tượng truy nã về trú ngụ và hoạt động phạm tội
Ví dụ: Cáo trạng Số 15/KSĐT-KT ngày 16/9/2013 đã khởi tố bị can Trần Hữu Thới sinh năm 1981 tại thơn Bình Lâm, xã Phước Hòa, Huyện Tuy Hòa tỉnh Bình Định về hành vi trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 138 Bộ luật Hình sự, người bị hại là ơng Nay Có thường trú tại huyện Ia Pa. Được biết đối tượng này nhiều lần qua địa bàn huyện Ia Pa, hắn giả danh là người làm thuê nhưng sau một thời gian ổn định, thăm dò hắn thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Điều này nói lên rằng cơng tác quản lí nhân khẩu tại địa bàn hiện nay hết sức vướng mắc, bất cập, nhiều người dân từ vùng khác tới cư trú gần chục năm về trước vẫn chưa có hộ khẩu, đăng ký chuyển khẩu, thường trú tại địa bàn, công tác kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra việc thực hiện đăng ký tạm trú tạm vắng rất ít thực hiện, đội ngũ cán bộ vẫn chưa thực sự quan tâm, sự thiếu trách nhiệm trong công tác, chất lượng làm
35 việc chưa thật sự hiệu quả, việc quản lí nhà nước trong lĩnh vực con người vẫn cịn mang tính hành chính đơn thuần chưa đi sâu vào nắm chắc hoạt động, thái độ của từng diện nhân hộ khẩu trong địa bàn cũng như chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác quản lý nhân hộ khẩu để giữ vững an ninh, trật tự tại địa bàn. Vì vậy, ảnh hưởng đến cơng tác quản lí an ninh trật tự, an tồn xã hội, việc tổ chức, quản lý chưa đạt hiệu quả do đó đây là một trong những điều kiện khá thuận lợi cho bọn tội phạm trộm cắp tài sản hoạt động và thâm nhập. Sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nhân khẩu, hộ tịch tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm, tình trạng thanh niên lang thang, bỏ học, tụ tập, chơi cờ bạc, nhậu nhẹt ở những vùng hẻo lánh các cơ quan chức năng vẫn chưa có những đợt truy quét, can thiệp. Vậy nên cần có những biện pháp quản lý đối tượng, triệt phá mạnh các tụ điểm tội phạm qua đó ngăn ngừa khả năng phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản. Thực hiện tốt cơng tác này khơng những có ý nghĩa trong việc đảm bảo tình hình an ninh, trật tự nói chung mà cịn phục vụ cho cơng tác phòng ngừa, điều tra, đấu tranh phòng chống tội phạm nói riêng, tạo điều kiện thực hiện tốt các cơng tác khác trong quản lý nhà nước như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.