4. Kết cấu của đề tài
3.4. Một số kiến nghị về các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tà
3.4.2. Biện pháp chính sách pháp luật
Đối với các chính sách pháp luật về phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa, phải có những định hướng cụ thể, rõ ràng, ban hành kịp thời để cho các chính sách pháp luật được thực thi nhanh chóng và đi vào thực tiễn cuộc sống, ngoài ra các sở, ban ngành cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để từ đó đề ra những mục tiêu, biện pháp phù hợp đối với điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn.
Đồng thời phải tăng cường hiệu lực pháp luật, tập trung, thống nhất và tồn diện các chính sách pháp luật, hồn thiện chính sách pháp luật hình sự, tích cực chủ động rà sốt lại hệ thống thơng tư liên ngành, văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành pháp luật về hình sự, thủ tục tố tụng hình sự đảm bảo tính đồng bộ và ổn định lâu dài, phải giảm bớt một số loại văn bản quy phạm pháp luật ban hành dưới dạng hình thức, thiếu tính khả thi, cần khắc phục kịp thời những văn bản của cơ quan Nhà nước ban hành chưa đồng bộ, thiếu sót, bất hợp lý, phải coi trọng việc hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự, đề cao cơng tác phịng ngừa tội phạm, ví dụ: đề cao hình phạt tiền, hạn chế hình phạt tù. Cần thường xuyên phổ biến, thơng tin cơng khai về các chính sách pháp luật hình sự để mọi người dân đều nắm được. Từ đó mới có thể tranh thủ được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, làm tăng tính khả thi của các quy định pháp luật hình sự.
Các tội xâm phạm quyền sở hữu trong Bộ luật hình sự nhìn chung về mặt dấu hiệu khách quan là tương đối giống nhau, đều có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong thực tiễn xét xử do trong từng điều luật quy định chưa chặt chẽ nên thiếu thống nhất khi xác định dấu hiệu hành vi của từng tội nên khơng ít lần Hội đồng xét xử tuyên các bị cáo không đúng tội, không đúng với hành vi phạm tội mà các bị cáo đã phạm, không phân biệt giữa các tội với nhau, ví dụ tội trộm cắp tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, những tội này đều có tính chất chiếm đoạt về mặt khách quan
44 tương đối giống nhau. Cho nên việc nghiên cứu, phân tích đánh giá một cách tịan diện và chi tiết các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản trong Bộ Luật hình sự rất quan trọng trong việc định danh tội phạm trộm cắp tài sản. Từ đó nâng cao nhận thức và vận dụng quy định pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản góp phần nâng cao trình độ trong hoạt động điều tra, xét xử nâng cao hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng chống tội trộm cắp tài sản.