4. Kết cấu của đề tài
3.4. Một số kiến nghị về các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tà
3.4.3 Biện pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống tội phạm, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật góp phần làm cho mọi người dân ý thức, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, giữ vững trật tự, an toàn xã hội.
Các cấp, ban ngành, đơn vị cần phát huy hơn nữa trong trong tác phổ biến và tuyên truyền, giáo dục đến người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho mọi người dân bảo vệ pháp luật, bảo vệ tài sản tập thể, đặc biệt là công tác đồn, đội trong trường học phải tích cực giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, đạo đức và lối sống, tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ, khuyến khích thanh niên tham gia vào hoạt động xã hội, như mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, dạy chữ cho con em vùng sâu vùng xa, xây dựng khu dân cư văn hóa, văn nghệ, thể thao, tránh xa các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh phong trào đấu tranh phòng chống trộm cắp tài sản ở thôn, làng, ra sức huy động mọi người dân nâng cao ý thức, cảnh giác bảo vệ tài sản của mình, đồng thời các đơn vị, cơ quan công an huyện trên địa bàn tích cực phối hợp với các xã, thôn, dân quân tự vệ phải thường xuyên có những đợt kiểm tra, truy quét những nơi mà các tội phạm thường hay xảy ra hoặc nơi ở, trú ngụ của chúng, đồng thời cần thường xuyên điểm danh, gặp gỡ những đối tượng có tiền án tiền sự hoặc có những biểu hiện nghi vấn, khuyến khích và khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trao trào đấu tranh phịng chống tội phạm để từ đó phát huy được sự tham gia của mọi người dân.
Các phịng giáo dục, trường học, phịng văn hóa thơng tin, truyền thanh cần tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật đến mọi người dân thông qua các buổi văn nghệ, băng rơn, khẩu hiệu, mít tinh, các trường học cần có những chương trình vui chơi lành mạnh, có các buổi sinh hoạt gắn liền với thực tiễn, như tìm hiểu Hiến pháp và pháp luật, tuần sinh hoạt cơng dân, phiên tịa giả định để từ đó họ nhận thức được cái sai và
45 cái đúng ý thức và tuân theo pháp luật, đồng thời nhà trường và gia đình cần tích cực phối hợp với nhau quản lí chặt chẽ những học sinh cá biệt có những biểu hiện sai lệch, hay vắng học để từ đó có những biện pháp phù hợp, mỗi gia đình và nhà trường cần phải ý thức được việc rèn luyện nhân cách, đạo đức và ý thức pháp luật cho học sinh để họ trở thành những cơng dân có ích cho xã hội, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.