4. Kết cấu của đề tài
3.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
3.2.2. Nguyên nhân và điều kiện chủ quan
- Về bản thân người phạm tội: Do ý thức của bản thân người phạm tội, sự thiếu
hiểu biết trong các mối quan hệ trong xã hội, kinh nghiệm cuộc sống họ chỉ biết mục đích riêng tư của họ là chiếm đoạt được tài sản chứ không nghĩ đến hậu quả của hành vi của mình. Mặt khác do trình độ học vấn và ý thức pháp luật cịn hạn chế, trình độ dân trí thấp kéo theo bao hậu quả như các tệ nạn xã hội phát triển và một trong số đó là tình trạng trộm cắp tài sản cũng bùng nổ, tình trạng học khơng đến chốn, bỏ học, ý thức coi thường pháp luật, lối sống lười biếng, ích kỷ, bạc nhược, chỉ thích hưởng thụ, sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường, bng lỏng, hay sự nng chiều thái quá của một số gia đình khiến cho bản thân người phạm tội càng dễ dàng phạm tội hơn. Đó là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc phạm tội nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng.
- Về sự chăm lo, giáo dục của gia đình:. Giáo dục gia đình vốn là nền tảng để
hình thành nhân cách một con người, để trưởng thành, một đứa trẻ khơng thể thiếu sự chăm sóc, ni dưỡng của gia đình. Sự ảnh hưởng của giáo dục gia đình có một dấu ấn
36 cực kỳ sâu đậm trong nhân cách của mỗi người, chính vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải có gia đình thật tốt.
Nhiều năm qua, vấn đề chăm lo, giáo dục con cái trong nhiều gia đình chưa thật sự được chú trọng, nhiều gia đình khi có con cái họ thiếu sự quan tâm, giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, một phần vì quá mải mê làm ăn, lao động, công tác. Nhiều phụ huynh quan niệm rằng chỉ cần kiếm ra tiền, lo cho con cái ăn ngon mặc ấm là đủ nên việc thiếu sự quản lí của bố mẹ, con cái rất dễ bị lơi kéo, xúi giục từ kẻ xấu dẫn đến con đường phạm tội, có những gia đình vì những điều kiện kinh tế khó khăn, nghèo đói, đơng con nên khơng mấy quan tâm đến việc học hành, giáo dục con, sau một thời gian học tập ở trường họ thường hay bắt con cái của mình nghỉ học đi làm, kiếm tiền, thậm chí là xuống các thành phố lớn để kiếm việc làm, khi gặp những kẻ gian dụ dỗ dễ nảy sinh những tiêu cực và lệch chuẩn dẫn đến hành vi phạm pháp, hay vì trình độ học vấn của nhiều bậc cha mẹ cịn thấp nên chưa có hiểu biết đầy đủ trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục con cái của mình. Và tình trạng ly hơn phổ biến như hiện nay, cũng vì những mâu thuẫn trong gia đình mà khiến nhiều gia đình ly thân, xa cách, tình trạng con cái lang thang nơi đầu đường xóm chợ, mồ cơi cha mẹ khơng phải là chuyện hiếm gặp nữa, một số gia đình thì để cho ơng bà, cơ, chú ni nhưng vì khơng có đủ điều kiện dạy dỗ, nuôi nấng, quan tâm, sẻ chia chăm lo nên khiến cho nhiều trẻ em dễ sa vào con đường phạm pháp. Có trường hợp người phạm tội trộm cắp tài sản khi cơ quan điều tra hỏi tên cha, mẹ, quê quán họ cũng không biết cha, mẹ mình là ai. Có gia đình vì q nng chiều con cái nên dẫn đến con cái của họ sống thích sống hưởng thụ, chơi ngơng, thiếu tính độc lập dễ tiếp tay, lơi kéo, dụ dỗ theo những kẻ xấu mà khơng có những biện pháp răn đe. Nói tóm lại gia đình là cội rễ hình thành nhân cách, tư duy là mơi trường để mỗi người phát triển, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự giáo dục của mỗi thành viên trong gia đình, là chổ dựa quan trọng trong sự phát triển tinh thần và thể chất, là nhu cầu vững chắc đối sự ổn định và phát triển của xã hội.
Người ta nói rằng, gia đình là tế bào của xã hội ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái từ khi mới sinh ra, nếu mỗi gia đình thực sự trở thành một tế bào khỏe mạnh, vững chắc nghĩa là có sự chăm sóc, gần gũi thương yêu nhau, lắng nghe và chia sẻ và
37 mỗi ngôi nhà thực sự trở thành tổ ấm hạnh phúc, mỗi thành viên nhận được đầy đủ sự yêu thương, chăm sóc về tinh thần và thể chất thì xã hội sẽ ổn định và vững mạnh hơn.
- Về môi trường giáo dục nhà trường: Đảng và Nhà nước ta khẳng định “Giáo
dục là quốc sách hàng đầu ”, bởi vậy giáo dục nhà trường có vai trị rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục các thế hệ trở thành những con người sống có ích, có hồi bão, có lý tưởng và chấp hành pháp luật. Trong những năm qua công tác giáo dục tại huyện Ia Pa đã đạt được những thành tựu lớn cả về quy mô lẫn chất lượng và những năm gần đây, đời sống văn hóa, cư xử của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, khoa học tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thơng tin, nhiều mơ hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn tồn tại những sơ hỏ, yếu kém trên một số mặt. Trước hết, do những điều kiện về tự nhiên và xã hội, do địa bàn huyện nằm ở vùng sâu, vùng xa nên cơ sở vật chất phục vụ học tập còn thiếu thốn, tình trạng chung lớp chung trường cịn diễn ra phổ biến, để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, việc duy trì sỉ số đối với học sinh khi đi học là vấn đề nan giải của nhà trường, dù đã áp dụng nhiều biện pháp và chính sách nhằm khuyến khích các em đến trường, đặc biệt là các em dân tộc thiểu số nhưng số học sinh nghỉ học qua các năm vẫn không ngừng tăng, bên cạnh đó số học sinh bỏ học lại tăng lên, đối tượng học sinh bỏ học chủ yếu là người dân tộc thiểu số, cuộc sống của người dân trên địa bàn cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nên phần lớn phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em mình; hầu như đều phó mặc việc dạy cho nhà trường. Đặc biệt, ở những gia đình có hồn cảnh khó khăn, các em học sinh lại trở thành lực lượng lao động chính. Các em phải một buổi đi làm một buổi đến trường, đến mùa vụ thì hầu như các em nghỉ học để ở nhà phụ giúp gia đình. Từ đó dẫn đến kết quả học tập thấp, lực học các em không theo kịp bạn bè cùng lớp nên phần lớn các em bỏ học để phụ giúp gia đình. Một phần do chương trình dạy theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, phương pháp dạy học chưa đạt hiệu quả cao, bệnh thành tích. Do vậy nhiều em khơng được theo kịp học hoặc khơng thể theo học do khơng có điều kiện kinh tế, khả năng học tập kém nên dễ bng xi việc học của mình.
Mặt khác do nhà trường chỉ chú trọng dạy kiến thức phổ thông bằng tiếng Việt, nhưng phần lớn học sinh trên địa bàn huyện là người dân tộc thiểu số nên tình trạng
38 khơng hiểu được tiếng Việt từ đó khơng nắm được bài học nên dễ dẫn đến việc học không đạt kết quả, học lực yếu kém, ngoài ra việc giáo dục tại nhà trường chưa thật sự đạt kết quả về chất lượng, việc giáo dục nhân cách, kỹ sống cho các em chưa thực sự được chú trọng, các buổi sinh hoạt đồn, đội, ngoại khóa rất ít đề cập tới giáo dục nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho các em. Do vậy, các em không biết nên dẫn đến tình trạng khơng chấp hành pháp luật. Trong mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường vẫn cịn tình trạng đùn đẩy, phó mặc trách nhiệm trong quản lý giáo dục học sinh. Nhiều em khơng được có được sự dạy dỗ, chỉ bảo, khuyên răn nên có những thói xấu như; nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, gây gổ đánh nhau, trộm cắp vặt, chơi game, ăn nhậu.. khi nhà trường đưa giấy mời phụ huynh lên trường làm việc, có nhiều em khơng nói cho phụ huynh biết nên khơng thể giáo dục được các em, điều này nói lên rằng mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình chưa thật sự đủ để khuyên răn các em. Nhiều em vì sự dễ dãi, thiếu quản lí của nhà trường nên thường xuyên cúp tiết, vắng học, tụ tập, chơi bời, có những em bị kẻ xấu dụ dỗ, lơi kéo vào con đường phạm pháp, từ đó làm hình thành trong tâm hồn các em những nhận thức sai lệch về chuẩn mực đạo đức xã hội dẫn đến hậu quả xấu đến gia đình, nhà trường và xã hội, giáo dục nhà trường thật sự rất quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách, kỹ năng ứng xử và ý thức tuân thủ pháp luật của các em.
- Môi trường xã hội: Môi trường xã hội là điều kiện cần thiết đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, nhân cách của con người được hình thành trong quá trình con người sống, giao tiếp và tham gia vào các quan hệ xã hội, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay do những ảnh hưởng của mặt trái của nền kinh tế thị trường, nó ngày càng tác động mạnh mẽ đến mơi trường xã hội đó là sự suy thối về đạo đức, các loại tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, thác loạn, tự do cá nhân, tơn thờ đồng tiền, lười lao động, thích ăn chơi, đua địi bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị thuần phong mỹ tục của dân tộc, chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trị. Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, sống thờ ơ, lạnh nhạt với cộng đồng và những người xung quanh, tác động không nhỏ đến môi trường sống của con người bây giờ. Để khắc phục tình trạng đó thì vai trị của cơng tác xã hội rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an tồn xã hội, nhưng cơng tác hoạt động, giáo dục của các tổ chức xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên chưa thật sự khởi sắc, chưa phát huy được giá trị của mình, các hoạt động của Đồn, Đội chưa đi
39 sâu vào thực tế, hằng năm rất ít có những buổi vận động tun truyền, các buổi văn nghệ, sinh hoạt Đồn, Đội ở thơn, làng, một phần do thiếu sân chơi lành mạnh nhằm giáo dục chuẩn mực đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên trên địa bàn cho nên chưa thu hút được đông đảo thanh niên tham gia vào các hoạt động của các tỏ chức này.
Việc tuyên truyền giáo dục đối những người khi hoàn lương trở về cuộc sống bình thường thường khơng được chú trọng đến, những người phạm tội sau khi được thả do tâm lý lo ngại bị cộng đồng lên án nên họ rất cần sự hỏi thăm, chia sẻ, động viên của cộng đồng để tái hòa nhập cuộc sống, lao động, tâm lí của người Việt Nam là thường hay kì thị, xa lánh, phân biệt cho nên bản thân người phạm tội rất dễ bị mặc cảm, tủi thân, nguy hiểm hơn là họ có thể tái phạm tội lần nữa, nhất là thanh thiếu niên độ tuổi mới lớn. cho nên việc giáo dục, thuyết phục, uốn nắn kịp thời những khuyết điểm, sai lầm của các em rất quan trọng đối với công tác giáo ở địa phương.
- Về phía người quản lý tài sản: Việc quản lí tài sản là trách nhiệm của chủ sở hữu tài sản đó, nhưng ý thức bảo vệ tài sản của đại đa số người dân chưa thật sự đúng mực, ở địa phương rất nhiều gia đình khi đến mùa vụ, thu hoạch nông sản họ thường tất bật với cơng việc đồng áng của mình mà qn mất việc giữ tài sản, thường thì họ hay ngủ ở rẫy, nương cịn tài sản ở nhà thì bỏ hoang khơng có ai trơng coi, kẻ gian lợi dụng sở hở đó mà trộm cắp tài sản, tóm lại trước hết do sự chủ quan của chủ quản lí tài sản, không cảnh giác, ý thức bảo vệ tài sản của mình. Để hạn chế, tiến dần đến đẩy lùi nạn trộm cắp thì khơng chỉ riêng trách nhiệm từ phía cơ quan bảo vệ pháp luật mà ngay cả ở người dân cần ý thức, giữ gìn bảo vệ tài sản mình.
- Về phía cơ quan bảo vệ pháp luật: Trong những năm qua cơng tác xét xử tại tịa
án nhân dân huyện Ia Pa đạt được nhiều thành tích, chất lượng xét xử các vụ án ngày càng được nâng cao so với những năm trước đây, xét xử khách quan, đúng quy định của pháp luật, kỹ năng xét hỏi, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm cuộc sống vào hoạt động xét xử của các thẩm phán ngày càng linh hoạt, tích cực góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm của người dân.
Tuy nhiên trong quá trình tiến hành tố tụng, chủ thể tiến hành tố tụng vẫn còn gặp sai lầm, chủ quan, thiếu chính xác trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Một phần do địa bàn huyện nằm ở vùng sâu vùng xa, nên cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cịn thiếu, mặt khác do trình độ, năng lực chun mơn của cán bộ tư pháp chưa cao về áp dụng pháp luật vào hoạt động xét xử, có nhiều vụ
40 gây nhầm lẫn, điều tra, xét xử không đúng tội, không đúng pháp luật, nhất là những tội phạm có mặt khách quan tương đối giống nhau. Ví dụ: tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản,,… hoặc do chủ quan, duy ý chí, lợi ích riêng tư dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu chính xác, khơng minh bạch. Việc vận dụng quy định về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, khi truy tố, xét xử các vụ án vẫn chưa hợp lí, trong q trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự cịn nhiều thiếu sót nhất là việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, Ngoài ra các thuật ngữ trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng, văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng, khó hiểu khi ban hành chưa thực hiện được ngay mà còn phải chờ hướng dẫn từ cấp trên nên gây khơng ít khó khăn, phiền tối cho các cán bộ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân, hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa khởi sắc. Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra, tội phạm ẩn còn nhiều, xử lý tội phạm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lý chưa nghiêm minh, khơng có sự dự báo chính xác tình hình tội phạm để đề ra các biện pháp phịng ngừa. cơng tác giáo dục, phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân chưa thật sự chú trọng, quan tâm nên tình trạng tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng xảy ra vẫn cịn nhiều, gây thiệt hại đến trật tự an tồn xã hội làm giảm tính nghiêm minh, chấp hành pháp luật của người dân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong quần chúng nhân dân.