2.4.1. Khái niệm:
Bên cạnh quyền sở hữu được coi là loại vật quyền lớn nhất, Luật La Mã còn quy định các loại quyền đối với tài sản của ngừơi khác. Quyền đối với tài sản của người khác (iusa in re aliena) là quyền được trao cho những người không phải chủ sở hữu của tài sản, và được coi là “chi phân của quyền sở hữu” [6] bởi nó là một thành tố được cắt giảm từ quyền sở hữu. Thẩm quyền của chủ thể có
quyền trên tài sản của người khác chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định chứ không đầy đủ như thẩm quyền của chủ sở hữu.
Như vậy, vật quyền trong Luật La Mã có thể được phân loại thành quyền trên tài sản của mình (quyền sở hữu); và quyền trên tài sản của người khác. Quyền trên tài sản của người khác còn được gọi là dịch quyền (servitude) bao gồm dịch quyền thuộc người (personal servitudes), và dịch quyền thuộc vật ( predial servitude).
2.4.2. Nội dung:
2.4.2.1. Dịch quyền thuộc ngƣời (personal servitudes):
Dịch quyền thuộc người là loại quan hệ mà một tài sản “gánh chịu dịch quyền hay dịch lụy” [8] để phục vụ cho lợi ích của một người. Dịch quyền thuộc người lại được chia ra thành các loại vật quyền khác bao gồm: quyền hưởng dụng (usufruct), quyền sử dụng (use), quyền ngụ cư (inhabitation), quyền thuê dài hạn (emphyteusis), quyền bề mặt (superficies).
Trong Luật La Mã, quyền hưởng dụng là quyền trên tài sản của người khác cho phép một người xác định được hưởng, bao gồm quyền sử dụng và quyền thu hoa lợi. “Quyền hưởng dụng (Ususfruit) được định nghĩa trong bộ Degest, điều 7 mục 1 như sau: "Ususfrutus est ius allienis" – có nghĩa là quyền sử dụng tài sản cuả người khác cũng như quyền thu hoạch mọi lợi tức do tài sản đó mang lại nhưng với điều kiện phải bảo tồn tài sản ngun vẹn” [9; tr67]. Người có quyền hưởng dụng được phép sử dụng, khai thác những lợi ích kinh tế từ tài sản. Quyền hưởng hoa lợi cho phép người hưởng dụng thụ hưởng tất cả hoa lợi từ tài sản bao gồm cả hoa lợi tự nhiên và hoa lợi dân sự. Trong một số trường hợp, quyền hưởng dụng có thể chỉ gồm quyền sử dụng tài sản chứ không gồm quyền hưởng hoa lợi hoặc chỉ được hưởng một phần hoa lợi. Trong Luật La
Mã, nô lệ hoặc gia súc của người khác cũng có thể được coi là đối tượng của quyền hưởng dụng. Tuy nhiên quyền hưởng dụng là một loại quyền xác lập cho một người xác định và có thời hạn (thời hạn có thể xác định hoặc kéo dài đến hết đời người hưởng dụng). Như vậy người có quyền hưởng dụng khơng được để lại thừa kế quyền hưởng dụng của mình cho người khác.
Quyền hưởng dụng là một loại tài sản vơ hình, nó có thể được thiết lập trên cả động sản và bất động sản, bao gồm bất động sản hữu hình, bất động sản vơ hình, động sản hữu hình hoặc động sản vơ hình. Tùy theo đối tượng của quyền hưởng dụng mà có thể phân loại nó thành động sản vơ hình hay bất động sản vơ hình. Quyền hưởng dụng được thiết lập trên bất động sản được gọi là bất động sản vơ hình, thiết lập trên động sản là động sản vơ hình.
Về quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng: Người hưởng dụng được giao tài sản trong tình trạng thực tế bắt đầu từ thời điểm quyền hưởng dụng có hiệu lực để sử dụng và hưởng hoa lợi. Tức là người hưởng dụng được quyền chiếm hữu thực tế đối với tài sản. Tình trạng của tài sản được giao lại cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng phụ thuộc vào tình trạng tài sản khi giao cho người hưởng dụng. Ngồi quyền chiếm hữu tài sản, người hưởng dụng cịn có quyền sử dụng và hưởng hoa lợi từ tài sản. Người hưởng dụng thụ hưởng các quyền này bắt đầu từ thời điểm phát sinh quyền hưởng dụng. Trong thời hạn có hiệu lực của quyền hưởng dụng, người hưởng dụng có quyền đối với cả tài sản phụ thêm của đối tượng quyền hưởng dụng. Ngoài ra người hưởng dụng cũng được hưởng quyền địa dịch đang gắn với tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tài sản một cách bình thường. Quyền hưởng dụng được coi là tài sản thuộc sở hữu của người hưởng dụng, bởi vậy người hưởng dụng có quyền cho thuê, cho mượn, dùng quyền đó làm tài sản bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chuyển nhượng. Tuy nhiên việc này không được gây thiệt hại đến tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng, nếu gây thiệt hại thì người hưởng dụng phải bồi thường cho chủ sở hữu.
Người hưởng dụng cịn được pháp luật La Mã cho phép có các tố quyền hay quyền khởi kiện nhằm bảo vệ quyền của mình. “Quyền hưởng dụng của người hưởng dụng được thể hiện cụ thể ra bằng quyền chiếm hữu, quyền thụ hưởng và quyền duy trì các quyền đó. Quyền hưởng dụng là một tài sản, nên chủ sở hữu của nó cần phải được bảo vệ bằng các tố quyền liên quan tới các quyền cụ thể như chiếm hữu, thụ hưởng và duy trì nói trên” [8].
Ngồi các quyền nêu trên, người được quyền hưởng dụng có nghĩa vụ phải đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích, cơng dụng và khơng được làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng của tài sản. Trong trường hợp người này sử dụng tài sản sai mục đích hoặc lạm quyền trong sử dụng tài sản gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu thì phải bồi thường tồn bộ thiệt hại.
Bên cạnh quyền hưởng dụng, dịch quyền thuộc người còn bao gồm quyền thuê dài hạn (emphyteusis). Chế định này có nguồn gốc từ Hy Lạp, sau đó được người La Mã tiếp thu, dùng để chỉ quyền của người thuê trường kỳ đất canh tác, được sử dụng đất của người khác với mục đích sản xuất nơng nghiệp.
Emphyteusis cũng là một dạng sử dụng đất của người khác tuy nhiên nội dung quyền hạn của người có emphyteusis rộng hơn so với người hưởng quyền địa dịch. “Nội dung emphyteusis bao gồm: quyền sử dụng đất (có kèm theo hành vi thay đổi tính chất đất cho tốt hơn), quyền thu hoạch, quyền cầm cố emphyteusis, quyền thối thác nó hoặc chuyển cho người khác theo thừa kế. Nếu thoái thác chủ thể emphyteusis phải báo trước cho chủ sở hữu biết về ý định thoái thác, chủ sở hữu được quyền ưu tiên mua với giá rẻ hơn trong thời hạn hai
tháng. Chủ thể phải trả cho chủ sở hữu 2% giá bán quyền emphyteusis” [9; tr69]. Người th đất theo emphyteusis có nghĩa vụ trả tơ cho chủ sở hữu mảnh đất và trả thuế cho nhà nước. Emphyteusis chấm dứt nếu trong vòng ba năm liền người thuê không trả tô cho chủ sở hữu.
Quyền của người thuê đất theo emphyteusis được bảo vệ thơng qua hình thức kiện actioes utiles. Theo hình thức kiện này, người trực tiếp hoặc gián tiếp phá hoại, làm hư hỏng tài sản của người khác đều bị kết án.
Quyền bề mặt (superficies) là quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng các cơng trình trên đó. Người có superficies được quyền xây dựng cơng trình trên đất người khác cũng như sử dụng cơng trình xây dựng đó. Quyền bề mặt có thể được xác lập trên cơ sở chuyển nhượng hoặc nhận thừa kế. Người có quyền bề mặt được phép kiểm sốt vật chất và khai thác vật là đối tượng của quyền bề mặt. Quyền bề mặt được coi là một trong các loại vật quyền chính, tuy nhiên nếu quyền sở hữu được coi là một loại vật quyền đầy đủ, cho phép chủ sở hữu được khai thác trọn vẹn lợi ích từ vật thì quyền bề mặt chỉ là một phân nhánh của quyền sở hữu (vật quyền hạn chế). Nó cho phép chủ thể quyền được sử dụng bề mặt của một mảnh đất thuộc sở hữu của người khác nhằm những mục đích nhất định như xây dựng hoặc chăn ni, trồng trọt…
Ngoài các quyền trên, dịch quyền thuộc người còn một số dạng sau: Usus là quyền hạn chế hơn so với quyền hưởng dụng, người có usus chỉ có quyền sử dụng tài sản chứ không được hưởng hoa lợi hoặc nếu được hưởng hoa lợi thì chỉ được hưởng trong phạm vi nhu cầu cá nhân của mình; Habitatio là quyền sống trong nhà của người khác.
2.4.2.2. Dịch quyền thuộc vật (real servitude hay predial servitude):
Dịch quyền thuộc vật hay cịn gọi là địa dịch có nguồn gốc từ việc tư hữu đối với đất đai. Trên thực tế thường xuyên xảy ra trường hợp những mảnh đất khơng có đủ các điều kiện tối thiểu nhất để có thể khai thác, sử dụng một cách bình thường. Như vậy chủ sở hữu cần được trao quyền sử dụng đất của những người bên cạnh để có thể sử dụng mảnh đất của mình.
Để đáp ứng nhu cầu cần thiết nói trên của cơng dân, nhà nước La Mã đã ban hành một số đạo luật để: ghi nhận thỏa thuận của các bên có sử dụng đất lẫn nhau, chẳng hạn A thỏa thuận với B về việc B sẽ cho A sử dụng đất của mình để A có thể ra tới được đường sá công cộng hoặc để lấy nước vào cho A. Nhưng trách nhiệm phát sinh từ thỏa thuận này khơng bền chắc. Vì B có thể bán đất của mình cho C (người thứ ba). Để có thể tiếp tục khai thác đất đai một cách bình thường như trước, A lại phải thỏa thuận với C một lần nữa như đã làm với B trước đây. Tình trạng nói trên làm cho A hồn tồn bị động. Và để tránh tình trạng đó luật pháp cho phép A quyền sử dụng đất của người khác. Đối tượng của Servitus là mảnh đất (khoảnh ruộng) của chủ sở hữu B chứ không phải là hành vi của B. Luật pháp cho phép A quyền servitus – sử dụng đất của B – kể cả trong sự thay đổi chủ sở hữu đồ vật mà A sử dụng không hề ảnh hưởng tới servitus của A [9; tr66].
Như vậy, địa dịch là một loại vật quyền, là quyền trực tiếp trên một vật, cụ thể là một bất động sản. Địa dịch là một quan hệ mà trong đó một bất động sản gánh chịu phiền lụy nhằm phục vụ cho việc khai thác, sử dụng một bất động sản khác.
Luật pháp La Mã quy định việc thay đổi chủ sở hữu của một trong hai mảnh đất không làm ảnh hưởng đến địa dịch, địa dịch vẫn tồn tại và không bị
mất đi. Bởi bản chất địa dịch là một mảnh đất phục vụ một mảnh đất khác, nó ln gắn với bất động sản. Hai bất động sản liền kề tồn tại một quyền địa dịch thì quyền này sẽ duy trì cùng với sự tồn tại của bất động sản. Bất kì ai sử dụng, khai thác bất động sản cũng đều phải gánh chịu hoặc thụ hưởng địa dịch, chủ thể hưởng quyền không thể chuyển giao quyền địa dịch cho một người nào khác nếu khơng chuyển giao cả bất động sản hưởng quyền. Ngồi ra quy định như vậy cũng tạo ra sự ổn định giữa các bên trong quan hệ địa dịch khi bất động sản bị chuyển nhượng.
Từ thời La Mã cổ đại có lẽ người ta đã xét đến việc bất động sản có thể bị chuyển nhượng và quyền trên bất động sản đối kháng hay loại trừ tất cả những người khác, do đó đã chia hai bất động sản liên hệ thành bất động sản gánh chịu dịch quyền và bất động sản được hưởng dịch quyền. Bất kể ai có quyền đối với các bất động sản đó đều phải gánh chịu hoặc được hưởng dịch quyền tương ứng, có nghĩa là dịch quyền hay mối quan hệ dịch quyền được gắn trực tiếp vào các bất động sản liên hệ. Kỹ thuật pháp lý này rất quan trọng để bảo đảm sự ổn định và trật tự của các quan hệ hàng xóm[8].
Địa dịch bao gồm các yếu tố: bất động sản gánh chịu địa dịch và bất động sản được hưởng địa dịch. Tuy nhiên hai bất động sản phải thuộc về hai chủ sở hữu khác nhau thì mới hình thành nên địa dịch. Nếu hai bất động sản thuộc về một chủ sở hữu, việc một bất động sản phục vụ một bất động sản cịn lại khơng được coi là địa dịch bởi khơng ai có quyền địa dịch đối với tài sản của chính mình. Bởi nguồn gốc của địa dịch là dựa trên việc sử dụng tài sản của người khác. Một bất động sản gánh chịu địa dịch làm hạn chế quyền của chủ sở hữu bất động sản đó và làm gia tăng quyền đối với chủ sở hữu của bất động sản thụ
hưởng. Chủ sở hữu bất động sản chịu địa dịch có nghĩa vụ hợp tác, không được ngăn cản việc thực hiện quyền địa dịch. Chủ sở hữu bất động sản hưởng địa dịch được xây dựng các cơng trình phục vụ việc thực hiện địa dịch. Tuy nhiên việc thực hiện quyền địa dịch trên bất động sản của người khác không được vượt quá phạm vi nhằm khai thác, sử dụng bất động sản của mình một cách bình thường. Người được hưởng quyền địa dịch khơng được gây hại cho mảnh đất.
Theo phân loại của Paulus trong Digest. 8.3.7.1, “praedials servitudes theo pháp luật La Mã được phân thành hai loại là urbanorum servitudes và rusticorum servitudes" [27], có thể tạm gọi là địa dịch ở thành thị và địa dịch ở nông thôn.Địa dịch ở nông thôn là loại địa dịch gắn liền với đất đai, nhằm phục vụ cho công việc canh tác một mảnh đất. Địa dịch ở nông thôn gồm các dạng sau: Servitus iter; Servitus actus; Servitus via; Servitus aquaeductus.
Iter là quyền được đi bộ qua hoặc đi xuyên qua mảnh đất của người khác. Actus là quyền cưỡi thú vật thồ (như trâu, bò, ngựa…) qua mảnh đất liền kề. Via là quyền được đi qua mảnh đất của người khác bằng cách đi bộ và cưỡi thú vật thồ, như vậy, via bao gồm cả quyền iter và actus. Aquae ductus là quyền được đào kênh và dẫn nước qua bất động sản liền kề của người khác[27].
Địa dịch ở thành thị gồm các quyền: Quyền xây nhà cao hơn (altius tollendi) hoặc che ánh sáng của nhà hàng xóm (luminibus officiatur) hoặc quyền cản trở các cơng trình xây dựng này (altius non tollendi và ne luminibus officiatur), quyền hứng nước mưa từ mái hiên nhà hàng xóm (stillicidium), hoặc quyền hạn chế quyền này (stillicidii non recipiendi), quyền được đặt rầm nhà vào bức tường nhà hàng xóm, quyền được có mái nhà và các cơng trình xây dựng, cũng như các quyền tương đương (theo Digest 8.2.2). Danh sách các quyền
urbanorum servitudes là danh sách mở, ngoài các quyền được liệt kê cụ thể thì cịn có: quyền được tựa vào một bức tường chung, quyền đặt và duy trì cống rãnh, hay quyền khơng bị hạn chế tầm nhìn [27].
2.4.2.3. Phát sinh, chấm dứt và bảo vệ dịch quyền:
Dịch quyền phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu thể hiện ý chí cho phép người khác sử dụng đồ vật của mình. Ngồi ra dịch quyền cịn phát sinh theo hợp đồng giữa chủ sở hữu và người hưởng dịch quyền hoặc theo quyết định của tịa án. Dịch quyền cũng có thể phát sinh theo thời hiệu trừ trường hợp sử dụng bạo lực.
Dịch quyền chấm dứt khi đối tượng của dịch quyền khơng cịn tồn tại hoặc khơng cịn khả năng để sử dụng. Sự cần thiết của địa dịch khơng cịn tồn tại hoặc quyền sở hữu và dịch quyền hòa nhập vào một người cũng làm chấm dứt dịch quyền. Sự qua đời của người hưởng dụng làm chấm dứt quyền hưởng dụng.
Servitus được bảo vệ thơng qua hình thức kiện - actio confessoria, và chủ sở hữu của đối tượng servitus (chính chủ) được bảo vệ bằng hình thức kiện - actio negatoria [9; tr68].