Khái quát về luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài : Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở việt nam (Trang 56 - 66)

Luật pháp về tơn giáo đã được hình thành, phát triển và trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về vị trí, vai trị và bản chất của luật pháp về tơn giáo, song có lẽ, đến nay khơng ai có thể phủ nhận sự hiện diện của luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam.

Tính đa dạng và những địi hỏi của hệ thống công ước quốc tế về nhân quyền, về tôn giáo và điều kiện, quan niệm của mỗi quốc gia đặt ra những thách thức trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tôn giáo với pháp quyền ở mỗi nước. Vì thế, việc xây dựng nhà nước pháp quyền cũng như trong thực tiễn đời sống, sự tồn tại của luật pháp về tôn giáo của các quốc gia là tất yếu, dưới những hình thức

và cấp độ khác nhau. Cũng có quan điểm cho rằng sự tồn tại của luật pháp về tôn giáo là không cần thiết bởi “nếu cần những luật lệ liên quan đến hoạt động của tơn giáo thì đưa nó vào luật dân sự. Cịn kẻ chống lại nó thì đã có luật hình sự. Chẳng lẽ Hiến pháp, luật dân sự không đủ cho mọi người kể cả người có tơn giáo hay sao? Một luật lệ riêng phải chăng cũng là “phân biệt đối xử nào đó” [97].

Tuy nhiên, với tư cách là một thực tại xã hội, tơn giáo ln có những hoạt động đặc thù đan xen, đa dạng, luôn xâm nhập vào mọi phương diện của đời sống. Alain Boyer, nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp về tôn giáo Pháp có viết “Tơn giáo hay tín ngưỡng tự nó khơng cấu thành một khái niệm xác định về mặt pháp lý. Tuy nhiên, trong các hoạt động pháp lý, có nhiều phạm trù liên quan đến các tổ chức tơn giáo. Nhiều ngun tắc pháp lý cơ bản có liên quan đến tơn giáo trước hết và chủ yếu là các hoạt động cơng cộng của nó. Vì thế, theo nghĩa rộng vẫn tồn tại các điều luật liên quan đến tôn giáo ở Pháp cũng như ở châu Âu” [65, tr.7]. Việc các nhà nước ban hành hệ thống quy phạm pháp lý để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tôn giáo là tất yếu. Vấn đề là ở chỗ, các văn bản pháp lý đó có đáp ứng các giá trị, chuẩn mực và yêu cầu của nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ biện chứng với đời sống tôn giáo quốc gia hay không.

Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật, và điều quan trọng hơn là toàn bộ tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ấy phải chịu sự điều chỉnh, giám sát của luật pháp. Hơn nữa, luật pháp phải do đa số lựa chọn và là ý chí chung của nhân dân, nghĩa là các nguyên tắc pháp quyền ấy phải có sự lựa chọn và xác lập bằng các cơ chế thể hiện ý chí trực tiếp hoặc đại diện của nhân dân. Hiểu như vậy, có nghĩa, luật pháp về tơn giáo khơng chỉ là công cụ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, mà cịn là cơng cụ để giám sát hoạt động quản lý, thực thi trách nhiệm của nhà nước.

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đòi hỏi tất cả mọi người, mọi thiết chế đều phải phục tùng và chịu trách nhiệm giải trình đối với luật pháp. Không ai, không một chủ thể nào đứng trên pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật bất kể địa vị xã hội, kinh tế hay chính trị của họ. Các quyền cơ bản của con người phải được tôn trọng, bảo vệ và thực hiện.

Quyền con người, trong đó có quyền tự do tơn giáo là những giá trị tinh hoa của nhân loại, là khát vọng và thành quả đấu tranh của các dân tộc trên toàn thế giới. Các văn kiện quốc tế về tôn giáo và quyền tự do tôn giáo, bao gồm: Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), Tun ngơn về xóa bỏ mọi hình thức bất khoan dung và phân biệt trên cơ sở tôn giáo hoặc tín ngưỡng, Tun ngơn về quyền của những người thiểu số về quốc tịch, sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ (1992)... là những công ước quốc tế, một nguồn cơ bản có tính pháp lý cao nhất của hệ thống pháp luật quốc tế về tôn giáo.

Với Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới (1948), lần đầu tiên, quyền con người bao hàm quyền tự do tôn giáo được tuyên bố rõ ràng ở tầm mức thế giới. Điều 18 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền ngày 10/12/1948 khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tơn giáo mình và tự do, hoặc một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, tại nơi cơng cộng hoặc riêng tư, thể hiện tín ngưỡng của mình bằng cách truyền giải, thực hành, thờ phụng và tuân thủ các nghi lễ”. Điều 18, Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị cũng tái khẳng định nguyên tắc:

“1. “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tơn giáo. Quyền

tự do này bao gồm tự do theo một tơn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tơn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách cơng khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo.

2. Không một ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa

chọn một tơn giáo hoặc tín ngưỡng.

3. Quyền tự do bày tỏ tơn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi

những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an tồn, trật tự cơng cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền tự do cơ bản của người khác.

4. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các

bậc cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện riêng của họ.”

Quy định về giới hạn của việc thực hiện quyền tự do tôn giáo được nêu tại khoản 3 của Công ước vừa là điều kiện để bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tôn giáo đồng thời khẳng định các quyền này phải phải trong khuôn khổ hiến định, luật định và truyền thống, bản sắc dân tộc. Các hoạt động tôn giáo “ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội” cũng cần được giới hạn, được luật hóa và làm rõ nội hàm trong các quy định của pháp luật, dựa trên nguyên tắc dân chủ và pháp quyền. Khoản 3, Điều 29 cũng nêu rõ “Trong bất cứ trường hợp nào, các quyền này và tự do cũng không được thực hiện ngược lại với các mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp quốc”.

Kể từ năm 1948, Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới trở thành khuôn mẫu cho việc thiết lập luật pháp ở nhiều quốc gia và khu vực, mặc dù sự khác biệt là không tránh khỏi. Các quyền đó về tự do tơn giáo nói trên đã được khẳng định rõ trong các bản Hiến pháp của Việt Nam từ khi lập nước đến nay.

Ở mỗi giai đoạn, luật pháp ở Việt Nam nói chung, luật pháp về tơn giáo nói riêng, là sản phẩm và ghi dấu thời đại sản sinh ra chúng. Từ góc độ pháp lý, trước hết, cần thấy lịch sử của luật pháp về tơn giáo gắn với q trình phát triển, kế thừa và điều chỉnh liên tục bởi các đạo luật nền tảng của luật pháp quốc gia, đó là Hiến pháp.

Lịch sử lập pháp Việt Nam ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo được khẳng định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên: Hiến pháp 1946 (Điều 10). Hiến pháp 1946 được nhiều chuyên gia đánh giá là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới, đã phản ánh đúng tinh thần pháp quyền trên tất cả các phương diện. Tuy nhiên, do hồn cảnh sau đó đất nước rơi vào một thời kỳ chiến tranh kéo dài, Hiến pháp 1946 chưa đi vào thực tế, song có ý nghĩa chính trị vơ cùng to lớn. Tiến trình luật pháp gần 70 năm qua cho thấy, các Hiến pháp của Việt Nam đã có sự kế thừa tư tưởng về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo mà Hiến pháp 1946 đề xuất [49].

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã khẳng định: Mọi cơng dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng (Điều 10) và “đồn kết tồn dân khơng phân biệt giống nịi, gái trai, giai cấp, tôn giáo”. Hiến pháp

1946 cho thấy giá trị thời đại khi hai năm sau (1948), trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, quyền tự do tôn giáo đã được ghi nhận tại Điều 18. Cho đến Hiến pháp 1959, quyền tự do tôn giáo tiếp tục được tái khẳng định và cụ thể hóa ở Điều 26: Cơng dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Trong bản Hiến pháp này, quyền tự do tôn giáo đã được mở rộng “theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Điều đó cho thấy tự do tơn giáo khơng chỉ là quyền theo tơn giáo mà cịn có cả quyền khơng theo tơn giáo. Quy định như vậy thể hiện một cách nhìn tồn diện và đầy đủ hơn những quan hệ xã hội; một mặt là sự mở rộng hơn, làm sâu sắc thêm quyền đó, mặt khác, là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền của những người khơng có đạo, phịng ngừa trường hợp có người vì những lý do nào đó có thể bị ép buộc theo một tơn giáo. Kế thừa và phát triển Hiến pháp 1946 và 1959, Điều 68 Hiến pháp 1980 ghi nhận: Cơng dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào; không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo tiếp tục được khẳng định. Tuy nhiên, Hiến pháp 1980 cịn quy định rõ: Khơng ai được lợi dụng tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Quy định này xuất phát từ bối cảnh lịch sử, đất nước khi đó mới thống nhất, tình hình kinh tế chính trị, xã hội phức tạp.

Ngày 15- 4- 1992, Hiến pháp 1992 được thông qua, đến năm 2001 được sửa đổi. Hiến pháp 1992 ra đời trong bối cảnh đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, vì vậy, vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo được hiến định với những sắc thái mới tại Điều 70 với các nội dung dưới đây.

Một là, khái niệm tín ngưỡng được đặt độc lập, bên cạnh khái niệm tơn giáo.

Như vậy, sự phân biệt vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo đã rõ ràng hơn, thể hiện một bước tiến của nhận thức về các hiện tượng tiêu biểu thuộc đời sống tâm linh; việc bổ sung, làm rõ hiện tượng tín ngưỡng bên cạnh tơn giáo như Hiến pháp 1992 là cần thiết, nó khơng chỉ mở rộng quyền cơng dân mà cịn thể hiện tính cơng bằng đối với xã hội từ phương diện chuẩn mực pháp lý.

Hai là, Hiến pháp 1992 đề cập đến sự bình đẳng trước pháp luật của các tơn

giáo, qua đó phản ánh thái độ dân chủ trong xây dựng luật pháp. Việt Nam có nhiều tơn giáo khác nhau, tồn tại đan xen. Song, về nguyên tắc, tất cả các tơn giáo đều

phải bình đẳng trong các mối quan hệ. Quy định về sự bình đẳng trước pháp luật của các tôn giáo ở nước ta trong Hiến pháp 1992 cịn là một yếu tố góp phần bảo đảm sự đồn kết tơn giáo, dân tộc. Quy định nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân là phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 cho rằng, quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo khơng phải là quyền tuyệt đối, tự do vô nguyên tắc. Điều 29 của Tuyên ngôn nêu rõ: khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự cơng nhận và tơn trọng thích đáng về đạo đức, trật tự cơng cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. Trong mọi trường hợp, việc thực hiện các quyền tự do này cũng không được trái với các mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

Ba là, Hiến pháp 1992 quy định “những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng, tơn giáo được pháp luật bảo hộ”. Quy định này thể hiện trách nhiệm cụ thể của Nhà nước với việc bảo đảm quyền của các tôn giáo trong thực tiễn.

Bốn là, Hiến pháp 1992 không chỉ dừng lại quy định: không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, mà cịn quy định: khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Quy định này thể hiện trách nhiệm tơn trọng, cách nhìn nhận thực tế về quyền tự do tơn giáo trong đời sống xã hội. Bởi vì, quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo chỉ được bảo đảm khi mọi người trong xã hội, dù có hay khơng có tín ngưỡng tơn giáo đều khơng được làm phương hại đến nó.

Gần đây và mới nhất, Hiến pháp 1992 sửa đổi 2013, tại Điều 24 quy định:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo một tôn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Về cơ bản, Điều 24 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013) đã kế thừa và phát triển Điều 70 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) song có hai điểm mới đáng lưu ý: Thứ

nhất: “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo”. Điều này

khẳng định lại thái độ, chính sách của Nhà nước đối với quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Coi đó là một nhu cầu và là một quyền tất yếu của người dân (nhân quyền), Nhà nước cần phải tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để họ thực hiện tốt nhất quyền đó. Thứ hai, đã có sự ghi nhận: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. “Mọi người” chứ không phải là “công dân”. Bản chất của vấn đề đã có sự thay đổi căn bản, điều đó thể hiện chính xác quyền con người đối với vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo là một quyền cơ bản của con người. Việc ghi nhận “mọi người” có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo thể hiện một tinh thần và quyết tâm hội nhập, có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, luật pháp điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo ở nước ta, nhìn từ các đạo luật gốc là một quá trình phát triển liên tục.

Xét theo cấu trúc hệ thống, sau Hiến pháp - đạo luật gốc, về cơ bản có 2 cấp độ - hai khơng gian pháp luật: Luật hoặc Bộ luật và các văn bản dưới luật.

Trong quá khứ, luật của nước ta được xây dựng trên một nguyên lý căn bản là phục vụ quản lý nhà nước, hầu hết các sáng kiến pháp luật, sáng kiến làm luật được đề xuất bởi cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Với tư cách là một “sáng kiến” thì đó là sáng kiến của nhà quản lý chứ không phải của xã hội. Trên thực tế, sự xem xét đến chiều hướng thuận cho đối tượng thụ hưởng là rất hạn chế. Không gian nền cơ bản của luật pháp chủ yếu vẫn là phục vụ quản lý nhà nước.

Tiếp theo, là các nghị định và thông tư hướng dẫn luật, nhưng không phải lúc nào cũng đồng bộ. Việc các cơ quan hành pháp giải thích và hướng dẫn thi hành

Một phần của tài liệu Đề tài : Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở việt nam (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w