Từ năm 1975 đến khi đổi mới là giai đoạn đất nước hồn tồn độc lập, thống nhất, non sơng thu về một mối. Điều đó có nghĩa các tổ chức tôn giáo ở hai miền khơng cịn bị chia cắt, có thể chung tay củng cố, xây dựng tơn giáo của mình trên khắp đất nước. Song thời kỳ 1975 đến 1990, thực sự là một giai đoạn gian nan của các tôn giáo miền Nam trên con đường hòa hợp, hòa giải đồng hành cùng dân tộc.
Hơn hai thập kỷ, giáo sĩ, giáo dân miền Nam sống trong tư tưởng “không thể đội trời chung với cộng sản” Linh mục Nguyễn Hồng Giáo giải thích “Sự kinh hồng của đa số người Cơng giáo trước tình hình có thể phải chung sống với cộng sản là hậu quả của chủ nghĩa chống cộng mù quáng và tiêu cực” [103, tr.230]. Tâm lý hoang mang, lo sợ, muốn ra đi của tu sĩ và giáo dân khiến các chức sắc Cơng giáo phải trấn an tín đồ, ra lời kêu gọi “hãy bình tĩnh, Ủy ban tu sĩ của địa phận kêu
gọi anh chị em ở lại vị trí và sẵn sàng tử vì đạo” [103, tr.220]. Mặc dù vậy, “trước ngày Sài Gịn giải phóng, chừng 100 linh mục, 400 tu sĩ nam nữ, 50.000 giáo dân đã bỏ chạy” [103, tr.230] và sau đó là “sự ra đi của chừng 150 linh mục, tu sĩ nam nữ thuộc nhiều quốc tịch ngoại quốc” [103, tr.231]. Tuy nhiên, tâm trạng của giáo dân miền Nam sớm được giải tỏa bởi chính sách tơn trọng tự do tơn giáo của chính quyền cách mạng. Ngày 5/5/1975 Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn Nguyễn Văn Bình ra Thư chung gửi giáo dân, xác định đường hướng của Giáo hội tại Sài Gòn: “ Hơn mọi lúc, giờ đây người Cơng giáo phải hịa mình vào nhịp sống của tồn dân, đi sâu vào lòng dân tộc. Thay vì để cho những tin đồn vơ căn cứ làm cho chúng ta hoảng hốt, hoang mang hay khép kín. Chúng ta phải hướng mình theo trào lưu lịch sử, phải có thái độ bình tĩnh, sáng suốt và tích cực trước tình thế mới,...” [117, tr.61-62]
Sau giải phóng, một số tơn giáo khác cũng có những biến động.
Đạo Tin Lành: Thời thuộc Pháp, Tin Lành không mấy phát triển. Nhưng sau này, Tin Lành dựa vào Mỹ nên có sự phát triển nhất định. Do tính đặc thù, ngay từ khi xuất hiện, Tin Lành đã có nhiều hệ phái. Ở miền Nam vào cuối 1974 đầu 1975 có “khoảng trên dưới 20 hệ phái hoạt động”. Hệ phái lớn nhất là Tổng liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam). Ở vào thời điểm đó, tổ chức này có “khoảng 195.000 tín đồ”, trong đó tín đồ là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên- nóc nhà Đơng Dương, địa bàn chiến lược – “chiếm khoảng 36%”. Đạo Tin Lành phát triển ở Tây Nguyên đã làm thay đổi cơ bản đời sống văn hóa, tín ngưỡng truyền thống nơi đây, xác lập một loại hình niềm tin mới, cơ cấu tổ chức xã hội trở nên mờ nhạt, một giai tầng mới gắn với quan hệ sản xuất tư bản được hình thành. Tin Lành ở Tây Nguyên có những hoạt động truyền giáo gắn với chính trị đặc biệt là Fulrơ đã làm cho “vấn đề Tin Lành ở Tây Nguyên” trở nên phức tạp, kéo theo đó là những nhận định và phương cách xử lý khác nhau.
Phật giáo: Vào thời điểm năm 1975, ở miền Bắc chỉ có một tổ chức là Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam thì Phật giáo ở miền Nam tồn tại nhiều tổ chức, hệ phái khác nhau. Năm 1981, khi Phật giáo tiến hành Đại hội thống nhất, có 9 hệ phái tập trung về thì miền Bắc có 1 cịn lại 8 tổ chức là của Phật giáo miền Nam. Ngồi 8 hệ phái nói trên, cịn có các tổ chức như Nha Tun úy Phật giáo, Gia đình Phật
tử, Đồn sinh viên Phật tử Sài Gịn. Vốn có truyền thống gắn bó với dân tộc nên Phật giáo ít có mặc cảm với chính quyền, sớm hịa nhập xây dựng đất nước. Tuy nhiên, sau này một số nhóm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hay một số tổ chức liên quan đến Phật giáo Nam tông Khơme ở miền Tây Nam Bộ cũng có nhiều hoạt động phức tạp.
Phật giáo Hịa Hảo: Là một tổ chức tơn giáo nhưng có những hoạt động chính trị, qn sự và trở thành một lực lượng xã hội quan trọng ở miền Tây Nam Bộ, đó là Đảng dân xã và lực lượng vũ trang. Sau giải phóng, mặc dù đảng tan rã nhưng nhân sự thì vẫn cịn tiếp tục hoạt động, gây nên sự phức tạp về chính trị ở các tỉnh Nam Bộ. Lực lượng vũ trang Hịa Hảo, sau ngày giải phóng vẫn cố thủ tại thánh địa Hòa hảo, đến ngày 7/5/1975 mới chịu đầu hàng cách mạng nhưng những hoạt động chống đối cá nhân thì vẫn tồn tại và tạo nên những phức tạp về an ninh, chính trị ở một số địa phương.
Sự biến động của các tôn giáo miền Nam ở thời gian này, đặc biệt là tính phức tạp trong chính trị của một số tôn giáo vừa là hệ quả của lịch sử, chịu sự tác động của chính sách, luật pháp về tơn giáo đồng thời tác động trở lại đối với chính sách về tơn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Sự thay đổi mau lẹ lịch sử của mùa xuân 1975 cũng khiến một số nhiệm vụ cách mạng đề ra trước đó trở nên lạc hậu. Ngày 1/4/1975, Chính phủ lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam cơng bố
Chính sách 10 điểm, tiên lượng sự thành công của cách mạng miền Nam, nêu
những vấn đề có tính ngun tắc nhưng mặt khác, đưa ra những quy định cụ thể, nhạy bén đối với tơn giáo ở vùng mới giải phóng.
Đát nước thống nhất, nhiệm vụ chính trị của cả nước thay đổi cơ bản đó là xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài do bị ảnh hưởng của một số nước theo mơ hình CNXH nên vấn đề tơn giáo, trong q khứ và đến giai đoạn này vẫn cịn có những khi bị xem xét dưới góc độ chính trị, mang “tình cảm cách mạng q trớn, những bệnh ấu trĩ tả khuynh". Sau này GS. Phạm Như Cương đã gọi sai lầm ấu trĩ đó là do “bệnh kiêu ngạo cộng sản”: “Những sai lầm, khuyết điểm của mơ hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ bao gồm cả những sai lầm trong việc thực hiện chính sách tơn
giáo, nổi lên là khuynh hướng muốn xố bỏ tơn giáo một cách nhanh chóng bằng các biện pháp hành chính và có khi bằng cả trấn áp bạo lực là một thứ chủ nghĩa vô thần cực đoan, thơ thiển. Những sai lầm đó khơng chỉ gây tổn thất cho đời sống tinh thần của xã hội mà còn dẫn đến ngưng đọng sự phát triển” [86, tr.78]. Sai lầm tả khuynh trong nhận thức về tôn giáo thể hiện ở nhận thức phiến diện quan điểm tơn giáo của chủ nghĩa Mác và coi đó là cơ sở lý luận và tư tưởng chỉ đạo công tác tôn giáo. GS. Đặng Nghiêm Vạn - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban tư vấn về tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói: “Thực tế đã hình thành trong tư tưởng cán bộ quan niệm rằng, phát triển tơn giáo là khơng có lợi cho cách mạng. Đó là do sự hiểu biết hạn hẹp của họ, chỉ xét tôn giáo qua những hành động tơn giáo phục vụ mục đích chính trị đơn thuần, nên đã vơ tình gây ra những đối lập không cần thiết giữa nhà nước và các tôn giáo. Do đấy dẫn đến thái độ họ khơng thấy vai trị tơn giáo trong đời sống xã hội, trên cả mặt văn hoá, đạo đức, tâm lý,… Thành kiến với tơn giáo dẫn đến thu hẹp nhu cầu chính đáng của các tín đồ tơn giáo, vi phạm ngay những điều nhà nước đề ra” [86, tr.119].
Năm 1976, Đảng tiến hành Đại hội IV và tiếp tục có những chỉ đạo về vấn đề tôn giáo tiếp tục “tơn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, tơn trọng quyền theo đạo hoặc không theo đạo của mọi công dân,...”. Ngày 11/11/1977, Chính phủ có Nghị quyết 297/NQ- CP về hoạt động tôn giáo được ban hành với nội dung kế thừa Sắc lệnh 234/SL và các văn bản pháp luật ban hành trước đó, đồng thời bổ sung một số nội dung mới. Nghị quyết đề cập đến sáu vấn đề trong quản lý tơn giáo, trong đó nêu rõ các cấp chính quyền phải bảo đảm tự do tơn giáo cho đồng bào có đạo, quan tâm tới việc tuyên truyền, giáo dục chức sắc tín đồ tơn giáo tích cực tham gia xây dựng đất nước sau chiến tranh, cảnh giác đấu tranh với việc kẻ địch lợi dụng tôn giáo chống phá thành quả cách mạng. Nghị quyết cũng đề cập đến yếu tố nước ngồi trong quan hệ của các tổ chức tơn giáo, thể hiện sự tôn trọng quan hệ quốc tế của các tôn giáo và khẳng định nguyên tắc chủ quyền quốc gia.
Ngày 01/10/1981, Ban Bí thư (khố V) ban hành Nghị quyết 40-NQ/TW, “Về công tác đối với các tơn giáo trong tình hình mới”. Nghị quyết 40 được coi là
dấu ấn cuối cùng trước Đổi mới về tơn giáo.
Tình hình mọi mặt của đất nước diễn ra hết sức phức tạp. Về kinh tế, là hậu quả của cuộc chiến để lại. Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư doanh ở miền Nam cũng gặp những sai lầm, làm triệt tiêu sức sản xuất vốn đã được hình thành. Cơ chế HTX nơng nghiệp lỗi thời, sản xuất công nghiệp bị cơ chế quan liêu, kế hoạch hóa kìm nén. nạn đói liên tục xảy ra. Tình hình khó khăn hơn khi Mỹ thực hiện chính sách cấm vận.
Về chính trị, trên trường quốc tế Việt Nam bị cô lập, chủ yếu do vấn đề Campuchia. Về an ninh quốc phòng, Mỹ thực hiện kế hoạch hậu chiến. Hai cuộc chiến thực sự ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, đều có bàn tay của Trung Quốc, để lại sự tổn thất và những bất ổn sâu sắc về kinh tế, chính trị- xã hội.
Về tơn giáo: Những hoạt động chống lại chính quyền bằng lợi dụng tơn giáo trở nên đa dạng. Trước tình hình nói trên, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đối sách bằng Nghị quyết 40 nói trên. Nghị quyết đã đề cập khá toàn diện chủ trương của Đảng đối với các tôn giáo, đồng thời cảnh giác trước âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá thành quả cách mạng ở Việt Nam.
Trước thời điểm ra Nghị quyết số 40-NQ/TW (1981), Ban Chấp hành Trung ương Đảng có Thơng tri số 136-TT-TW ngày 30/9/1981, về chủ trương thống nhất
các tổ chức Phật giáo để thành lập tổ chức chung Phật giáo cả nước, đã nêu: “Tổ chức Phật giáo cả nước được thành lập trên nguyên tắc: là một tổ chức mang tính chất xã hội, đại diện duy nhất cho Phật giáo Việt Nam; là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hoạt động tôn giáo gắn chặt với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp nhà nước, tổ chức gọn nhẹ, rộng rãi mang tính chất tượng trưng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức đó” [4].
Nghị quyết số 40- NQ/TW (01/10/1981) đã đặt ra những vấn đề cụ thể vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, tuy nhiên do hạn chế của nhận thức về tơn giáo lúc đó và trong hào quang của chiến thắng đế quốc Mỹ thống nhất đất nước, mặc dù Nghị quyết đã đề cập tới nhận thức tôn giáo song biểu hiện sự nóng vội trong cải tạo tơn giáo, mục tiêu Nghị quyết đặt ra “…giúp cho quần chúng dần dần thốt khỏi mê tín tơn giáo”. Việc “xiết lại” một số hoạt
động tôn giáo, trong bối cảnh ấy là có thể hiểu, là một việc làm tất yếu. Tư tưởng chỉ đạo trong Nghị quyết số 40-NQ/TW (1981) và Thông tri số 136-TT-TW (1981) là phù hợp trong bối cảnh lịch sử xã hội lúc ấy. Song đến nay, chúng ta thấy rõ tư tưởng đó là chủ quan, nóng vội trong giải quyết vấn đề tơn giáo. Thời điểm khi đó chưa nhận thức đúng, chưa hiểu hết tính phức tạp của tơn giáo, cịn nặng tính giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Đất nước vừa giành lại độc lập sau chiến tranh, vừa chiến thắng Mỹ, ý chí cách mạng và cảm giác chiến thắng còn rất mạnh, nên tư tưởng chỉ đạo vấn đề tơn giáo sớm mất dần trong q trình xây dựng CNXH như là “tất yếu”.
Tuy nhiên, ở thời điểm này 2 tổ chức tôn giáo lớn lại được thành lập. Năm 1980 là Hội đồng Giám mục Việt Nam, xác định đường hướng hoạt động của Giáo hội Cơng giáo Việt Nam là “Sống Phúc âm giữa lịng dân tộc, vì hạnh phúc đồng
bào” [45]. Năm 1981 thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động theo
đường hướng: “Đạo pháp - Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” [46. Lời nói đầu]. Trong giai đoạn sau những năm 80, thực tiễn xã hội với hoạt động tôn giáo ngày càng phức tạp đã từng bước làm thay đổi nhận thức của Đảng về tôn giáo. Thời kỳ này trong nước các thế lực mâu thuẫn với nhà nước cũng không ngừng dùng tôn giáo chống lại tiến trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Trên thế giới, Cơng đồn đoàn kết ra đời, chống phá quyết liệt chế độ XHCN ở Ba Lan, dẫn đến sự sụp đổ của mơ hình xã hội XHCN ở nước này và sau đó tiếp tục xảy ra ở Bungary, Tiệp
Khắc, Rumani, Hunggary, cuối cùng Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải thể vào cuối
năm 1991, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống các nước theo mơ hình XHCN ở Liên Xơ và Đơng Âu.
Thời gian này hoạt động tơn giáo ở Việt Nam có xu hướng trầm lắng. Công tác tôn giáo chủ yếu là dân vận với các hình thức với vận động, thuyết phục là chính. Ngồi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, các tổ chức tôn giáo khác như đạo: Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành, Islam giáo,... chưa được Nhà nước thừa nhận. Tuy vậy, khi đất nước được thống nhất đại đa số tín đồ các tơn giáo đều hy vọng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách tơn giáo và pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào xây dựng và phát triển đất nước.
Nhìn lại giai đoạn này có thể thấy những thay đổi nhận thức của Đảng về tôn giáo và được Nhà nước từng bước cụ thể hóa bằng chính sách pháp luật. Điều đó có thể thấy, bắt đầu với Nghị quyết 297-CP ngày 11/11/1977 về một số chính sách đối với tơn giáo của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được ban hành. Trong Hiến pháp 1980, vấn đề tơn giáo lại được khẳng định: Cơng dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Ngồi Nghị quyết 297- CP ngày 11/11/1977 và Hiến pháp 1980, các văn bản khác cũng có các quy định liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo như: Luật Bầu cử Quốc hội năm 1980; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981; Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1982; Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 1984; Bộ luật Hình sự năm 1985; Luật Hơn nhân và Gia đình năm 1986; Nghị định số 151/TTG ngày 14/01/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Ban Tơn giáo Chính phủ; Nghị định số 228/TTg ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành “Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam, thắng cảnh”; Quyết định số 83/BT ngày 29/12/1981 của Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng về việc cho phép thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo giai đoạn này ban hành không nhiều nhưng nội dung đã được bổ sung, điều chỉnh