.Nhận định thị trường phiên 25/11

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính chứng khoán: “ Tác động của chính sách tiền tệ mới ban hành ngày 25/11/2009 tới nền kinh tế, lĩnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán và đầu tư cổ phiếu” (Trang 34 - 44)

2.3.4 .Tác động của chính sách tiền tệ mới đến cổ phiếu

2.3.4.2 .Nhận định thị trường phiên 25/11

- Sau hai phiên giảm mạnh mà nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý thiếu vững vàng, thị trường đã hình thành nên mặt bằng giá “ chấp nhận được” đối với các nhà đầu tư giá trị. Bên cạnh đó, thị trường cịn được hỗ trợ bởi một số thơng tin tích cực. Dự kiến mức giải ngân ODA năm nay đạt 3 tỷ USD - mức cao nhất từ trước tới nay được các nhà tài trợ đánh giá cao và là điểm sáng của bức tranh kinh tế nước ta trong năm 2009. Nguồn vốn viện trợ nếu được đầu tư hợp lý sẽ giúp nền kinh tế khắc phục những khó khăn hiện tại và tạo đà phát triển trong tương lai.

-Ngày 25-11, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng lãi suất cơ bản và điều chỉnh chính sách tỉ giá, tăng lãi suất cơ bản lên 8%, tỷ giá liên ngân hàng tăng lên 17.961 VNĐ/USD và biên độ dao động giảm xuống +/-3%. Tâm lý bi quan của nhà đầu tư cho thấy, dường như nhiều người đang diễn giải tin này theo cách VNĐ mất giá so với USD, và có tín hiệu khơng ổn định về kinh tế vĩ mô. Trong trường hợp tâm lý như vậy, các phân tích cơ bản và kỹ thuật trong việc dự báo thường ít hiệu quả, vì vậy giá cổ phiếu đang rớt xuống thảm khốc.

-Ngồi ra, cuộc đua lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt. Sau khi tăng lên mức 10%/năm, lãi suất huy động VND đã được một số ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm xuống 9,99%. Lãi suất huy động USD cũng được tăng lên ở hầu hết các kỳ hạn, các nhà đầu tư cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận giữa các kênh đầu tư, dẫn tới một số nhà đầu tư cố phiếu đã bán tháo cổ phiếu của mình để đầu tư vào kênh ngoại tệ.

Mơn Tài chính chứng khốn GVHD: Th.S Trần Đình Uyên Giao dịch ngày 25/11: Cổ phiếu đồng loạt rớt giá, Vn-Index lùi về sát mốc 500. VN - Index cũng đã mất gần 45 điểm chỉ trong hai phiên giao dịch. Khi bình tâm trở lại, nhiều nhà đầu tư nhận ra đây là thơng tin hỗ trợ tích cực hơn là tiêu cực. Khi đó, chứng khốn mới tăng lại, nhà đầu tư mạnh tay mua cổ phiếu ngân hàng.

Thị trường chứng khoán giảm sâu từ tháng 10-2009 đến nay một phần cũng do nhà đầu tư quá nhạy cảm với các thơng tin có liên quan chính sách tiền tệ. Nhiều nhà đầu tư đã chọn giải pháp đứng ngồi quan sát. Các chính sách tiền tệ có ảnh hưởng bao trùm lên nền kinh tế nói chung và túi tiền của từng người dân nói riêng. Thị trường chứng khốn được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế nên những thay đổi của chính sách tiền tệ, dù lớn hay nhỏ, đều tác động đến chứng khoán. Trong khi lực bán tăng dần mà sức mua lại dè dặt và chỉ tập trung ở giá sàn khiến cả hai chỉ số sáng ngày 25/11/2009 đã giảm gần hết biên độ cho phép. Vn-Index phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ để lùi hẳn về 503,41 điểm.

-Thêm vào đó, Ủy ban chứng khốn Nhà Nước vừa có văn bản u cầu các cơng ty chứng khốn chấm dứt cho phép khách hàng bán chứng khoán trước ngày T+4, hoặc cho vay để bán, kể từ ngày 1/12, cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Bởi thời gian qua, một số công ty cho nhà đầu tư bán cổ phiếu ngày T+1, T+2, T+3 dù cổ phiếu chưa có đủ trong tài khoản tại thời điểm bán, hay cho ứng trước tiền bán trước 1-2 ngày, cho vay cổ phiếu để bán, tạo điều kiện hơn cho tính

Mơn Tài chính chứng khốn GVHD: Th.S Trần Đình Un

thanh khoản và giao dịch cổ phiếu nhưng có quyết định bằng văn bản này sẽ khiến cho việc đầu tư cổ phiếu minh bạch hơn nhưng sẽ

giảm tín thanh khoản và quay vịng của cổ phiếu. -Trong khi nhiều nhà đầu tư chọn giải pháp đứng ngồi thị trường, thì vẫn có một số người tranh thủ gom vào bắt đáy hoặc mua cho mục tiêu dài hạn. Thanh khoản do vậy cải thiện chút ít so với 3 phiên vừa qua, đạt 66,9 triệu chứng khoán, tương

đương 3.010 tỷ đồng. Song, cán cân cung cầu ngày 25/11/2009 vẫn nghiêng hẳn về bên bán.

Đây cũng là phiên đi xuống mạnh nhất của HNX-Index kể từ đầu tháng 11. Chỉ số sàn Hà Nội chỉ còn lại 164,87 điểm, thua 10,33 điểm (5,9%). Tổng khối lượng giao dịch tồn thị trường 23,4 triệu chứng khốn, ứng với 865 tỷ đồng.

Lúc 11h ngày 25/11/2009, UPCoM- Index vơi 1,72 điểm (2,79%), đạt 59,99 điểm. Thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết ghi nhận 95.935 cổ phiếu chuyển nhượng, trị giá 1,2 tỷ đồng. Ảnh hưởng từ khơng khí giao dịch trên hai sàn niêm yết, chỉ số UPCoM-Index tiếp tục giảm phiên thứ sáu liên tiếp, phá vỡ mốc 60 điểm với mức giảm 2,65 điểm (tương đương giảm 4,29%) đứng tại mức 59,06 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất của chỉ số này kể từ ngày chính thức giao dịch đến nay.

Mơn Tài chính chứng khốn GVHD: Th.S Trần Đình Uyên

Thanh khoản giảm mạnh so với phiên giao dịch liền trước. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 232.632 đơn vị, tương đương giá trị giao dịch là 2,9 tỷ đồng.

Sắc đỏ bao phủ tồn thị trường. Theo thống kê, chỉ có 5 mã tăng giá, trong khi có tới 11 mã giảm giá (3 mã giảm sàn) và 9 mã khơng có giao dịch nào. Khối các nhà đầu tư nước ngồi khơng có hoạt động bán ra và chỉ thực hiện mua vào 5.500 cổ phiếu HIG.

Thị trường vẫn còn được hỗ trợ khi nhà đầu tư nước ngồi vẫn cịn có lịng tin tham gia thị trường với phiên giao dịch mua ròng mạnh nhất của họ trong một thời gian dài.

– Ngoài ra, việc lãi suất cơ bản tăng sẽ làm tăng mức trần lãi cho vay lên 12%/năm, sau khi đã bị hạn chế ở mức 10,5%.

Điều này sẽ giúp ngân hàng giải tỏa những khó khăn trong huy động vốn, đồng thời nâng cao tỷ lệ chênh lệch lãi suất, góp phần củng cố lợi nhuận của khối ngân hàng. Do đó, cổ phiếu của ngành ngân hàng có thể trở nên hấp dẫn hơn và góp phần hỗ trợ cho thị trường ngày 26/11.

Mơn Tài chính chứng khốn GVHD: Th.S Trần Đình Un

Phần 3. Đề xuất của nhóm về các giải pháp đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới

Nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu dần ổn định và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tốc độ tăng trưởng GDP còn thấp; tình trạng nhập siêu và thâm hụt cán cân thanh toán chậm được cải thiện; mức thâm hụt ngân sách cao; lạm phát có nguy cơ tăng do giá cả một số mặt hàng nhất là nguyên nhiên liệu đầu vào đang tăng và sẽ tiếp tục tăng khi kinh tế hồi phục.

Về lĩnh vực tài chính tiền tệ, cuộc đua lãi suất của các NHTM đang có xu hướng nóng dần lên, một số NHTM bắt đầu gặp khó khăn về thanh khoản; tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu “nóng”; tình trang khan hiếm ngoại tệ chưa được giải quyết triệt để, tỷ giá ngoại tệ còn diễn biến phức tạp. Như vậy, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đã tạm qua giai đoạn suy giảm và đang bắt đầu hồi phục với khơng ít khó khăn và nhiều nguy cơ địi hỏi phải những nhà hoạch định chính sách tiền tệ phải đối mặt để ngăn chặn.

Điều tiết mức cung tiền là nội dung cơ bản và cũng là quan trọng nhất của chính sách tiền tệ. Thơng qua các cơng cự khác nhau như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, … NHNN tác động điều tiết mức cung tiền nhằm ổn định tiền tệ, tác động vào nên kinh tế hướng đến các mục tiêu kinh tế vĩ mơ. Vai trị to lớn và ngày càng rõ rệt của các cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ là thực tế hồn tồn khơng thể phủ nhận. Từ giác độ sinh viên ngành Ngân hàng, nhóm chúng tơi xin được nêu ra một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, nên tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản như thời gian qua.

Trong thời gian qua, lãi suất cơ bản đã thực sự trở thành công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ, chỉ báo nhạy bén của thị trường tiền tệ. Mỗi thay đổi của công cụ này đã gần như ngay lập tức có tác động điều tiết rõ rệt đối với thị trường.

Tính đến thời điểm hiện nay đã là hơn 6 tháng NHNN giữ lãi suất cơ bản ở mức 7%. Điều này một mặt cho thấy sự ổn định của thị trường tiện tệ. Mặt khác, mức lãi suất thấp có tác dụng tích cực trong kích thích đầu tư, giảm khó khăn cho

Mơn Tài chính chứng khốn GVHD: Th.S Trần Đình Uyên

các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô – yếu tố rất cần thiết trong giai đoạn “hậu suy thối”. Vì vậy, lãi suất cơ bản nên tiếp tục giữ ổn định ở mức như hiện nay.

Thứ hai, nên xem xét thu hẹp phạm vi hỗ trợ lãi suất, tiến tới dừng thực hiện hỗ trợ lãi suất.

Gần đây NHNN đang có hướng hạn chế dần mức cung tiền với các biện pháp: khống chế tăng trưởng dư nợ tín dụng của các NHTM Nhà nước, giảm lãi suất DTBB (xuống còn 1,2% từ 17/07/09), giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn từ 40% xuống cịn 30% (Thơng tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009).

Trước hết phải nói rằng, hạn chế mức cung tiền trong thời điểm hiện nay là một động thái đúng đắn khi tín dụng có xu hướng tăng nóng và cần thiết để ngăn chặn nguy cơ lạm phát. Áp lực tăng giá trong năm 2009 có thể cịn thấp nhưng chắc chắn sang năm 2010 sẽ lớn hơn do các nền kinh tế bắt đầu phục hồi, nhu cầu đầu vào lớn đẩy giá cả của nguyên nhiên liệu tăng cao.

NHNN nên xem xét đề xuất với Chính Phủ giảm dần, tiến tới ngừng hỗ trợ lãi suất. Tiếp tục duy trì hỗ trợ lãi suất một mặt sẽ tạo sức ép gia tăng lạm phát, mặt khác có thể dẫn đến việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả gây tác động không tốt cho nền kinh tế và hệ lụy xấu cho các NHTM. Dừng hỗ trợ lãi suất cũng sẽ trực tiếp giảm áp lực bội chi ngân sách, giảm áp lực lạm phát.

Tính đến hết tháng 7 năm 2009, tổng dư nợ tín dụng của tồn hệ thống đã tăng 22,76% so với cuối năm 2008. Thời gian qua, dư nợ tín dụng tăng mạnh khơng thể nói là khơng có lý do từ hiệu ứng của chính sách “hỗ trợ lãi suất”. Từ nay đến hết năm, nếu dừng hỗ trợ lãi suất, dư nợ tín dụng vẫn có thể tăng 28-30%.

Trong cơn bão khủng hoảng tài chính thời gian qua, các NHTM Việt Nam vẫn trụ vững nhờ đảm bảo tính an tồn trong hoạt động. An tồn hoạt động của các NHTM là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính an tồn của hệ thống, đảm bảo an toàn tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, thời gian tới các NHTM cần đặc biệt chú trọng để duy trì an tồn hoạt động mà một trong các biện pháp là phải

Mơn Tài chính chứng khốn GVHD: Th.S Trần Đình Uyên

đảm bảo sự cân đối cần thiết theo kỳ hạn còn lại của các khoản mục tài sản và công nợ, đảm bảo tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của NHNN.

Thứ ba, các NHTM cần phối hợp chặt chẽ và tăng cường đồng thuận.

Mỗi NHTM có một mục tiêu, chiến lược hoạt động riêng. Các NHTM là đối thủ cạnh tranh của nhau nhưng cũng đồng thời là đồng minh của nhau trong những “trận tuyến chung”: chống lạm phát, chống suy giảm kinh tế, … Và sự tương hỗ, phối hợp hành động giữa các NHTM với nhau trong những giai đoạn khó khăn chung là hết sức cần thiết và quan trọng. Vai trò của Hiệp Hội Ngân hàng trong việc tăng cường sự phối hợp và đồng thuận của các NHTM cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Việc đồng thuận trong huy động vốn đặc biệt là ngoại tệ sẽ tạo thuận lợi cho cả nền kinh tế và phù hợp với mặt bằng thế giới. Đồng thuận trong áp dụng tỷ giá mua bán ngoại tệ sẽ làm giảm áp lực căng thẳng về ngoại tệ.

Thứ tư, nên tăng cường cơ chế thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ.

Thực tế cho thấy, những biến động của thị trường tiền tệ, đặc biệt là diễn biến tỷ giá ngoại tệ chịu sự tác động khá lớn của yếu tố tâm lý. Vì vậy, thời gian tới NHNN cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin đại chúng, định hướng dư luận, … Nên xem xét chủ động và định kỳ công bố thông tin về dự trữ ngoại hối như các quốc gia khác vẫn làm.

Thứ năm, cần tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm các sai phạm trong việc thực hiện các quy định liên quan đến chính sách tiền tệ: vi phạm về biên độ tỷ giá, về trần lãi suất, trong cho vay hỗ trợ lãi suất, vi phạm của các đại lý thu đổi ngoại tệ, …

Thời gian qua công tác này đã được NHNN hết sức chú trọng. Tuy nhiên để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các NHTM và đặc biệt là để các cơng cụ của chính sách tiền tệ thực sự phát huy tác dụng tích cực, cần phải xiết chặt hơn các chế tài đi đôi với tăng cường cơng tác

Mơn Tài chính chứng khốn GVHD: Th.S Trần Đình Uyên

kiểm tra của các cơ quan chức năng cũng như phát huy cơ chế giám sát chéo, cơ chế giám sát của cộng đồng, công luận, …

Nền kinh tế thế giới đang vượt qua suy thoái và dần hồi phục. Kinh tế Việt Nam cũng đang bước vào thời kỳ “hậu suy giảm”. Với những công cụ hữu hiệu và sự điều hành linh hoạt của NHNN, chắc chắn chính sách tiền tệ sẽ là động lực tạo đà thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi và tiếp tục phát triển bền vững.

Mơn Tài chính chứng khốn GVHD: Th.S Trần Đình Uyên

KẾT LUẬN

Cần khẳng định rằng, lạm phát ở Việt Nam hiện nay diễn ra trong bối cảnh kinh tế phát triển theo hướng hội nhập. Hiện tượng này có thể được coi như một diễn tiến tích cực, nhằm xác lập lại mặt bằng giá mới, mặt bằng kinh tế mới, thiết chế kinh tế mới, gia cố thêm nền móng cho sự phát triển bền vững trong xu thế tồn cầu hóa của thời hậu khủng hoảng.

Hệ thống các giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát đang diễn biến đã có hiệu lực. Với những tác động của ngoại lực và nội lực hiện hữu, cộng thêm các giải pháp toàn diện và đồng bộ trong điều hành kinh tế vĩ mơ, chắc chắn lạm phát có thể được kiểm sốt. Trên cơ sở đó, triển vọng mới sẽ mở ra cho kinh tế Việt Nam vững bước dấn sâu vào con đường hội nhập.

Mơn Tài chính chứng khốn GVHD: Th.S Trần Đình Uyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần thêm trợ lực cho gói kích cầu, Đỗ Đình Sơn, TBKTSG online 2. Economics third eddition – David Begg

3. Phối hợp giữa CSTK và CSTT, TS. Lê Quang Cường

4. Một số bài viết tại Hội thảo khoa học “Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam năm 2009”

5. Sự cần thiết phối hợp CSTK và CSTT ở Việt Nam trong giai đoạn tới, Nguyễn Thị Thu,Vụ CSTT, NHNN.

6. Một số bài viết khác trên http://vneconomy.vn ; http://saga.vn; http://www.fetp.edu.vn và tham khảo một số bài viết khác.

7. Trích từ hội thảo “Vai trị chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm” ngày 28/8/2009 tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Mơn Tài chính chứng khốn GVHD: Th.S Trần Đình Uyên

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính chứng khoán: “ Tác động của chính sách tiền tệ mới ban hành ngày 25/11/2009 tới nền kinh tế, lĩnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán và đầu tư cổ phiếu” (Trang 34 - 44)