Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Một số nhận định
Giống lai là giống chủ đạo trong trồng rừng bạch đàn ở nhiều nước trên thế giới. Lai giống giữa các loài bạch đàn kết hợp với chọn lọc cây trội trong tổ hợp lai và nhân giống sinh dưỡng đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.
Tại Việt Nam,nghiên cứu lai giống giữa các lồi bạch đàn, trong đó có Bạch đàn urơ và Bạch đàn pellita đã được thực hiện một cách khá bài bản và kết quả đã tạo ra được nhiều giống mới (UP) có năng suất, chất lượng cao, một số giống đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia. Với khả năng sinh trưởng nhanh, thân thẳng, tỉa cành tự nhiên tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, tính chất gỗ tốt. Đây là các giống lai đóng vai trò quan trọng trong trồng rừng ở nước ta.
Tuy nhiên, một số giống Bạch đàn lai mới chọn tạo và đã được công nhận chỉ được trồng ở quy mơ thí nghiệm, được cơng nhận cho một số vùng sinh thái hay lập địa cụ thể, việc khảo nghiệm mở rộng ở quy mô lớn hơn, điều kiện lập địa và sinh thái khác là rất cần thiết, nhằm đánh giá năng suất, chất lượng, tính chất gỗ của các giống và công nhận mở rộng vùng trồng cho các giống này.
Bên cạnh đó, nhằm bổ sung thơng tin cho việc hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cho các giống Bạch đàn lai mới, việc tiến hành thí nghiệm áp dụng các biện pháp quản lý lập địa nhằm duy trì, nâng cao độ phì đất và năng suất rừng trồng; thí nghiệm áp dụng các cơng thức bón phân để tìm ra cơng thức bón phân tối ưu nhất cho trồng rừng thâm canh Bạch đàn lai cũng cần được thực hiện.
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU