Đánh giá tính chất gỗ của các dòng Bạch đàn lai trong khảo nghiệm mở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây của bạch đàn lai UP (eucalyptus urophylla x e pellita) tại yên bình, yên bái và hữu lũng, lạng sơn (Trang 48 - 53)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá tính chất gỗ của các dòng Bạch đàn lai trong khảo nghiệm mở

mở rộng tại Hữu Lũng, Lạng Sơn

Bạch đàn lai được coi là một trong những lồi cây trồng rừng chính ở Việt Nam để sản xuất bột giấy, ván dăm và gỗ trụ mỏ, với luân kỳ kinh doanh từ 6 đến 8 năm. Các nghiên cứu về cải thiện giống cho loài cây này đã được tiến hành và đạt được những kết quả rất triển vọng, giai đoạn 2011 - 2015 trong khuân khổ các đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất

lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ lực”“Nghiên cứu chọn tạo giống Bạch đàn lai mới giữa Bạch đàn pellita và các loài bạch đàn khác” từ kết quả khảo nghiệm các tổ hợp lai, Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã tiến hành chọn lọc các cá thể lai tốt nhất trong các khảo nghiệm giống lai và khảo nghiệm dịng vơ tính nhằm chọn lọc ra những dịng vơ tính có sinh trưởng tốt nhất cho trồng rừng. Kết quả đã đề nghị công nhận giống mới cho các dịng vơ tính UP35, UP54, UP72, UP95, UP97, UP99, UP164, UP223, UP171, UP138, UP180, UP153, UP190, UP153, UP236, PB7, PB48, PB55, UP68BB, UP69BB, UP75BB (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2015; Nguyễn Đức Kiên và cộng sự, 2015).Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới đánh giá về khả năng sinh trưởng mà chưa có nhiều đánh giá về các tính chất gỗ như khối lượng riêng của gỗ.

Khối lượng riêng gỗ là một chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu đánh giá tính chất gỗ. Có thể thấy rằng, để đáp ứng nhu cầu cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp chếbiến bột giấy, ván ép, ván ghép thanh và gỗ xẻ thì việc chọn lọc các dịng, các gia đình có khối lượng riêng gỗ cao là đặc biệt có ý nghĩa. Khối lượng riêng gỗ cao hay thấp góp phần đáng kể quyết định giá thành của sản phẩm, điều này đồng nghĩa với việc thu nhập của người tham

gia trồng rừng sẽ được cải thiện. Khối lượng riêng của gỗ có liên quan chặt chẽ với độ cứng và tính chịu lực của cây (Zobel và Jacksson ,1995).

Xác định khối lượng riêng của gỗ cho những khảo nghiệm giống với nhiều gia đình, dịng và cá thể sẽrất tốn kém về thời gian và kinh phí. Do đó, sử dụng Pilodyn để đánh giá nhanh khối lượng riêng của gỗ là một trong những phương pháp rất hiệu quả và có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu chọn tạo giống cây rừng. Tuy nhiên, một điều cần được lưu ý khi ta tiến hành đánh giá theo chỉ tiêu này là, chỉ số pilodyn thấp thì khối lượng riêng gỗ cao và ngược lại.

Nghiên cứu của Mai Trung Kiên, 2014 đã chỉ ra rằng, khối lượng riêng gỗ có tương quan âm và chặt so với chỉ số pilodyn (r = -0,80 đến -0,92), có tương quan yếu với các chỉ tiêu sinh trưởng; vì vậy, có thể dùng pilodyn để xác định nhanh tỷ trọng gỗ ở mức độ gia đình và dịng vơ tính. Một số dịng vừa sinh trưởng tốt đồng thời có tỷ trọng gỗ cao; ngồi ra, một số dịng sinh trưởng kém đồng thời có tỷ trọng gỗ thấp; một số dịng sinh trưởng tốt nhưng tỷ trọng cao và ngược lại. Đối với một số dịng Bạch đàn urơ có sự khác nhau về trị số pilodyn và tỷ trọng gỗ, trị số pilodyn biến động trong khoảng 9,7 - 17,6 mm tùy địa điểm.

Trong khuôn khổ của đề tài chỉ tiến hành đo đếm số liệu và đánh giá chỉ số pilodyn cho khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn lai tại Hữu Lũng, Lạng Sơn ở giai đoạn 36 tháng tuổi. Trong khảo nghiệm này, đề tài đã tiến hành đo chỉ số pilodyncủa tồn bộ các cây thuộc 15 cơng thức thí nghiệm.

Hình 3.3. Thu thập số liệu pilodyl tại Hữu Lũng, Lạng Sơn

Kết quả đánh giá chỉ tiêu pilodyn của các dịng vơ tính Bạch đàn lai trong khảo nghiệm tại Hữu Lũng, Lạng Sơn ở giai đoạn 36 tháng tuổi được thể hiện ở bảng 3.5 cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các dịng Bạch đàn lai về chỉ tiêu này (Fpr < 0,001).

Bảng 3.5. Chỉsố pilodyn của các dịng vơ tính Bạch đàn lai ở giai đoạn 36 tháng tuổi tại Hữu Lũng, Lạng Sơn

TT Dòng Pilodyn (mm) V (dm3) TLS (%) TB V% TB V% 1 UP164 11,8 7,9 56,3 9,9 74,0 2 UP171 12,3 8,2 53,0 10,5 76,0 3 UP54 12,9 11,1 56,7 9,8 79,1 4 UP223 13,1 8,9 65,0 10,0 70,4 5 UP35 13,4 13,5 61,4 10,4 74,0

TT Dòng Pilodyn (mm) V (dm3) TLS (%) TB V% TB V% 6 PB55 14,0 10,5 35,0 16,2 61,7 7 UP95 14,2 12,1 42,9 12,4 73,5 8 PB48 14,2 12,7 39,1 14,0 77,0 9 DH32-29 14,6 13,1 47,1 12,1 78,6 10 UP97 14,6 7,4 45,6 12,5 74,0 11 PB7 14,8 10,8 38,1 14,5 73,0 12 UP99 14,9 12,3 40,4 13,2 72,4 13 UP72 15,0 11,0 38,0 14,4 73,0 14 U6 16,5 12,4 38,7 14,9 65,8 15 PN14 16,7 11,9 25,4 20,0 57,1 TB 14,2 45,5 72,0 Fpr <0,001 <0,001 0,719 Lsd 1,9 15,4 20,1

Chỉ số pilodyn của các dòng Bạch đàn lai trong khảo nghiệm dao động từ 11,83 – 16,68 mm. Từ kết quả phân tích thống kê cho thấy sai khác có ý nghĩa thống kê nhỏ nhất (Lsd = 1,865), nhóm các dịng Bạch đàn lai có chỉ số pilodyn thấp trong khảo nghiệm bao gồm các dòng UP164, UP171, UP54 , UP223 và UP35 (trung bình từ 11,83 - 13,35 mm), các giống đối chứng U6 và PN14 có chỉ số pilodyn cao nhất trong khảo nghiệm với chỉ số pilodyn từ 16,52 - 16,58.

Giống Bạch đàn DH32-29 có sinh trưởng ở mức khá tốt, tuy nhiên chỉ số pilodyn lại tương đối cao đạt giá trị là 14,55. Như vậy, tương ứng với đó là khối lượng riêng gỗ ở mức thấp, bước đầu cho thấy giống này có thể phù hợp với lựa chọn làm gỗ nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến như ván dăm, ván bóc.

Bảng 3.6. Chỉsố pilodyn và năngsuất các dịng vơ tính Bạch đàn lai giai đoạn 36 tháng tuổi tại HữuLũng, Lạng Sơn

STT Dòng Pi Năng suất (m3/ha/năm) Tb V% 1 UP164 11,8 7,9 23,1 2 UP171 12,3 8,2 22,3 3 UP54 12,9 11,1 24,8 4 UP223 13,1 8,9 25,3 5 UP35 13,4 13,5 25,1 6 PB55 14,0 10,5 12,0 7 UP95 14,2 12,1 17,5 8 PB48 14,2 12,7 16,7 9 DH32-29 14,6 13,1 20,5 10 UP97 14,6 7,4 18,7 11 PB7 14,8 10,8 15,4 12 UP99 14,9 12,3 16,2 13 UP72 15,0 11,0 15,4 14 U6 16,5 12,4 14,1 15 PN14 16,7 11,9 8,0 Tb 14,190 18,3 Fpr <0.001 Lsd 1,865

Như kết quả đánh giá ở trên, trong khảo nghiệm tại Hữu Lũng, Lạng Sơn (giai đoạn 36 tháng tuổi) có năng suất từ 8 – 25,3 m3/ha/năm, năng suất trung bình tồn khảo nghiệm là 18,3 m3/ha/năm.

Đánh giá tổng hợp chỉ tiêu pilodyn và năng suất cho thấy rằng các dịng nằm trong nhóm có năng suất cao như UP164, UP171, UP54, UP223, UP35 (năng suất đạt từ 22,3 – 25,3 m3/ha/năm) thì đồng thời cũng có chỉ số pilodyl thấp nhất toàn khảo nghiệm (đạt từ 11,8 – 13,4). Kết quả bước đầu cho thấy tại khảo nghiệm dịng vơ tính ở Hữu Lũng, Lạng Sơn giai đoạn 36 tháng tuổi cho thấy các dịng có năng suất cao thì cũng có tỷ trọng gỗ tốt. Đây là cơ sở để chọn lọc các giống có sinh trưởng tốt đồng thời có tỷ trọng gỗ cao.

Như vậy từ các kết quả đánh giá nêu trên có thể thấy rằng, nhóm các dịng Bạch đàn lai UP164, UP171, UP54 , UP223 và UP35 trong khảo nghiệm mở rộng tại Hữu Lũng, Lạng Sơn khơng những có sinh trưởng nhanh, chất lượng thân cây tốt, năng suất cao mà cịn có khối lượng riêng gỗ cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây của bạch đàn lai UP (eucalyptus urophylla x e pellita) tại yên bình, yên bái và hữu lũng, lạng sơn (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)